Tài liệu Nhận thức của doanh nghiệp về quản trị rủi ro và xây dựng văn hoá trong quản trị

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: NHẬN THỨC CỦA DOANH NGHIỆP VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ TRONG QUẢN TRỊ

    CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC CỦA DOANH NGHIỆP VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ TRONG QUẢN TRỊ.
    2.1 Nhận thức của doanh nghiệp về quản trị rủi ro:
    Trước tiên cần điểm qua những diễn biến phức tạp của giá cả hang hoá, tỷ giá và lăi suất đă đem đến cho các doanh nghiệp chúng ta không ít những khó khăn trong thời gian qua. Từ đó thấy được cách ứng trước rủi ro của doanh nghiệp trong hoạt động của ḿnh. Diễn biến của tỷ giá thường được đánh giá rất quan trọng v́ có ảnh hưởng trực tiếp đến t́nh h́nh xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán hay vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài. C̣n đối với doanh nghiệp không những tác động đến chi phí hay doanh thu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà c̣n ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của các doanh nghiệp thuần nội địa, chính tầm quan trọng đó nên bài luận sẽ đi trước vào những diễn biến của tỷ giá.

    2.1.1 Rủi ro tỷ giá:
    Diễn biến trong thời gian qua:
    Biến động tỉ giá là một trong những nguồn gốc rủi ro chính khiến các DN trên thế giới luôn rơi vào thế bị động. Với việc có khả năng trong tương lai tỉ giá VND/USD ngày càng linh hoạt hơn, mà gần đây là việc Ngân hàng Nhà nước nâng biên độ tỉ giá VND/USD lên 5%, th́ bất ổn trong tỉ giá giờ đây đă trở thành một nguồn rủi ro mà các DN cần phải tính đến trong khi xây dựng kế hoạch kinh doanh. Các biến động này càng lớn khi ḍng vốn đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và lượng kiều hối ngày càng chảy vào nền kinh tế nhiều hơn sau khi ta gia nhập WTO. Trong năm 2010, chính sách tỷ giá và tỷ giá trên thị trường chứng kiến tần suất điều chỉnh và những mức tăng chưa từng có trong lịch sử. Biên độ liên tục được nới rộng; tỷ giá liên ngân hàng đă tăng tới 5%, của các ngân hàng thương mại tăng tới 9% - một mức tăng thực sự gây sốc đối với các doanh nghiệp. Bước sang năm 2011, có thể nhiều doanh nghiệp sẽ tiếp tục đón nhận một năm không kém phần biến động như 2010. Sau đây là những diễn biến của tỷ giá từ 2010 đến nay.
    [​IMG]
    H́nh 2.1: Diễn biến tỷ giá từ 2010 đến nay
    Từ ngày 24/3, biên độ tỷ giá đă được nới rộng lên +/-5%, tỷ giá USD/VND của các ngân hàng đă tăng thêm gần 2%. Trong khi suốt những năm trước đó, tỷ giá USD/VND liên tục được duy tŕ ổn định tăng quanh mức 1% mỗi năm. Đó là lư do v́ sao phần lớn doanh nghiệp chưa mặn mà với các công cụ pḥng ngừa rủi ro tỷ giá. Cũng từ mức thay đổi quen thuộc và ổn định đó đă hạn chế sự chủ động của doanh nghiệp trước những điều chỉnh nhanh và khác thường của những biến động tỷ giá vừa qua. Chính việc “thờ ơ” với rủi ro tỷ giá đă đem đến cho doanh nghiệp những “cú sốc” thật sự. Một doanh nghiệp kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu ở Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết trước tết Nguyên Đán 2010 ông có một hợp đồng xuất khẩu với giá trị một tỷ đồng, lúc này nó tương đương với 22 tấn cá. Đến tháng 5/2010 thu hồi tiền trả chậm bằng USD về th́ đồng USD giảm giá, lúc này doanh thu mà ông nhận được chỉ có thể mua được 14 tấn. Nếu như trước tết để pḥng ngừa trường hợp xấu nhất xảy ra là đồng USD giảm giá, ông ta có thể sử dụng hợp đồng bán USD kỳ hạn, hoán đổi, hoặc mua quyền chọn bán USD để chốt tỷ giá th́ có thể ông đă không phải chịu kết quả xấu như thế.
