Luận Văn Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    Trang.
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
    1. Lý do chọn đề tài
    2. Mục đích nghiên cứu

    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    3.2. Khách thể nghiên cứu
    4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
    4.2. Khách thể nghiên cứu
    5. Phương pháp nghiên cứu
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1. Nhận thức
    1.1.1. Nhận thức là gì?
    1.1.2. Các giai đoạn nhận thức
    1.1.3. Vài nét về đặc điểm nhận thức của sinh viên
    1.2. Ma túy
    1.2.1. Khái niệm về ma túy
    1.2.2. Nguồn gốc của các chất ma tuý
    1.2.3. Phân loại ma tuý
    1.2.4. Một số chất ma tuý thường gặp
    1.2.5. Tác hại của ma tuý
    1.2.6. Khái niệm nghiện ma tuý
    1.2.7. Một số biểu hiện của người nghiện ma tuý và dấu hiệu nhận biết người nghiện ma tuý
    1.2.8. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý
    1.2.9. Biện pháp phòng, chống ma túy
    1.3. Nhận thức về vấn đề ma tuý
    1.3.1. Nhận thức về khái niệm ma tuý
    1.3.2. Nhận thức về tác hại của ma tuý
    1.3.3. Nhận thức về dấu hiệu nhận biết người nghiện ma tuý
    1.3.4. Nhận thức về nguyên nhân gây nghiện ma tuý
    1.3.5. Nhận thức về các biện pháp phòng, chống ma tuý


    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN VỀ VẤN ĐỀ MA TUÝ
    2.1. Vài nét về khách thể điều tra
    2.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về vấn đề ma tuý
    2.2.1. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về sự cần thiết phải hiểu biết về ma tuý
    2.2.2. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về khái niệm ma tuý
    2.2.3. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về các chất ma tuý
    2.2.4. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về tác hại của ma túy
    2.2.5. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về những dấu hiệu nhận biết người nghiện ma tuý
    2.2.6. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý
    2.2.7. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về các biện pháp phòng, tránh ma tuý.
    2.3. Các nguồn thông tin giúp sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN có hiểu biết về ma tuý

    KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
    1. Kết luận
    2. Ý kiến đề xuất
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    TẬP HÌNH ẢNH MỘT SỐ CHẤT MA TÚY THƯỜNG GẶP















