Báo Cáo Nhận thức của sinh viên trường đại học nông nghiệp i về hoat động nghiên cứu khoa học

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHậN THứC CủA SINH VIÊN TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG NGHIệP I Về HOạT ĐộNG NGHIÊN CứU KHOA HọC


    Students awareness by students of Hanoi Agricultural University of scientific research activity




    Summary


    Scientific research activity is an important component in the course of study in university education. A reconnaissance involving undergraduate 200 students from the first to fourth year of selected faculties was conducted to examine their awareness on scientific research. It was found that a large proportion of students have no clear understanding on the nature of research and its necessity and positive effect on learning activities. In order to improve awareness of the importance of scientific research and to promote research activities among students the following solutions were proposed: i) a course/module on research methodology should be introduced into the curriculum, ii) provision of appropriate organizational forms for students participation in research activities and iii) regular organization of scientific forum and competition.


    Key words: awareness, scientific research activities










    1. Đặt vấn đề
    Các tác giả Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị (1992) đã đánh giá cao vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) đối với xã hội nói chung, đối với học tập ở đại học của sinh viên (SV) nói riêng. Theo họ, thứ nhất: NCKH là một hình thức giáo dục ở đại học, là một khâu quan trọng trong quá trình học tập, là nhân tố tiến bộ xã hội phản ánh vào trong trường đại học trong thời kỳ cách mạng khoa học kỹ thuật. Nó là hình thức liên hệ về hoạt động nghề nghiệp của sinh viên các trường đại học khác nhau ứng với ngành nghề, chuyên môn đa dạng. Thứ hai: Công tác NCKH
    được đưa vào chương trình đào tạo bậc đại học với mục tiêu cơ bản là hình thành nhân cách người
    cán bộ tương lai một cách toàn diện đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. SV tốt nghiệp đại học phải được trang bị về các mặt lý luận, khoa học và thực tiễn. Nhà trường đại học cần hình thành ở họ những phẩm chất mới của người chuyên gia như tính sáng tạo cao, có nhãn quan khoa học, tư duy độc lập, có khả năng thích ứng nhanh chóng khi giải quyết vấn đề mới, . nghĩa là hoạt động sáng tạo nghề nghiệp gắn với hoạt động sáng tạo khoa học, nắm vững một cách tích cực những thành tựu mới nhất của khoa học và kỹ thuật. Thứ ba: Thực tế còn một số lượng đáng kể sinh viên chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa và tác dụng tích cực của NCKH đối với học tập ở đại học, chưa có thói quen tìm tòi nghiên cứu và đặc biệt chưa có lòng đam mê với hoạt động có ý nghĩa to lớn này. Do vậy, để tham gia một cách tích cực và có hiệu quả trước hết SV phải nhận thức đúng và đầy
    đủ về bản chất cũng như ý nghĩa to lớn của hoạt động NCKH đối với học tập. Với mục đích làm rõ nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông nghiệp I về hoạt động NCKH, nghiên cứu này bước
    đầu đưa ra một số ý kiến đề xuất góp phần đẩy mạnh phong trào cũng như hiệu quả sinh viên NCKH trong toàn trường.
    2. Phư¬ng ph¸p nghiên cứu
    Tiến hành điều tra theo phiếu và phỏng vấn trực tiếp 200 SV từ năm thứ 1 đến năm thứ 4 (khóa 46-49), mỗi khóa chúng tôi lựa chọn 50 sinh viên từ các khoa Sư phạm kỹ thuật, Kinh tế và phát triển nông thôn, Đất và Môi trường, Chăn nuôi thú y và khoa Nông học trường ĐHNNI.
    Kết quả nghiên cứu được xử lý theo phương pháp toán thống kê.