    Đối với các công ty có niêm yết chứng khoán th́ tỷ giá có thể bóp méo kết quả kinh doanh của họ, ảnh hưởng đến đánh giá của nhà đầu tư về công ty. Đó cũng là lư do trong tháng 2 và 3 vừa qua, một loạt các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán phải có văn bản giải tŕnh chênh lệch số liệu trong báo cáo tài chính kiểm toán 2010. Như với Công ty cổ phần hang hải Sài G̣n (SHC), kết quả kinh doanh năm 2010 doanh thu tăng 83% so với 2009 đạt 116% kế hoạch, lợi nhuận sau thuế là 15,462 tỷ đồng. Nhưng sau khi kiểm toán, lợi nhuận sau thuế của công ty này chỉ c̣n 13,925 tỷ đồng và không đạt kế hoạch, nguyên nhân là công ty chưa tính đến khoản chênh lệch tỷ giá đối với khoản vay ngoại tệ. Theo tổng giám đốc của SHC th́ đây là hợp đồng vay có thời hạn là 5 năm nên ông cho rằng nó không ảnh hưởng nhiều v́ chưa xảy ra. Nhưng khoản nợ đó sẽ như thê nào khi đến hạn? Ai có thể chắc rằng tỷ giá lúc đó không cao hơn bây giờ? Sẽ hợp lư hơn nếu như công ty giải tŕnh được những biện pháp mà công ty sẽ thực hiện, để cho khoản vay bằng ngoại tệ này không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới nếu như biến động tỷ giá tiếp tục theo chiều hướng xầu, chính điều này sẽ làm yên ḷng cổ đông hơn là nói v́ điều đó chưa xảy ra. Qua minh hoạ này ta thấy rằng tỷ giá tác động đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp như thế nào, do đó vấn đề quản trị rủi ro từ tỷ giá là rất cần thiết. Riêng sự kiện ngày 26/12/2010, Ngân hàng Nhà nước trực tiếp tăng tỷ giá liên ngân hàng thêm 3% cũng đă làm cho chi phí tài chính của nhiều doanh nghiệp biến động mạnh. Tại Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá, chênh lệch tỷ giá cuối năm tính vào chi phí quư 4/2010 đă tăng thêm tới hơn 441 triệu đồng, đồng nghĩa với lợi nhuận giảm tương ứng. Hay tại Công ty Cổ phần Văn hóa Tân B́nh, lợi nhuận quư 4/2010 giảm 15,7% cũng có nguyên nhân chính là tỷ giá USD/VND biến động mạnh. Với Công ty Cổ phần Gas Petrolimex, lợi nhuận giảm 17,7 tỷ đồng trong quư 4/2010 cũng chủ yếu do chênh lệch tỷ giá và trích dự pḥng tài chính.
    Điều đáng lưu ư là sắp tới đây sẽ ngày càng có nhiều DN kinh doanh xuất nhập khẩu tiến tới sử dụng các ngoại tệ khác không phải là USD, mà tỉ giá trao đổi giữa VND và các ngoại tệ như đồng euro, bảng Anh, yen Nhật lại hoàn toàn thả nổi theo giá thị trường (không theo biên độ như tỉ giá VND/USD). Cách tính tỷ giá VNĐ với các đồng tiền khác USD là dựa vào tỷ giá của USD với đồng tiền đó trên thị trường thế giới, sau đó áp dụng tỷ giá chéo để được tỷ giá giữa VNĐ với đồng tiền này. Thế cho nên, các bất ổn trong tỉ giá này sẽ ngày càng khó lường hơn. Lấy ví dụ từ công ty Nhiệt điện Phả Lại ước tính thiệt hại từ đồng yen Nhật tăng giá khoảng 60 tỷ mỗi năm. Do dự án Nhiệt điện Phả Lại đang vay của JBIC khoảng 50 tỷ Yên, tương đương 600 triệu USD. Mỗi năm, dự án phải trả gần 2 tỷ Yên cả vốn lẫn lăi. Thời điểm công ty vay chỉ khoảng 147 đồng/Yên nhưng bây giờ lên tới 181 đồng/Yên, chênh lệch khoảng 34 đồng/Yên, tính ra mỗi năm bị thiệt là khoảng 60 tỷ đồng do rủi ro tỷ giá.
    Qua những điều trên cho thấy dường như các doanh nghiệp hoàn toàn bị động khi tỷ giá thay đổi, một thời gian dài bị “ru ngủ” bởi chính sách tỷ giá gần như cố định đă làm cho doanh nghiệp không có hướng đề pḥng ngừa rủi ro tỷ giá, cũng như tiếp cận những công cụ kiểm soát rủi ro hiệu quả. Ở các nước phát triển, các công ty lớn họ thường có một bộ phận riêng chuyên dự báo những biến động có thể xảy ra trong tương lai để tạo thế chủ động cho doanh nghiệp, hoặc khi không có bộ phận này doanh nghiệp có thể mua những thông tin dự báo từ công ty tư vấn, ở nước ta có một số đơn vị như Eximbank có bảng dự báo tỷ giá của một số đồng tiền mạnh như USD, EUR, JPY Những hậu quả không mong muốn như trên xảy ra đối với các doanh nghiệp được nh́n nhận là do thiếu. hoặc chưa chú trọng xây dựng hệ thống quản lư rủi ro nên không thể lường trước và đối phó được một cách nhanh chóng, hiệu quả khi sự vụ xảy ra. Theo đánh giá của các chuyên gia Dự án Hỗ trợ DN sau cổ phần hóa thuộc Pḥng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), số DN Việt Nam đến nay có hệ thống quản lư rủi ro là rất ít, phần lớn các DN chưa quan tâm, chú trọng đến quản lư rủi ro. Vấn đề nhận thức của doanh nghiệp về quản trị rủi ro sẽ được tiếp tục đề cập trong phần sau.


