Thạc Sĩ Nhận thức của sinh viên trường đại học tiền giang về sức khỏe sinh sản

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Nhận thức của sinh viên trường đại học tiền giang về sức khỏe sinh sản

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài


    Sự phát triển của thanh thiếu niên luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Việt Nam.
    Bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, số thanh thiếu niên ở nước ta hiện nay ở độ tuổi
    14–25 là nhóm đông nhất (chiếm khỏang 24,5 phần trăm (%) dân số – theo số liệu Tổng
    điều tra dân số năm 1999). Vì thanh thiếu niên đặc biệt là thanh niên sinh viên có tiềm năng
    to lớn quyết định sự lớn mạnh và thịnh vượng của đất nước nên việc việc nắm được những
    vấn đề cốt lõi trong sự phát triển của họ là hết sức quan trọng.
    Giáo dục SKSS là vấn đề hết sức mới mẻ, lý thú, tế nhị, nhạy cảm thu hút sự quan tâm
    của nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới các vấn đề về SKSS trở thành vấn
    đề nổi cộm ở nhiều nước. Hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 15 triệu trẻ em gái từ 15
    đến 19 tuổi sinh con, chiếm 10% tổng số trẻ em sinh ra trên tòan thế giới. Trong số các
    trường hợp mắc các bệnh lây qua quan hệ tình dục cứ 20 người mắc bệnh thì có 1 người ở
    lứa tuổi vị thành niên và 1/2 trong tổng số các trường hợp nhiễm HIV/AIDS là những người
    dưới tuổi 25. Ở Việt Nam hiện nay, cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến SKSS
    vị thành niên . Tình trạng nạo, phá thai ở lứa tuổi vị thành niên và thanh niên ngày một gia
    tăng.
    Ở Việt Nam, kể từ Hội nghị Quốc tế “Dân số và phát triển”, hàng loạt các cuộc nghiên
    cứu về SKSS đã được thực hiện. Hướng nghiên cứu SKSS ở nhóm dân số trẻ (15–24 tuổi)
    cũng mới thực sự được quan tâm và phat triển trong thời gian gần đây. Trong đó, các công
    trình nghiên cứu về nhận thức sức khỏe sinh sản của sinh viên đại học nhất là ở khối ngành
    sư phạm cũng còn ở giai đoạn khởi đầu. Đây là việc làm cần thiết để chuẩn bị cho sinh viên
    đương đầu với những vấn đề của cuộc sống liên quan đến SKSS của họ. Thêm nữa, sự hiểu
    biết thiếu đầy đủ, đúng đắn về SKSS có thể đẩy các sinh viên vào nguy cơ tình dục không
    lành mạnh, không an toàn; có thể đẩy các bạn gái vào nguy cơ có thai ngoài ý muốn hoặc
    mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS . Nhận thức của lớp trẻ trong
    khu vực về các vấn đề SKSS bao gồm tình dục, chức năng sinh sản, các biện pháp tránh
    thai, quan hệ tình dục an toàn còn nhiều hạn chế. “Ở Việt Nam, theo thống kê có 40%
    thanh thiếu niên cho biết rằng họ không hiểu gì về các biện pháp tránh thai” [5,tr.12]. Sự
    thiếu hiểu biết chung về quá trình sinh sản và bản năng sinh dục của con người cùng với
    quan hệ tình dục trước hôn nhân có xu hướng ngày một tăng khiến lớp trẻ phải đối mặt với
    các nguy cơ nói trên.
    Cung cấp thông tin và giáo dục SKSS hay giáo dục sức khỏe tình dục có thể giúp cho
    lớp trẻ tự khám phá các quan điểm, tiêu chuẩn và sự lựa chọn riêng đồng thời nâng cao kiến
    thức và hiểu biết về vấn đề SKSS. Điều đó giúp cho lớp trẻ có một cuộc sống lành mạnh và
    hạnh phúc, ngăn ngừa những nguy cơ nói trên và nâng cao đời sống và SKSS sau này. Do
    đó, có thể nói việc nhận thức về SKSS có tác động sâu rộng và lâu dài với thái độ và hành vi
    của sinh viên.
    Sinh viên đại học Tiền Giang tương lai sẽ trở thành kỹ sư, giáo viên, cán bộ công chức có
    trình độ cao. Do đó, nhận thức, hành vi của họ không những có tác dụng với cuộc sống của
    chính họ mà với sinh viên khối ngành sư phạm còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh của họ sau
    này. Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho sinh viên nhất là sinh viên khối ngành sư
    phạm thiết nghĩ là việc làm cần thiết nhằm giúp cho họ có một cuộc sống lành mạnh, hạnh
    phúc, ngăn ngừa các nguy cơ nói trên và nâng cao được đời sống và sức khỏe sau này cho nhiều
    thế hệ.
    Để thực hiện được điều đó, bên cạnh sự tác động, phối hợp .của các lực lượng giáo
    dục trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các sinh viên, sự nhận thức của chính
    sinh viên để trên cơ sở đó có hành động phù hợp về vấn đề sức khỏe sinh sản không những
    đem lại hiệu quả thiết thực trong nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân, gia đình và
    xã hội mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc trang bị kiến thức cho các em học sinh ở các
    nhà trường phổ thông về vấn đề này.
    Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đó chính là lý do để bản thân chọn đề tài "Nhận
    thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về sức khỏe sinh sản” – vấn đề mà bấy
    lâu nay bản thân rất tâm đắc khi tham gia giảng dạy bộ môn tâm lý học-giáo dục học ở
    trường sư phạm, tham gia chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học cơ
    sở cũng như khi cộng tác tại trung tâm tư vấn dân số gia đình trẻ em trong tư vấn sức khỏe
    sinh sản vị thành niên và thanh niên cho thanh thiếu niên ở địa phương. Hy vọng qua việc
    nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp bản thân tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm của mình
    trong công tác tại đơn vị cũng như thực hiện tốt hơn vai trò của cộng tác viên tại trung tâm
    tư vấn.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Tiền Giang về sức khỏe
    sinh sản; từ đó đề xuất một số biện pháp cụ thể góp phần nâng cao nhận thức về SKSS cho
    sinh viên.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    3.1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu

