Tiểu Luận Nhận thức của những người sau khi chấp hành xong hình phạt tù về quá trình tái hoà nhập cộng đồng

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1 : PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài :


    Tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong hình phạt tù (người tù tha) là vấn đề từ lâu đã mang tính xã hội và thời sự. Hình phạt tù là hình phạt cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội đưa họ vào môi trường trại giam để quản lý và giáo dục tập trung theo quy định của pháp luật. Sau khi ra tù trở về với cuộc sống đời thường liệu người tù tha có thực sự hòa nhập với gia đình, với cộng đồng ổn định cuộc sống, trở thành công dân có ích cho xã hội? Đây là vấn đề không chỉ của bản thân đối tượng được tha tù trở về, của gia đình họ mà nó là vấn đề nhà nước và xã hội cùng quan tâm. Đây là giai đoạn sau của thi hành án phạt tù, kết quả của nó sẽ đánh giá hiệu quả thực sự của quá trình người phạm tội đã được giáo dục, cải tạo trong trại giam. Bản thân người đã chấp hành xong hình phạt tù trở về với tư cách là một thành viên của cộng đồng, họ được khôi phục các quyền và nghĩa vụ công dân, họ rất cần sự giúp đỡ của người thân, gia đình và xã hội cho họ cơ hội làm lại cuộc đời.

    Nhưng trên thực tế, vấn đề này chưa được quan tâm thực sự. Vì người chấp hành xong hình phạt tù không còn bị ràng buộc pháp lý nữa trừ việc xóa án tích hay chấp hành hình phạt bổ sung. Nhiều người quan niệm ra tù là hết trách nhiệm với nhà nước và nhà nước cũng hết trách nhiệm. Nên nhiều khi vấn đề tái hòa nhập cộng đồng chỉ là vấn đề của bản thân người ra tù.

    Nhưng trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền, các cơ qua chức năng, cộng đồng xã hội và gia đình rất quan tâm tới công tác giáo dục cải tạo, tạo mọi điều kiện giúp cho quá trình hoàn lương một số đối tượng là tù tha nhằm mục đích đưa họ về cuộc sống cộng đồng và trở thành một con người tiến bộ.

    Công tác giáo dục và cải tạo những đối tượng đã chấp hành xong hình phạt tù trong quá trình trở về địa phương đã thu được một ssó kết quả nhất định. Nhưng trong số đó thì tỷ lệ người hoàn lương sau khi tái hoà nhập con thấp. Điều này dang thực sự là một khó khăn và thách thức cho xã hội.

    Về quá trình tái hoà nhập của các đối tượng là tù tha bên cạnh những thuận lợi thì đa số các đối tượng này gặp những khó khăn nhất định và ảnh hưởng tới kết quả tái hoà nhập. Những khó khăn này xuất phát từ cả hai phía : chủ quan và khách quan.

    Về phía khách quan, khó khăn lớn nhất và gây ra ảnh hưởng mạnh mẽ tới quá trình hoàn lương của chị em đó là định kiến xã hội, bởi vậy con đường hoàn lương của các đối tượng là tù tha gặp nhiều gian nan, trắc trở. Dư luận xã hội và gia đình chưa thật sự cảm thông, đón nhận người con lầm lạc trở về, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho họ hoà nhập cộng đồng. Các thiết chế xã hội giúp các đối tương tù tha này hoàn lương hiệu quả chưa cao.

    Về phía chủ quan, việc không ít những người tù tha này họ nhận thúc về đặc điểm nhân thân của họ, đặc điểm tâm lý rất thường gặp ở người tù tha trở về là thái độ mặc cảm, tự ti, e ngại tiếp xúc với cộng đồng. Hơn nữa do đặc điểm về trình độ văn hóa của các đối tượng này thường thấp chủ yếu là văn hóa cấp I, II chiếm 70%, cấp III chiếm 28%, cấp III trở lên chỉ chiếm 2%. Chính sự hạn chế trình độ văn hóa làm người tù tha trở về khó nhận thức đúng đắn quá trình trở về làm lại cuộc đời và hũa nhập với cộng đồng nơi mình đang sinh sống. . . đồng nghĩa với điều trên là là đồng nghĩa với việc không tán đồng với những chuẩn, quy phạm đạo đức của xã hội, có thái độ bất cần và xem thường những chuẩn mực đó.

    Như vậy, có thể thấy rằng quá trình tái hoà nhập của người tù tha sẽ không có hiệu quả nếu như họ nhận thức không đầy đủ về quá trình tái hoà nhập xã hội cũng như hình thành cho mình tư thế tích cực hoàn lương trong quá trình trở về địa phương hoà nhập với cộng đồng.

    Với lý do trên em đã lựa chọn nội dung: "Nhận thức của những người sau khi chấp hành xong hình phạt tù về quá trình tái hoà nhập cộng đồng" làm đề tài Niên luận nhằm làm sáng rõ những nhận thức chung, và thực tiễn thi hành công tác này ở nước ta hiện nay và thực trạng tái hoà nhập của các đối tượng tù tha hiện nay. Qua đó đóng góp một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các chính sách pháp luật, xã hội về vấn đề này.

    2. Đối tượng nghiên cứu :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...