    2.1.2 Biến động giá cả hàng hoá:
    * Gía xăng dầu:
    Trong các loại hàng hoá th́ biến động giá cả xăng dầu được quan tâm nhiều nhất, v́ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn xă hội đa phần đều phải lệ thuộc vào nguồn nhiên liệu này, nhất là mức tiêu thụ xăng dầu ở nước ta là khá cao 5%/GDP . Một số ngành sử dụng xăng dầu làm đầu vào chính như vận tải, điện, đánh bắt xa bờ th́ sẽ chịu tác động trực tiếp từ biến động của giá xăng dầu. Ngoài ra, giá của các loại hang hóa khác cũng chịu ảnh hưởng gián tiếp do phải vận chuyển, do đó khi ngành vận tải tăng giá th́ tất cả các loại hang hóa đều chịu sức ép tăng giá theo. Cộng với Việt Nam là nước phải nhập khẩu 100% sản phẩm xăng dầu, tuy hiện nay chúng ta cũng đang bắt đầu sản xuất nhưng chỉ có thể đáp ứng được một phần nhỏ cho nhu cầu trong nước. Do đó những biến động của giá thế giới sẽ dẫn theo những bất ổn của giá xăng dầu trong nước và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Sau đây là diễn biến giá tăng giá xăng từ năm 2009 đến năm 2010:
    [​IMG]
    [​IMG]
    H́nh 2.2 Biểu đồ giá xăng trong năm 2009 và 2010
    Đỉnh điểm vào tháng 7/2010 giá xăng tăng lên hơn 19.000 đồng/1 lít đă gây khó khăn cho không ít doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Hữu Tuyên Trưởng ban Kinh doanh vận tải Tổng công ty đường sắt Việt Nam th́ đợt tăng giá vào tháng 2/2010 Tổng công ty Đường sắt đă phải bù lỗ khoảng 200 tỷ cho năm 2010, nhưng với đợt tăng giá của tháng 7/2010 th́ chi phí bù lỗ của Tổng công ty sẽ chạm ngưỡng 300 tỷ. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước lại không có biện pháp để pḥng ngừa giá trong khi lại phụ thuộc trực tiếp vào giá xăng dầu của thê giới. Trong tháng 3/2011 Bộ Tài chính vừa ban hành cơ chế hoạt động của Qũy b́nh ổn giá xăng dầu nhằm đối phó với bất ổn của giá thế giới. Đây vẫn chưa phải là giải pháp tạo được sự chủ động cho doanh nghiệp v́ vẫn c̣n phải “trôi” theo giá cả biến động của thế giới, tham gia thị trường giao sau sẽ giúp doanh nghiệp tháo bỏ được điều này. Khi tham gia hợp đồng giao sau doanh nghiệp đă chốt được giá xăng dầu mua trên thế giới, nếu chiều hướng biến động giá bất lợi th́ doanh nghiệp có thể dễ dàng thoát khỏi vị thế, tạo được sự chủ động trước biến động giá. Nhưng vấn đề đặt ra một lần nữa là sự am hiểu để có thể sử dụng công cụ này từ chính các doanh nghiệp và hỗ trợ từ chính phủ.
     
Đang tải...