Luận Văn Nhận thức của người dân thạch thành đối với việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo trong đ

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU


    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:


    Thành tựu của công cuộc đổi mới đã đưa đất nước Việt Nam vượt qua khó khăn bước vào giai đoạn mới, nền kinh tế thị trường đang từng bước hình thành và có tác dụng làm biến đổi xã hội. Đó là những biến đổi tích cực về kinh tế, sự tiến bộ về mặt xã hội và sự ổn định về mặt chính trị. Kéo theo đó là sự biến đổi các thang bậc, chuẩn mực giá trị xã hội.

    Tác động của nền kinh tế thị trường ngày càng mạnh mẽ, trong vòng xoáy biến đổi xã hội. Xã hội nông thôn truyền thống đang lột xác để vươn mình thành xã hội nông thôn hiện đại. Biểu hiện của biến đổi đó rất đa dạng như: Sự thay đổi về quan điểm, quan niệm, lối sống, thu nhập, phong tục tập quán, đặc biệt là mối quan hệ kinh tế, xã hội và văn hoá.

    Việt Nam luôn tự hào với truyền thống nghìn năm trong công cuộc dựng nước và giữ nước, truyền thống đó đã kết tinh thành những di sản văn hoá quý báu. Các di sản văn hoá truyền thống được hình thành nên là sự kết tinh của truyền thống yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, sự dũng cảm, kiên cường bất khuất. Hiện nay, theo thống kê của Cục bảo tồn - bảo tàng, Bộ văn hoá thông tin, nước ta có khoảng 2.780 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Trong số đó có 5 di sản văn hoá được UNES CO (Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc) công nhận là di sản văn hoá Thế giới. Còn nhiều di sản văn hoá, các danh lam thắng cảnh chưa được khám phá và khai thác.

    Trong các Đại hội của Đảng, văn hoá là một lĩnh vực được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra đường lối phát triển văn hoá lành mạnh, tiên tiến, song song với việc giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống (tháng 7 năm 1998) đã viết : "Di sản văn hoá là tài sản vô giá gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Hết sức coi trọng và bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, văn hoá cách mạng bao gồm cả vật thể và phi vật thể". Phạm Quang Nghị: Bộ trưởng Bộ văn hoá thông tin đã viết: (Di sản văn hoá nhân tố quan trọng góp phần bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, đăng trên tạp chí văn hoá số 4 năm 2003). Đến tháng 6 năm 2001, trong kỳ họp thứ 9 quốc hội khoá X luật di sản văn hoá gồm 7 chương và 74 điều đã được thống nhất và thông qua. Bên cạnh đó Bộ văn hoá thông tin cũng ra "Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đến năm 2020". Những văn bản đó cho thấy ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn các giá trị văn hoá nói chung và di tích lịch sử văn hoá nói riêng.

    Việt Nam là một nước tiến bộ, sẵn sàng đón nhận những luồng văn hoá nước ngoài du nhập vào Việt Nam nhưng chúng ta phải có sự "Gạn đục khơi trong". Chúng ta cần tiếp thu những cái mới, cái hiện đại, bỏ những cái hủ tục lạc hậu nhưng chúng ta cũng cần tôn trọng và giữ gìn những nét văn hoá truyền thống của dân tộc. Do đó Đảng ta luôn có chủ trương chỉ đạo ngành văn hoá, đó là chủ trương xây dựng một nền văn hoá có sự hoà nhập nhưng không hoà tan. Văn hoá truyền thống là những thành quả "kết tinh" từ cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Thế hệ đi sau có quyền lợi và trách nhiệm giữ gìn, phát huy triển những thành quả đó. Đảng đã chỉ rõ đó không chỉ là trách nhiệm của mỗi cấp mỗi ngành mà đó còn là trách nhiệm và niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam.

