Luận Văn Nhận thức của người dân Hà Nội về quyền trẻ em

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài.

    Hiện nay, vấn đề quyền trẻ em đang là mối quan tâm lớn không chỉ của từng quốc gia mà là của toàn xã hội. Tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc phụ thuộc nhiều vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, ở nhiều nơi trên thế giới, tình trạng trẻ em phải tự lao động kiếm sống, bị lừa gạt, bạo lực, bóc lột sức lao động và sa vào các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, vấn đề quyền trẻ em được đặt ra như một nhu cầu bức bách cần được giải quyết, nhằm giành lại cho các em quyền được sống, quyền được học hành, vui chơi, được chăm sóc và bảo vệ Những khẩu hiệu “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, “Hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em mà mình có” đã vàđang là khẩu hiệu hành động của các quốc gia.
    Ở Việt Nam, ngay từ khi phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em (1990), UNICEF đã phối hợp chặt chẽ với chính phủ Việt Nam xây dựng Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em và nỗ lực triển khai thực hiện. UNICEF đã kiên trì thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của những người có vai trò vàảnh hưởng đối với trẻ em. Bởi vậy, trẻ em Việt Nam đã, đang và sẽđược hưởng những cơ hội tốt đẹp so với trước đây. Mức sống của nhiều gia đình được cải thiện, các bậc cha mẹ có sự lựa chọn dễ dàng hơn trong việc tổ chức cuộc sống vàđiều này cóảnh hưởng tích cực tới lợi ích của trẻ em. Nhưng để cóđược sự lựa chọn đi tới quyết định đúng đắn trong việc chăm sóc trẻ em, các gia đình cần được tiếp cận thông tin nhiều hơn nữa.
    Truyền thông đã vàđang tiếp tục mở rộng tầm ảnh hưởng tới quần chúng. Các thông tin xã hội cóđịnh hướng, trong đó các vấn đề trẻ em được truyền tải nhiều hơn tới dân chúng cả về chất lượng và số lượng. “Nhận thức toàn dân” về quyền cũng như các vấn đề của trẻ em không ngừng được cải thiện.
    Mặc dù vậy, vẫn còn một khoảng cách khá lớn giữa nhận thức về Quyền trẻ em và các hành động cụ thể. Hiện nay, việc quán triệt nội dung các Quyền của trẻ em từ lời nói, nhận thức đến hành động vẫn chưa thực sựđồng đều.
    Nhiều hoạt động truyền thông vẫn chưa thực sự có hiệu quả trong việc tham gia khuyến khích thay đổi hành vi bền vững nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Đâu đó, vẫn tồn tại những khoảng trống, những thiếu hụt trong nhận thức đến hành động thực tiễn cũng là một quá trình lâu dài. Bởi lẽ, có thể người dân nhận thức được nhưng chưa chắc nhận thức đó sẽ trở thành hành động trong thực tiễn, càng khó hình thành được một khuôn mẫu ứng xử trong xã hội.

    Tìm hiểu về nhận thức về Quyền trẻ em của người dân cũng như những nhận xét về cách thức, phương pháp truyền thông về quyền trẻ em sẽ góp phần làm cơ sởđể các nhà làm công tác truyền thông- vận động về quyền trẻ em, các nhà hoạch định chính sách đưa ra kế hoạch cũng như chiến lược truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về quyền trẻ em cho người dân nói chung và trẻ em nói riêng.
    Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nói trên, đề tài “Nhận thức của người dân Hà Nội về quyền trẻ em” vừa mang tính cấp thiết vừa có giá trị khoa học.
    2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
    Trẻ em là nhóm xã hội đặc biệt luôn chiếm được sự quan tâm rất lớn của Đảng, Chính phủ và các tổ chức xã hội, do đó có nhiều công trình nghiên cứu về trẻ em. Tuy nhiên những nghiên cứu về nhận thức của người dân về quyền trẻ em dường như còn rất ít.



    MỤCLỤC
    Mởđầu 1

    1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
    2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. 2
    2.1. Các nghiên cứu ngoài nước. 3
    2.2. Các nghiên cứu trong nước. 3
    2.3. Quy định của Liên hợp quốc về Quyền và bổn phận của trẻ em. 6
    2.4. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề Quyền trẻ em. 10
    3. Ý nghĩa khoa học vàý nghĩa thực tiễn. 13
    3.1. Ý nghĩa khoa học. 13
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn. 13
    4. Đối tượng, mục đích, khách thể và phạm vi nghiên cứu. 14
    4.1. Đối tượng nghiên cứu. 14
    4.2. Mục đích nghiên cứu. 14
    4.3. Khách thể nghiên cứu. 14
    4.4. Phạm vi nghiên cứu. 15
    5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 15
    5.1. Phương pháp luận chung. 15
    5.2. Phương pháp nghiên cứu. 16
    6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết. 16
    6.1. Giả thuyết nghiên cứu. 16
    6.2. Khung lý thuyết. 17
    7. Những khó khăn khi thực hiện đề tài. 18
    Chương 1: Cơ sở lý luận 19
    1.1. Các lý thuyết liên quan. 19
    1.1.1. Lý thuyết vai trò. 19
    1.1.2. Lý thuyết truyền thông. 20
    1.2. Những khái niệm công cụ. 22
    1.2.1. Khái niệm Trẻ em. 22
    1.2.2. Khái niệm Quyền trẻ em 23
    1.2.3. Khái niệm nhận thức. 24
    Chương 2. Kết quả nghiên cứu 25
    2.1. Thực trạng nhận thức của trẻ em, gia đình và cộng đồng về Quyền trẻ em. 25
    2.1.1. Trẻ em với vấn đề Quyền trẻ em. 25
    2.1.2. Gia đình với vấn đề quyền trẻ em. 36
    2.1.3. Cộng đồng với vấn đề Quyền trẻ em. 42
    2.2. Truyền thông - vận động xã hội về Quyền trẻ em. 48
    2.2.1. Các kênh truyền thông. 49
    2.2.2. Đánh giá của cộng đồng, trẻ em về các kênh truyền thông. 57
    2.2.3. Tổ chức hoạt động truyền thông 63
    2.2.4. Truyền thông - vận động xã hội về quyền trẻ em và việc thay đổi nhận thức của cộng đồng. 68
    Kết luận và kiến nghị 71
    1. Kết luận. 71
    1.1. Thực trạng nhận thức của người dân Hà Nội về quyền trẻ em. 71
    1.2. Vai trò của truyền thông trong công tác quyền trẻ em. 72
    2. Kiến nghị . 73
    2.1. Về truyền thông. 73
    2.2. Với nhóm lãnh đạo và cán bộ GDGĐ&TE. 73
    2.3. Với cộng đồng nói chung. 74
    2.4. Với gia đình. 74
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...