Tiểu Luận Nhận thức về nhân cách người cha của trẻ chưa thành niên phạm pháp trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Nhận thức về nhân cách người cha của trẻ chưa thành niên phạm pháp trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình


    Abstract. Nghiên cứu các vấn đề lý luận và phương pháp luận về nhận thức khái niệm
    nhận thức, trẻ vị thành niên phạm pháp (khái niệm, các đặc điểm tâm sinh lý ). Nghiên
    cứu nhận thức của trẻ trong trường giáo dưỡng về nhân cách người cha và các yếu tố ảnh
    hưởng tại Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đưa ra một
    số gợi ý đối với nhà trường giáo dưỡng, gia đình và đối với các em học sinh trường giáo
    dưỡng về việc giáo dục trẻ chưa thành niên phạm pháp.



    Content.
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    - Trong những năm gần đây tình hình phạm pháp hình sự nói chung có nhiều diễn biến phức tạp.
    Trước tình hình chung đó tội phạm của người chưa thành niên cũng không tách khỏi quy luật
    chung của tội phạm hình sự. Diễn biến về tội phạm của người chưa thành niên trong những năm
    qua cũng hết sức phức tạp, tăng cả số lượng, tính chất và mức độ nghiêm trọng.
    - Trong mỗi gia đình, hình ảnh người cha, người mẹ có tác động mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm
    nguyện vọng, suy nghĩ của trẻ, đặc biệt là người cha với nhân cách và phẩm chất của mình có tác
    động rất lớn. Quyền uy chỉ có ở người cha là một cơ chế giúp trẻ tự điều chỉnh hành động của
    mình.
    - Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều cá nhân và tổ chức xã hội quan tâm nghiên cứu đến vấn đề gia
    đình của trẻ phạm tội, tuy nhiên các nghiên cứu về sự nhìn nhận của trẻ về nhân cách ng ười cha
    còn chưa được nghiên cứu nhiều. Trong khi đó, nhận thức của trẻ về nhân cách người cha hết sức
    có ý nghĩa bởi đây là yếu tố quyết định mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách toàn
    diện của trẻ, là cơ sở định hướng cho những hành động của trẻ.
    2.Mục đích nghiên cứu
    2
    Tìm hiểu nhận thức về nhân cách người cha và các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhận thức về nhân
    cách người cha của trẻ trong tr ường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
    - Nghiên cứu các vấn đề lý luận và phương pháp luận về nhận thức khái niệm nhận thức, trẻ vị
    thành niên phạm pháp (khái niệm, các đặc điểm tâm sinh lý ) làm công cụ cho quá trình nghiên
    cứu.
    - Nghiên cứu nhận thức của trẻ trong trường giáo dưỡng về nhân cách người cha và các yếu tố
    ảnh hưởng
    - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đưa ra một số gợi ý về việc giáo dục trẻ chưa thành niên phạm
    pháp.
    4. Đối tượng nghiên cứu
    Nhận thức về nhân cách người cha của trẻ trong trường giáo dưỡng.
    5. Khách thể nghiên cứu
    - Trẻ em phạm pháp (độ tuổi 12 – 18 tuổi trong trường giáo dưỡng).
    6. Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung: Nghiên cứu nhận thức về nhân cách ng ười cha của trẻ em trong tr ường giáo
    dưỡng ở ba mặt:
    + Về đạo đức
    + Về mặt tình cảm
    + Về mặt ý chí, uy quyền.
    - Về khách thể nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu trẻ phạm pháp đang sống và học tập trong
    trường giáo dưỡng số 02 Ninh Bình.
    7. Giả thuyết khoa học
    - Nhận thức về nhân cách của người cha của trẻ có nhiều nét thiếu tích cực. Nhận thức này có
    ảnh hưởng đến lòng yêu quí, kính trọng của trẻ dành cho cha và ảnh h ưởng một phần đến hành
    động phạm tội của trẻ.