    3.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS

    3.3. Đề xuất một số biện pháp cơ bản góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên
    trường đại học Tiền Giang về SKSS

    4. Giới hạn đề tài

    4.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài này chỉ nghiên cứu mức độ nhận thức
    của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS

    4.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu chủ yếu ở đối tượng là sinh
    viên đại học với số lượng là 332 sinh vin thuộc khoa sư phạm, khoa cơ bản thuộc năm thứ
    nhất.

    4.3. Giới hạn về không gian nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu sinh viên thuộc hệ
    đào tạo chính quy, học tại cơ sở chính và cơ sở 1 của trường.

    5. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

    5.1. Khách thể nghiên cứu

    Hoạt động giáo dục SKSS cho sinh viên hệ đại học chính quy thuộc khoa sư phạm
    và khoa cơ bản năm thứ nhất trường đại học Tiền Giang.

    5.2. Đối tượng nghiên cứu

    Nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS.

    6. Giả thuyết khoa học

    - Nhận thức của sinh viên hệ đại học chính quy trường đại học Tiền Giang còn chưa
    đầy đủ ở các nội dung cơ bản của SKSS và có sự khác nhau giữa sinh viên ngành sư phạm
    (SVSP) và sinh viên ngành ngoài sư phạm (SVNSP).
    - Có thể nâng cao nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS bằng
    việc cung cấp thông tin, kiến thức giáo dục giới tính, giáo dục dân số, giáo dục SKSS và
    phát huy tính tích cực nhận thức của sinh viên trong tiếp cận SKSS.
    7. Phương pháp nghiên cứu

    Căn cứ vào mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã lựa chọn và sử
    dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

    7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

    Nghiên cứu các tài liệu có liên quan về SKSS
    để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.

    7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

    7.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu câu hỏi: Xác định thực trạng nhận
    thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS. Đây là phương pháp nghiên cứu chính
    mà tác giả sử dụng trong thực hiện luận văn.

    7.2.1.1. Mục đích khảo sát
    Khảo sát thực trạng về mức độ nhận thức của SV đại học Tiền Giang về SKSS
    ở hai khoa Sư phạm và khoa Cơ bản. Kết quả khảo sát sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp
    nhằm nâng cao nhận thức về SKSS của SV.

