Tiểu Luận Nhân tài và hiện trạng sử dụng nhân tài ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài làm:
    Từ lâu Ông cha ta đã cho rằng: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Câu nói đó được hiểu là nguyên khí mạnh thì nước mạnh, nguyên khí suy thì nước suy.
    Người hiền tài là những người có trình độ tri thức, tâm thái đều vượt qua mức bình thường, có năng lực suất sắc được cộng đồng và xã hội thừa nhận.
    Người tài có trong mọi lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa-xã hội, khoa học-kỹ thuật, thể thao , từ lao động chân tay đến lao động trí óc. Đỉnh cao nhất của người tài là thiên tài mà sự nổi tiếng vượt ta ngoài biên giới
    Trong doanh nghiêp, có 3 loại nhân tài:

    Nhân tài sáng kiến phát triển kỹ thuật
    Nhân tài quản lý
    Nhân tài thao tác
    Trong lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc ta, nhân tài thời nào cũng có. Mỗi thời đại đều có nhân tài của thời ấy, đáp ứng đúng yêu cầu của thời đại đó; và nếu như thời đại sinh nhân tài, thì đến phần mình, nhân tài thúc đẩy đất nước sang một thời đại mới. Khi nhân tài được trọng dụng, thì đất nước giữ được bờ cõi, xã hội hưng thịnh, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Trong công cuộc phát triển đất nước ngày nay, việc trọng dụng nhân tài lại càng có ý nghĩa quyết định.
    Dân tộc Việt Nam ta đã trường tồn và phát triển như ngày nay, một yếu tố có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đó là việc chăm lo đến giáo dục.

    Chính vì lẽ đó, việc đào tạo và kén chọn nhân tài trở thành một yêu cầu cho chính sự tồn tại và phát triển của đất nước và mãi mãi là phương châm xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc ta.

    Trong thời đại ngày nay, thời đại mà khoa học và kỹ thuật phát triển vô cùng nhanh chóng, thì việc đào tạo nhân tài không chỉ là yêu cầu trước mắt mà chính là yếu tố quyết định đến sự phát triển và rút ngắn khoảng cách giữa nước ta với phần còn lại của thế giới.

    Sở dĩ đặt vấn đề như vậy chính là xuất phát từ chỗ, tri thức cần được coi là tài nguyên lớn nhất, quan trọng nhất, không có bất kì tài nguyên nào có thể so sánh được trong thời đại ngày nay. Khi ta nhận thức được rằng tài nguyên thiên nhiên dù phong phú đến đâu cũng không phải là vô hạn, trong khi đó nguồn lực về nhân tài lại là nguồn lực không giới hạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...