Thạc Sĩ Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài


    1.1. Về lý luận:
    Khi đối diện với những sự vật, hiện tượng, con người luôn tìm cách
    trả lời câu hỏi “đó là cái gì”. Bất kỳ một hiện tượng mới nào cũng đều
    làm con người quan tâm và lý giải theo một cách thức nào đó. Khi con
    người nhận thức rõ ràng về một vấn đề, về một sự kiện nào đó, con người
    sẽ có thái độ phù hợp và đúng mực. Từ nhận thức và thái độ đúng đó,
    con người sẽ có hành vi tương thích. Nghiên cứu nhận thức và thái độ
    của một cá nhân hay của một cộng đồng về một vấn đề nào đó sẽ giúp
    chủ thể nghiên cứu có cái nhìn rõ ràng hơn về đối tượng nghiên cứu.
    Người công nhân trong giai đoạn mới đang được tiếp cận với nhiều
    khuynh hướng tác động khác nhau, nếu nhận thức được hình thành nhanh
    chóng dựa trên những yêu cầu khách quan và thái độ của người lao động
    được xác lập một cách đúng đắn về các khuynh hướng mới thì người lao
    động sẽ tự tin và hăng hái hơn khi đối diện với các khuynh hướng ấy. Tư
    vấn tâm lý trong doanh nghiệp là một dạng tương tác mới có thể làm
    người lao động đón nhận hoặc phản đối tùy thuộc vào nhận thức của họ
    như thế nào. Nhận thức đúng về tư vấn tâm lý sẽ làm người lao động dễ
    dàng hình thành thói quen tư vấn tâm lý, xem tư vấn như một dịch vụ
    bình thường có thể mang lại cho họ nhiều điều bổ ích.

    1.2. Về thực tiễn:
    - Nhiều nghiên cứu về tư vấn tâm lý đã được thực hiện trên nhiều
    mức độ và qui mô khác nhau, trong đó có công trình “Nghiên cứu thực
    trạng tham vấn tâm lý tại TP. HCM” do nhóm của Thạc sĩ Đỗ Văn Bình
    và tiến sĩ Trần Thị Giòng thực hiện năm 2003. Kết quả của nghiên cứu
    này cho thấy hiện nay nhu cầu tư vấn tâm lý đã có chiều hướng tăng lên,

    mỗi trung tâm tư vấn tâm lý bình thường có khoảng 360 đến 650 thân
    chủ/tuần.
    - Đối với mỗi cá nhân, khi xã hội phát triển, cuộc sống ở các đô thị
    lớn càng trở nên sôi động, với các hình thức sinh hoạt đa dạng, trong
    những “căn nhà ống” đa chức năng, với sự bùng nổ thông tin và các dịch
    vụ ảo hình thành mạnh mẽ, khả năng làm việc của con người được phát
    huy tối đa mà có rất ít thời gian bồi dưỡng sức lao động để tái sản xuất
    thì nguy cơ bị hội chứng stress, nhiễu tâm, rối loạn tâm thần ngày càng
    tăng cao. Cơn lốc của nền kinh tế thị trường “đổ bộ” vào mọi ngõ ngách,
    len lỏi trong mỗi gia đình đã tạo ra những cú sốc cho các quan hệ. Riêng
    mỗi gia đình, với những giá trị truyền thống bị biến đổi, đã ảnh hưởng
    nghiêm trọng đến nhân cách, nhận thức, lối sống giữa các thế hệ trong
    gia đình. Xung đột nảy sinh, làm tắc nghẽn các giao lưu tình cảm ở gia
    đình, tiêu biểu nhất là xung đột vợ - chồng, xung đột cha mẹ - con cái,
    làm nảy sinh nhiều vấn đề về mặt tâm lý, xã hội mà quan trọng nhất là
    vấn đề hình thành nhân cách con người.
    - Đối với các doanh nghiệp, từ khi Nhà nước mở cửa, thu hút đầu tư
    nước ngoài, Luật Doanh nghiệp ra đời làm cho nền kinh tế thị trường
    phát triển, kéo theo sự phát triển vũ bão của các doanh nghiệp: từ doanh
    nghiệp nhà nước, công ty liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn và cả
    các công ty nước ngoài. Cả nước hiện có hơn 208.000 doanh nghiệp, là
    một bức tranh sinh động về sức bật kinh tế của Việt Nam. Nước ta đang
    trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi từ
    nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Quá trình
    chuyển đổi đó đã tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển
    mạnh mẽ, đem lại những thay đổi đáng kể trong đời sống vật chất, tinh
    thần của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, nền kinh tế