    7.2.1.2. Nội dung khảo sát
    Khảo sát hướng vào các nội dung cơ bản của SKSS gắn với đối tượng thanh
    niên SV:
    - Khái niệm SKSS, giới tính;
    - Tình bạn, tình yêu, hôn nhân, luật hôn nhân;
    - Tình dục;
    - Nạo phá thai và các con đường nhiễm bệnh LTQĐTD;
    Bên cạnh đó còn khảo sát:
    - Đánh giá của SV về nhận thức SKSS
    - Nguyên nhân ảnh hưởng đến nhận thức của SV về SKSS.
    - Mức độ ảnh hưởng của các nguồn thông tin giúp SV có hiểu biết về SKSS.
    - Các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về SKSS của SV
    Cấu trúc bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng dựa vào các nội dung cơ bản về
    SKSS tập trung vào việc biết, hiểu và vận dụng của SV. Trong đó có các câu hỏi là các tình
    huống giả định để tìm hiểu khả năng vận dụng kiến thức về SKSS của SV.

    7.2.1.3. Đối tượng khảo sát
    Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của SV trường đại học Tiền Gang về
    SKSS, chúng tôi thực hiện khảo sát trên toàn bộ SV hệ đại học chính quy thuộc năm thứ I ở
    hai khoa Sư phạm và khoa Cơ bản (Vì trường đại học Tiền Giang mới tuyển sinh đại học từ
    năm học 2006 – 2007), gồm SV của 5 lớp: ToánA, ToánB, Ngữ văn (thuộc khoa Sư phạm)
    và Quản trị Kinh doanh, Tài chánh Kế toán (thuộc khoa Cơ bản).
    - Tổng số phiếu phát ra: 360 phiếu
    - Tổng số phiếu thu vào: 332 phiếu
    - Số phiếu hợp lệ là 332 phiếu và được phân bố như sau:

    Lớp Nam Nữ Tổng cộng
    Đại học ToánA 18 21 39
    Đại học ToánB 18 22 40
    Đại học Ngữ văn 10 28 38
    Đại học Quản trị kinh doanh 40 32 72
    Đại học Tài chánh Kế toán 34 109 143
    Cộng 120 212 332
    Với số phiếu phân bố như trên thì:
    Sinh viên ngành sư phạm (SVSP) có: 117 phiếu
    Trong đó: Nam sinh viên có: 46 phiếu
    Nữ sinh viên có: 71 phiếu
    Sinh viên ngành ngoài sư phạm (SVNSP): 215 phiếu
    Trong đó: Nam sinh viên có: 74 phiếu
    Nữ sinh viên có: 141 phiếu
    Đồng thời chúng tôi cũng khảo sát trong đối tượng cán bộ giáo viên (CBGV)
    của trường với số lượng 47 người là cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm
    ở các phòng, khoa trung tâm của trường đề làm rõ hơn nhận thức của SV về SKSS.

    7.2.1.4. Thời gian và địa bàn khảo sát
    Khảo sát nhận thức của SV đại học Tiền Giang được tiến hành từ tháng 10 năm
    2006, thực hiện trên 5 lớp SV đại học chính quy thuộc khoa Sư phạm và khoa Cơ bản tại cơ
    sở chính và cơ sở 1 của trường.

    7.2.1.5. Xử lý kết quả khảo sát
    Phân tích số liệu qua khảo sát được thực hiện bằng chương trình SPSS 11.5 của
    Windows để tính tần số, tỉ lệ phần trăm, để đưa ra nhận xét và bàn luận, đặc biệt là thực
    trạng nhận thức về SKSS của SVSP và SVNSP.

    7.2.2. Phương pháp trò chuyện: Hỗ trợ cho phương pháp điều tra bằng phiếu câu
    hỏi trong việc làm rõ thực trạng nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về
    SKSS.

    7.2.3. Phương pháp quan sát: Hỗ trợ cho phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi
    trong việc nắm thực trạng nhận thức của sinh viên khoa Sư phạm và khoa Cơ bản về SKSS.

    7.2.4. Phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả điều tra được.

     
Đang tải...