Báo Cáo Nhận thức của sinh viên về rác thải

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: PHẦN DẪN NHẬP
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    xã hội càng phát triển thì kéo theo đó là sự phát triển của con người và các vấn đề của xã hội như tệ nạn, ô nhiễm môi trường Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường là một vấn đề đang nhận đựơc sự quan tâm của toàn xã hội.
    Ô nhiễm môi trường sẽ kéo theo đó là sự biến đổi khí hậu, điều này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người không chỉ thế hệ chúng ta mà còn cả thế hệ mai sau.
    Khí hậu biến đổi một cách trầm trọng như vậy là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là rác thải, con người xả rác một cách “vô tội vạ” gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến khí hậu. Dự báo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị đến năm 2010 là vào khoảng 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm.
    [http: // www. eqe. edu. vn].
    Để ngăn chặn được sự gia tăng của rác thải là một điều không thể, nhưng để hạn chế được vấn đề này thì chúng ta phải có những bước đi thật hiệu quả để thay đổi ngay từ trong ý thức của các thế hệ. Thế hệ mà chúng tôi muốn tìm hiểu là sinh viên. Đây là thế hệ mà có ảnh hưởng trên mọi vấn đề đến các thế hệ khác từ suy nghĩ, lối sống, hành động, việc làm.

    II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1. Mục tiêu tổng quát
    - Tìm hiểu thực trạng rác thải tại 4 trường: Đại học Văn Hiến, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ, Đại học Giao Thông Vận Tải, Đại học Tôn Đức Thắng hiện nay.
    - Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh rác thải.
    2. Mục tiêu cụ thể
    - Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến việc xả rác của sinh viên.
    - Tìm hiểu ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của sinh viên như thế nào.
    - Tìm hiểu ý thức của sinh viên về vấn đề rác thải.
    3. Mục đích nghiên cứu.
    Kết quả nghiên cứu phục vụ cho ban lãnh đạo của các trường Đại học, giúp nhà trường có những nhìn nhận và ra những quy định đúng đắn về việc xả rác, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

    III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    Đề tài cố gắng phân tích và làm rõ những vấn đề sau:
    - Thực trạng thác thải hiện nay tại 4 trường: Đại học Văn Hiến, Đại học Giao Thông Vận Tải, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ, Đại học Tôn Đức Thắng.
    - Nhận thức của sinh viên về vấn đề ý thức và xả rác của sinh viên.
    - Các tác tố: lối sống, văn hóa, hoạt động kinh tế, vị trí địa lý tác động như thế nào đến thực trạng rác thải tại các trường Đại học hiện nay.
    - Ảnh hưởng của môi trường đến cuộc sống của sinh viên.

    IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
    1. Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề rác thải tại 4 trường: Đại học Văn Hiến, Đại học Kỹ thuật Công Nghệ, Đại học Giao Thông Vận Tải, Đại học Tôn Đức Thắng hiện nay.
    2. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên, cán bộ Đoàn viên và nhân viên vệ sinh của 4 trường: Đại học Văn Hiến, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ, Đại học Giao Thông Vận Tải, Đại học Tôn Đức Thắng.

    V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng rác thải hiện nay tại 4 trường: Đại học Văn Hiến, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ, Đại học Giao Thông Vận Tải, Đại học Tôn Đức Thắng.
    - Do hạn chế về nhân lực và tài lực, đặc biệt là thời gian và kinh phí phục vụ cho đề tài nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên tổng số mẫu là 120.

    VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP THÔNG TIN
    1. Phương pháp chung:
    Phương pháp chung chủ yếu dùng để phân tích thông tin này là phương pháp quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, so sánh. Đồng thời kết hợp với các phương pháp như: mô tả, giải thích, so sánh đối chiếu và quan sát.
    2. Các phương pháp cụ thể:
    2.1.Phương pháp chọn mẫu: Do đặc điểm của khách thể nghiên cứu là sinh viên nên đề tài này chúng tôi tiến hành chọn mẫu thuận tiện.
    2.2. Phương pháp thu thập thông tin.
    2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin sẵn có: Đây là phương pháp thu thập thông tin qua các tài liệu như: sách, báo, tạp chí, internet .
    2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin định lượng: Thu thập thông tin qua các cuộc phỏng vấn bằng phiếu thăm dò ý kiến. Đây là bản hỏi cấu
    trúc dùng cho phỏng vấn cá nhân. Đây là phương pháp thu thập thông tin chính yếu của đề tài.

    2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin định tính:
    - Tiến hành phỏng vấn sâu với một số sinh viên, cán bộ đoàn và nhân viên vệ sinh của đơn vị trường.
    - Tiến hành quan sát không tham dự các khách thể nghiên cứu của đề tài
    2.2.4. Phương pháp xử lý thông tin:
    - Các thông tin định lượng được thu từ bảng Anket qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp được xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS.
    - Dựa trên những tư liệu thu thập được từ các sách, báo, tạp chí Chúng tôi có trích dẫn những ý và số liệu có liên quan từ các tư liệu trên để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
    - Tiến hành gỡ băng, gom lại theo ý các câu hỏi được phỏng vấn sâu và đưa vào bài.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Vũ Quang Hà, 2002, Lý thuyết xã hội học: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
    2. Nguyễn Thị Oanh, 2008, Nhận diện quan niệm hiện đại của sinh viên hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh và các yếu tố ảnh hưởng: Luận văn tốt nghiệp khoa xã hội Học, Trường Đại học Văn Hiến
    3. Nhóm sinh viên trường Đại học Khoa Học xã hội và Nhân Văn, 2009, vấn đề rác thải quanh khu vực bệnh viện Chợ Rẫy: bài tập cuối khóa.
    4. Thời báo Tuổi Trẻ ngày 23 – 29/3/2010.
    5. Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, 1995: Nhà xuất bản Đà Nẳng, trang 953.
    6. VI LêNin – Toàn tập, 1981, tập 29: Nhà xuất bản tiến bộ, trang 179
    Internet
     

    Các file đính kèm:

    • 1-.rar
      Kích thước:
      57.6 KB
      Xem:
      0
Đang tải...