    Việt Nam đang trong thời kỳ kinh tế thị trường - nền kinh tế của sự mở cửa, tự do cạnh tranh. Những điều kiện đó cho phép nước ta có điều kiện đón nhận và giao lưu với nhiều nền văn hoá nước ngoài. Qua đó, người Việt Nam được mở rộng tầm nhìn, nâng cao sự hiểu biết, làm phong phú hơn nền văn hoá trong nước. Bên cạnh đó nền kinh tế thị trường mang đến nhiều mặt trái như: Sự thay đổi tiêu cực trong lối sống, sự lãng quê giá trị chuẩn mực truyền thống, học đòi và tôn sùng lối sống của phương tây, đặc biệt nói diễn ra ở thế hệ trẻ. Đứng trước thực trạng đó Đảng và Nhà nước đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo cụ thể về việc giữ gìn và bảo vệ văn hoá truyền thống, đặc biệt là việc giữ gìn các di tích lịch sử - văn hoá. Các di tịch lịch sử văn hoá là nơi đánh dấu niềm tự hào của cả một dân tộc đã kiên cường bất khuất trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Vì vậy việc gìn giữ và bảo tồn các di tích lịch sử là rất quan trọng.

    Trước đây có thời gian dài các di tích lịch sử - văn hoá như: Các chiến khu cách mạng, những đền chùa dường như đã bị lãng quên. Đáng buồn hơn nữa là có nhiều di tích đã đổ nát hư hỏng nặng một phần do tự nhiên gây ra và phần lớn do bàn tay phá hại của con người. Thời gian đó nhận thức của người dân về giá trị của di tích chưa đầy đủ và nhận thức về việc gìn giữ di tích cao.

    Hiện nay Đảng và Nhà ta đặc biệt coi trọng gìn giữ các di tích lịch sử - văn hoá. Nghị quyết TW5 khoá VIII của đảng một lần nữa khẳng định: "Di sản văn hoá là tài sản vô giá gắn kết dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá ". Định hướng đúng đắn của Đảng đã chỉ rõ tầm quan trọng của các di tích lịch sử. Bởi vậy, việc gìn giữ các di tích lịch sử đặc biệt quan trong trong quá trình mở cửa đón nhận các luồng văn hoá mới.

    Thực hiện chính sách đó Đảng đã phổ biến rộng rãi tới các cấp, các ngành, từ đó phổ biến đến người dân. Phong trào xã hội hoá công tác giáo dục phát triển mạnh mẽ trong cả nước, từng bước tác động đến nhận thức, thái độ, hành vi cua người dân trong công tác gìn giữ các di tích lịch sử. Với những biện pháp đó các di tích lịch sử dần dần được tôn tạo, tu sửa và pjục hồi nguên trạng.

    Trong nhiều di tích lịch sử quan trọng, di tích lịch sử - văn hoá Chiến khu Ngọc Trạo đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Chiến khu Ngọc Trạo là nơi ghi nhận chiến công oanh liệt của đội du kích Ngọc Trạo - lực lượng vũ trang tập trung đầu tiên của Tỉnh Thanh Hoá. Thế hệ ngày nay được hưởng sự hoà bình, tự do và ấm no là nhờ sự đấu tranh kiên cường của cha ông ta. Bởi vậy chúng ta, những con người của xã hội hiện đại phải có trách nhiệm tiếp tục gìn giữ và bảo vệ những thành qủa đó. Việc giữ gìn các di tích lịch sử là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người dân.

    Chiến khu Ngọc Trạo là một trong những di tích lịch sử - văn hoá quan trọng của Tỉnh Thanh Hoá đang dành được rất nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là các cấp chính quyền địa phương. Liệu dưới sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường nhận thức của người dân địa phương về gìn giữ và baỏ vệ di tích chiến khu Ngọc Trạo có sự thay đổi như thế nào? Tác giả muốn đi vào tìm hiểu: "Nhận thực của người dân Thạch Thành đối với việc giữ gìn di tích lịch sử- văn hoá chiến khu Ngọc Trạo trong điều kiện kinh tế thị trường". Đây chính là lý do thôi thúc tôi chọn đề tài nghiên cứu này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...