    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong hơn 20 năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam cùng với sự nỗ lực to lớn của toàn dân, công cuộc đổi mới đất nước đã được thực hiện thành công và đem lại cho đất nước một bộ mặt mới, đó là: Kinh tế, văn hoá, xã hội đạt được nhiều thành tựu to lớn.
    Bên cạnh những mặt tích cực đó, nền kinh tế thị trường còn chứa đựng nhiều mặt trái và làm nảy sinh hàng loạt những vấn đề xã hội phức tạp, gây khó khăn, cản trở cho đất nước về mọi mặt.
    Một trong những vấn đề xã hội khiến nhiều người quan tâm và đáng lo ngại nhất hiện nay là tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma tuý nói riêng. Ma tuý xâm nhập vào tất cả các quốc gia trên thế giới, trở thành hiểm hoạ của xã hội, đe doạ sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
    Các tổ chức chính quyền, cơ quan, đoàn thể xã hội đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn sự gia tăng của tệ nạn ma tuý. Đầu năm 1990, cộng đồng quốc tế đã triển khai “Cuộc chiến chống đại dịch ma tuý trên toàn cầu” nhưng tệ nạn ma tuý vẫn tăng mạnh theo từng năm. Nhiều nước ở phương Tây đã trải qua thời kỳ “đại dịch tiêm chích ma tuý” trong những năm cuối thập kỷ 60 và kéo dài tới thập kỷ 80, 90 của thế kỷ XX.
    Tại Việt Nam, ma tuý cũng là vấn đề gây nhức nhối toàn xã hội và đang thâm nhập vào thế hệ trẻ theo chiều hướng gia tăng.
    Đến cuối năm 2009, cả nước có tới 146.000 người nghiện ma tuý, trong đó có 70 % người nghiện ma tuý trong độ tuổi thanh niên (http://phapluattp.vn/, truy cập ngày 20 / 11 / 2010). Người ta đã sử dụng cụm từ “Ma tuý học đường” một cách phổ biến để nói lên tình trạng lạm dụng ma túy trong học sinh, sinh viên hiện nay.
    Tệ nạn ma tuý gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng với người nghiện, với gia đình và là hiểm hoạ của toàn xã hội: Nó làm biến dạng các quan hệ xã hội, thay đổi các định hướng giá trị theo chiều hướng tiêu cực, làm suy giảm đạo đức, nhân cách của con người, làm gia tăng bạo lực, tham nhũng và gây mất trật tự an toàn xã hội.
    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý. Một trong số đó phải kể đến nguyên nhân về nhận thức. Số người nghiện ma tuý là thanh niên, sinh viên chiếm tỉ lệ cao, mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu kỹ năng sống, không nhận thức được đầy đủ tác hại của ma tuý.
    Sinh viên ở các trường Đại học Sư phạm nói chung và sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên nói riêng, mặc dù được trang bị những tri thức cơ bản về ma tuý, tác hại của ma tuý và cách phòng tránh ma tuý qua một số môn học nhưng không phải ai cũng có nhận thức đầy đủ, đúng đắn.Vẫn còn nhiều sinh viên chưa có nhận thức đầy đủ về vấn đề ma tuý.
    Trước tệ nạn ma tuý đang là một hiểm hoạ xã hội, chúng ta không thể thờ ơ mà phải hành động để xây dựng một môi trường xã hội nói chung và môi trường Sư phạm nói riêng trong sạch, lành mạnh. Vì vậy, cần giúp sinh viên có những hiểu biết đúng đắn về ma tuý, để bảo vệ bản thân và góp phần tích cực vào việc bài trừ ma tuý ra khỏi cuộc sống.
    Kế thừa và tiếp thu kết quả nghiên cứu của những đề tài trước cùng với những lý do trên, tôi chọn đề tài Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý, từ đó giúp sinh viên có kỹ năng phòng, tránh ma tuý.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý. Trên cơ sở đó, đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề ma tuý và cách phòng tránh ma tuý.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý.
    3.2. Khách thể nghiên cứu
    Chúng tôi tiến hành điều tra 115 sinh viên của 2 lớp: Lớp Giáo dục thể chất - K 44B, Lớp Giáo dục thể chất - K45C, trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên. Cụ thể là:
    - 45 sinh viên lớp Giáo dục thể chất - K44B.
    - 70 sinh viên lớp Giáo dục thể chất - K45C.
    4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Tìm hiểu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
    - Tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý.
    - Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề ma tuý và cách phòng tránh ma tuý.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Ma tuý là một vấn đề rộng lớn và phức tạp nên trong phạm vi của một đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi chỉ nghiên cứu một số vấn đề cơ bản sau:
    - Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết phải hiểu biết về ma túy.
    - Nhận thức của sinh viên về khái niệm ma túy.
    - Nhận thức của sinh viên về các chất ma túy.
    - Nhận thức của sinh viên về tác hại của ma túy.
    - Nhận thức của sinh viên về những dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy.
    - Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy.
    - Nhận thức của sinh viên về các biện pháp phòng, chống ma túy.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp:
    * Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc và tham khảo các tài liệu, giáo trình Tâm lý học, Giáo dục học, các báo, luận văn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
    * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp đàm thoại: Trao đổi, trò chuyện với sinh viên để thu thập thông tin, làm rõ vấn đề nghiên cứu.
    - Phương pháp điều tra bằng Anket: Chúng tôi xây dựng một hệ thống câu hỏi đóng và mở, tiến hành điều tra nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về vấn đề ma tuý.
    * Nhóm phương pháp toán học
    Chúng tôi sử dụng một số công thức toán học để xử lý số liệu thu được, đảm bảo tính khách quan của đề tài.
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng Anket là phương pháp chủ yếu, các phương pháp khác đóng vai trò bổ trợ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...