    2. Kết qu¶ vµ th¶o luËn
    2.1. Sự cần thiết của hoạt động NCKH đối với việc học tập của sinh viên




    1 Khoa Sư phạm kỹ thuật, Trường ĐHNNI
    Sinh viên của Trường Đại học Nông nghiệp I đã nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, sự cần thiết của NCKH, sự nhận thức của sinh viên các khóa không có sự chênh lệch nhiều 41,5% sinh viên cho là rất cần thiết; 58,5% sinh viên cho là cần thiết.
    Kết quả này sẽ có tác dụng tích cực đến thái độ hưởng ứng phong trào SV NCKH cũng như
    hành động và hiệu quả nghiên cứu của họ.
    3.2. Bản chất của hoạt động NCKH
    Tác giả Phạm Viết Vượng (2000) đưa ra bản chất của hoạt động NCKH là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm nhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để sử dụng cải tạo thế giới. Xuất phát từ quan niệm này, sự nhận thức của SV trường ĐHNN I về bản chất của hoạt
    động NCKH đã được tìm hiểu. Phần lớn SV đã đưa ra được ý kiến riêng của mình về bản chất của
    NCKH, theo họ NCKH là hoạt động khám phá, tìm tòi ra những cái mới có ý nghĩa thực tiễn, giải quyết vấn đề của xã hội, của con người. Một số SV năm thứ 3, thứ 4 thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi họ đưa ra quan niệm cụ thể hơn, gắn với chuyên ngành của họ hơn đó là: NCKH là hoạt động phát minh ra những giống cây trồng mới, vật nuôi mới, biện pháp lai tạo mới, . có ý nghĩa quan trọng trong phát triển khoa học nông nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn một số lượng đáng kể không đưa ra được ý kiến của mình về bản chất của hoạt động NCKH. Lý do họ đưa ra vì đây là khái niệm khó
    định nghĩa, là lĩnh vực họ chưa quan tâm (bảng 1).




    Bảng 1. Nhận thức của SV về bản chất của hoạt động NCKH
    Mức độ
    Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Tổng mẫu
    SL % SL % SL % SL % SL %
    Nêu được bản chất của 21 16 30 22,9 37 28,2 43 32,8 131 65,5
    hoạt động NCKH
    Không nêu được bản 29 42 20 29 13 18,8 7 10,2 69 34,5
    chất của Hoạt động
    NCKH


    Kết quả trên cho thấy NCKH chưa phải là hoạt động đặc biệt được đông đảo SV quan tâm, vẫn còn một số lượng đáng kể SV chưa thực sự hiểu về bản chất của hoạt động NCKH mặc dù đã có nhận thức đúng về sự cần thiết của hoạt động này.
    Theo tác giả Vũ Cao Đàm (2005) vấn đề khoa học (scientific problem) cũng được gọi là
    vấn đề nghiên cứu (research problem) hoặc câu hỏi nghiên cứu (research question) là câu hỏi đặt ra cho người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học hiện có với yêu cầu phát triển tri thức ở mức độ cao hơn. Khi được hỏi về vấn đề này, phần lớn sinh viên trường Đại học Nông nghiệp I bước đầu đã đưa ra được một vấn đề khoa học (bảng 2). Ví dụ, SV năm thứ 4 đã
    đưa ra các vấn đề “Hiệu quả kinh tế sử dụng đất” hay “Nguyên nhân chính của ô nhiễm môi
    trường”,. SV năm thứ 3 cũng đã đưa ra được các vấn đề không chỉ liên quan trực tiếp đến ngành học của họ mà còn là những vẫn đề cấp thiết chung của xã hội và các nhà nghiên cứu. Chẳng hạn những vấn đề như “Ô nhiễm môi trường”, vấn đề: “Bệnh phân trắng ở lợn con” hay “Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp”, .Sinh viên năm thứ 2 cũng đưa ra được những vấn đề có tính thời sự như “Xử lý rơm rác bỏ phí sau thu hoạch” hay vấn đề: “Trồng rau an toàn ở khu vực ngoại thành Hà nội” hay “ý nghĩa của môi trường tự nhiên với cuộc sống của con người”, .Nghiên cứu khoa học
    đối với SV năm thứ 1 còn xa lạ, phần lớn các em chưa được tiếp xúc và tham gia trực tiếp. Song với
    sự sáng tạo, với những thông tin về khoa học và thành qủa của lĩnh vực này họ đưa ra được những vấn đề sát với thực tiễn và cũng khá rõ ràng, điển hình như vấn đề: “Cải thiện nếp sống của SV trường ĐHNNI”, “Nếp sống văn hóa của SV ĐHNNI trong giai đoạn hiện nay”, . Những vấn đề mà SV năm thứ 1 đưa ra phần lớn xoay quanh cuộc sống nề nếp sinh hoạt của SV và bước đầu có những vấn đề định hướng chuyên ngành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...