    thị trường cũng bộc lộ những mặt trái của nó, gây nên những khó khăn,
    thách thức lớn cho sự phát triển xã hội. Cơ chế thị trường dẫn đến sự
    phân hoá xã hội, đặc biệt về mặt thu nhập, tạo ra sự chênh lệch giữa giàu
    nghèo, tệ nạn xã hội, thất nghiệp ngày càng gia tăng, sự du nhập các
    luồng văn hóa không lành mạnh làm thay đổi không ít những quan niệm,
    chuẩn mực trong xã hội và làm lung lay các giá trị đạo đức, truyền thống
    tốt đẹp, Tất cả đều góp phần tạo nên mâu thuẫn, xung đột và tác động
    tiêu cực đến đời sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Vì vậy, tư vấn
    là một loại hình dịch vụ đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại.
    Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội và con người Việt
    Nam, với những thói quen sống, đặc điểm tâm lý của một nền kinh tế
    nông nghiệp lạc hậu, đã xây dựng một mối quan hệ hạn hẹp, co cụm sau
    lũy tre làng, nền kinh tế bao cấp trì trệ và nặng hành chánh, bệnh thành
    tích, cùng biết bao những lề thói trong hành xử, trong văn hóa, phong
    cách sống và cả những kỹ năng làm việc
    Sự khác biệt giữa môi trường làm việc đầy năng động, sáng tạo, luôn
    biến ảo và thay đổi với một bên là sự trì trệ, bảo thủ và cục bộ về cơ cấu
    tổ chức, thói quen làm việc, đặc tính tâm lý đã làm cho mỗi cá nhân
    trong tổ chức doanh nghiệp phải đối đầu với một thực tế như là “cú sốc
    tương lai”.
    Người ta chưa quen làm việc dưới áp lực cao, làm việc theo nhóm,
    theo dự án, chưa quen làm việc theo những nguyên tắc dây chuyền,
    chuyên môn hóa cao. Vì vậy, con người nhanh chóng mệt mỏi, căng
    thẳng, vi phạm những nguyên tắc an toàn lao động, tác phong làm việc
    không chuyên nghiệp, ứng xử không phù hợp, không có kỹ năng. Con
    người cảm thấy bị stress, và như thế, hàng loạt những vấn đề mâu thuẫn
    trong đội ngũ nhân sự ở các doanh nghiệp đã xảy ra. Đó là một vấn đề

    gây tổn thất lớn cho các doanh nghiệp, cho sự phát triển và hội nhập của
    doanh nghiệp Việt Nam với thế giới.
    Qua nghiên cứu thực trạng về nhu cầu tư vấn tâm lý và chăm sóc đời
    sống tinh thần cho người lao động do Hội Tâm lý Thành phố phối hợp
    với Công ty Hồn Việt thực hiện tháng 3-2006, khảo sát trên 531 người
    lao động và 28 nhà doanh nghiệp cho thấy:
    + Trong 531 người lao động có 253 người (chiếm 48%) cho rằng vai
    trò của nhà tâm lý trong doanh nghiệp là rất cần thiết và 234 người
    (chiếm 44%) cho là cần thiết.
    + Trong 28 nhà doanh nghiệp có 9 người (chiếm 32%) cho là rất cần
    thiết và 16 người (chiếm 57%) cho là cần thiết.
    Xuất phát từ những vấn đề nóng bỏng trước thực tế trên, muốn tìm
    hiểu người lao động hiện nay có suy nghĩ như thế nào về dịch vụ tư vấn,
    họ có sẵn sàng đón nhận dịch vụ tư vấn chưa, người nghiên cứu chọn
    hướng nghiên cứu với đề tài: “Nhận thức và thái độ của người lao động
    về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp”

    2. Mục đích nghiên cứu

    - Giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có cơ sở để hình thành các quyết
    định, các phương pháp chăm sóc tinh thần cho người lao động.
    - Thực hiện áp dụng mở rộng các hình thức tư vấn tâm lý cho người
    lao động ở các doanh nghiệp.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Làm rõ một số vấn đề về lý luận nhận thức, thái độ của người lao
    động trên những mức độ nhất định.
    - Làm rõ khái niệm tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp.
    - Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ của người lao động về tư
    vấn tâm lý trong doanh nghiệp.

    - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và hình thành
    thái độ tích cực để người lao động ủng hộ việc thực hiện tư vấn tâm lý
    trong doanh nghiệp, các biện pháp phát triển tư vấn tâm lý trong doanh
    nghiệp.

    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    4.1. Khách thể nghiên cứu:


    - 239 người lao động làm việc tại các doanh nghiệp (175 nghiên cứu
    thực trạng, 64 thực nghiệm)
    - 80 nhà quản lý các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh (20
    nghiên cứu thực trạng, và 60 thực nghiệm)

    4.2. Đối tượng nghiên cứu:

    Nhận thức và thái độ của người lao động về nội dung, hình thức tư
    vấn tâm lý trong doanh nghiệp.

    5. Phương pháp nghiên cứu

    5.1. Phương pháp luận:


    - Phương pháp tiếp cận hệ thống, logic
    - Phương pháp tiếp cận lịch sử

    5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

    - Nghiên cứu tài liệu
    - Điều tra bằng An-ket
    - Phỏng vấn
    - Thử nghiệm tư vấn trong doanh nghiệp để so sánh sự khác biệt giữa
    nhận thức, thái độ của người lao động trước và sau khi được thụ hưởng
    dịch vụ tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
    - Toán thống kê

    6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

    6.1. Giới hạn:
    Nghiên cứu nhận thức và thái độ của người lao động về công việc tư
    vấn tâm lý như một dịch vụ không chuyên tại các doanh nghiệp.

    6.2. Phạm vi: Nghiên cứu trên địa bàn TP. HCM.

    7. Giả thuyết nghiên cứu

    7.1. Người lao động tại các doanh nghiệp có nhận thức và thái độ chưa rõ
    ràng về tư vấn tâm lý, họ chỉ mới biết đơn giản, chưa hiểu rõ về dịch vụ
    này.

    7.2. Sau khi tổ chức dịch vụ tư vấn tâm lý ở doanh nghiệp, nhận thức và
    thái độ của người lao động về dịch vụ này có thay đổi theo hướng tích
    cực.

    8. Cấu trúc của luận văn

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương.
    - Chương 1: Cơ sở lý luận
    - Chương 2: Giới thiệu cách thức tổ chức và nghiên cứu nhận thức và
    thái độ của người lao động về tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
    - Chương 3: Thực trạng nhận thức và thái độ của người lao động về tư
    vấn tâm lý trong doanh nghiệp


    [​IMG]




     
Đang tải...