    - Nhận thức về nhân cách người cha của trẻ trong tr ường giáo dưỡng số 02 Ninh Bình có chịu
    ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố: thái độ của các thành viên trong gia đình đối với người cha, thái
    độ của những người xung quanh đối với người cha, hoàn cảnh gia đình, mức độ tình cảm mà người
    cha thể hiện với trẻ.
    8. Phương pháp nghiên cứu.
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu
    - Phương pháp điều tra bằng bằng hỏi:
    - Phương pháp trắc nghiệm
    - Phương pháp phỏng vấn sâu:
    3
    - Phương pháp xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 16.0
    - Phương pháp hoàn thiện câu
    Chương 1. Cơ sở lý luận của đề đề tài
    1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề
    1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
    Vấn đề trẻ em phạm tội với những đặc trưng tâm lý, nhân cách đã được nhiều tác giả quan tâm
    nghiên cứu. Theo David P.Farrington (1996), tính hiếu động và tính hay bốc đồng là những nét tính
    cách quan trọng nhất của trẻ giúp cho việc phán đoán khả năng phạm tội sau này. Ông đã tiến hành
    điều tra tại Thụy Điển cho thấy, các em học sinh bị giáo viên nhận xét là hiếu động ở độ tuổi 13 thì
    thường phạm các tội có sử dụng bạo lực cho đến độ tuổi 26 . Ngoài ra ông còn tiến hành nghiên
    cứu trí tuệ của trẻ chưa thành niên phạm tội. Cuộc điều tra ở Thụy Điển cho thấy, trẻ được kiểm tra
    nếu thiểu năng trí tuệ lúc 3 tuổi thì sẽ có nguy cơ phạm tội cao cho tới độ tuổi 30. Nghiên cứu ở
    Cambridge cho thấy trẻ có điểm IQ nhỏ hơn 90 trong độ tuổi từ 8 -10 tuổi có tỷ lệ phạm tội cao gấp
    đôi các em khác.
    Dựa trên kết quả nghiên cứu của mình, nhà tâm lý học tội phạm người Nga A.I Đongova đã
    đưa ra nhận định rằng, những người chưa thành niên phạm tội thường c ó tính phô trương, khoe
    khoang, trưng bày phẩm chất tiêu cực thiếu lành mạnh của mình, làm ra vẻ anh hùng rơm Chúng
    thường thỏa hiệp với những nét tính cách của mình như: Sống không có lý tưởng, hoài bão, dễ chịu
    ảnh hưởng tiêu cực từ những người khác, th iếu tính điềm đạm, bình tĩnh mà chỉ quen ăn chơi, đàn g
    điếm, lười biếng, nghiện
    Theo các nhà tâm lý tội phạm Nga, ở người chưa thành niên phạm tội cũng như những người
    chưa thành niên bình thường thì các quan điểm pháp luật , nhận thức pháp luật kh ông được hình
    thành hoặc bị lệch lạc. Điều này tạo khả năng phát sinh hành vi không phù hợp với các qui định
    của pháp luật.
    Môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách
    của người chưa thành niên nói chung và người chưa thành niên có hành vi phạm tội nói riêng. Qua
    các nghiên cứu cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn người chưa thành niên đến việc thực hiện
    những hành vi phạm tội. Đó là nguyên nhân từ phía gia đình và nhóm bạn bè vẫn được xem là hai
    yếu tố có ảnh hưởng lớn đối với hành vi phạm tội của người chưa thành niên. Tiêu biểu cho quan
    điểm này phải kể đến các tác giả như V.M Koromosikov, Margot Prior (2000), Rutter Giller (1983)
    và Sarnecki (1985).
    1.1.2. Các nghiên cứu trẻ em phạm tội ở Việt Nam
    Tác giả Phạm Minh Đức (1981) đã tiến hành nghiên cứu 265 học sinh có hành vi
    lệch chuẩn ở độ tuổi từ 10 -17, học tại hai trường phổ thông công - nông nghiệp. Theo tác
    giả các em học sinh phạm pháp nói chung phát triển bình thường về mặt trí tuệ nhưng do
    động cơ học tập bị suy thoái, nhu cầu nhận thức thấp, nhu cầu tầm thường khác cao nên
    dẫn đến hành vi phạm tội của các em.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...