Luận Văn Nhân sinh quan Phật giáo với một số lĩnh vực văn hóa tinh thần của người Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài:

    Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ VI trước Công nguyên ở miền Bắc Ấn Độ. Đạo Phật là một tôn giáo lớn của thế giới được xây dựng trên cơ sở cuộc đời và tư tưởng triết lý của Thích Ca Mâu Ni. Nội dung cơ bản của Phật giáo là triết lý nhân sinh về nỗi khổ của con người và cách tu luyện để diệt khổ, giải thoát khỏi vòng luân hồi. Cốt lõi của triết lý đó là Tứ diệu đế bao gồm khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế.
    Cứu vớt và giải thoát con người luôn là mục đích và nội dung của nhân sinh quan triết học đạo Phật. Đây cũng là lý do để đạo Phật trở thành một tôn giáo lớn và tồn tại cho đến ngày nay.
    Phật giáo được truyền vào Việt Nam cách đây hơn 2000 năm và đã để lại nhiều dấu ấn văn hóa sâu sắc. Nội dung và mục đích của nhân sinh quan Phật giáo luôn được nhiều người quan tâm và nó cũng có tác động không nhỏ đến bản sắc văn hóa tinh thần người Việt Nam. Phật giáo hội nhập lâu đời vào nền văn hóa Việt Nam, gắn bó với xã hội Việt Nam và dân tộc Việt Nam trong mọi bước đi thăng trầm của lịch sử nhưng tuyệt đối không đánh mất những giá trị tâm linh siêu việt, toàn cầu, có tính vũ trụ của nó.
    Mặt khác, xã hội Việt Nam, dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam khi tiếp thu những tinh hoa của Phật giáo không những không đánh mất đi bản sắc văn hóa của đạo Phật mà còn tạo cho Phật giáo ở Việt Nam có một bản sắc văn hóa riêng và độc đáo.
    Triết lý về nhân sinh quan của Phật giáo cho đến ngày nay vẫn có nhiều người quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá. Trong giai đoạn đất nước đang trên đà phát triển, Phật giáo cũng góp phần không nhỏ vào việc tạo nên một bản sắc văn hóa riêng và độc đáo của Việt Nam. Bởi vậy, xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đưa đất nước ngày một đi lên thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự đóng góp của Phật giáo là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
    Đó là động lực thúc đẩy tôi tìm hiểu về một số lĩnh vực văn hóa tinh thần của người Việt Nam có sự góp mặt của Phật giáo. Đây cũng là lý do tôi chọn đề tài “Nhân sinh quan Phật giáo với một số lĩnh vực văn hóa tinh thần của người Việt Nam”.

    2. Tổng quan đề tài nghiên cứu
    Phật giáo là một đề tài khá hấp dẫn thu hút rất nhiều người nghiên cứu. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình tìm hiểu, nghiên cứu về Phật giáo ở nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn như “Phật giáo với văn hóa Việt Nam” của Nguyễn Đăng Duy, “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Tài Thư, “Việt Nam Phật giáo sử luận” của Nguyễn Lang, “Lịch sử nhà Phật”, “Giáo pháp nhà Phật” của Đoàn Trung Còn, “Phật giáo Việt Nam và thế giới” của Thiền sư Đinh Lực, Cư sĩ Nhất Tâm
    Ở Đại học Huế cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu về Phật giáo như: Lê Cung với “Phong Trào Phật giáo miền Nam thời kỳ 1963–1964”; Trần Cao Phong với “Phật giáo Huế với việc hình thành nhân cách con người Huế”; Hoàng Ngọc Vĩnh với “Nhân sinh quan Phật giáo qua góc nhìn của lịch sử triết học”, “Chùa Huế và đời sống văn hóa tinh thần con người Huế”, “Nét riêng Phật giáo Huế”, “Phật giáo Huế trong đời sống văn hóa xã hội Huế hiện nay”; Phạm Thị Xê với “Phật giáo Huế và vấn đề chính trị”
    Ngoài ra, còn có một số đề tài khóa luận của sinh viên như: “Gia đình phật tử và ảnh hưởng của nó đối với thanh niên Huế hiện nay” (Hồ Anh Cường - Đại học Khoa học), “Phật giáo với văn hóa tinh thần Việt Nam” (Trần Xuân Dương – ĐHKH), “Nhân sinh quan Phật giáo và vai trò của nó trong đời sống xã hội” (Trịnh Thị Chung – Đại học Sư Phạm Huế)
    Nhìn chung, triết học Phật giáo đã được các tác giả nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, song chủ yếu đó là những công trình nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo Huế trên phương diện triết học hoặc xã hội nói chung. Trên phương diện ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam cũng có một số tác giả nghiên cứu nhưng ít người đề cập đến khía cạnh nhân sinh quan Phật giáo đối với các lĩnh vực cụ thể trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam.
    Đề tài “Nhân sinh quan Phật giáo với một số lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam” là sự kế thừa một số thành tựu nghiên cứu của những người đi trước đồng thời với thời gian và khả năng hiện có khóa luận chỉ bước đầu tìm hiểu một số lĩnh vực văn hóa tinh thần của người Việt Nam dưới ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo chứ chưa thể nào đi tìm hiểu sâu hơn, cụ thể hơn được.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
    Mục tiêu của khóa luận nhằm khái quát và rút ra những kết luận khoa học bước đầu về ảnh hưởng của Phật giáo trong một số lĩnh vực thuộc đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam
    Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận là:
    -Sơ lược về Phật giáo, sự du nhập và phát triển Phật giáo ở Việt Nam và những nội dung của nhân sinh quan Phật giáo.
    -Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến một số lĩnh vực của đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng; Đường lối, chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
    Luận văn cũng vận dụng các phương pháp nghiên cứu như khái quát hóa, phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic và một số phương pháp hỗ trợ khác để giải quyết vấn đề đặt ra.
    5. Đóng góp của đề tài.
    Khóa luận bước đầu nêu lên được sự ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến một số lĩnh vực của đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam.
    Hi vọng rằng khóa luận khi hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên và cán bộ giảng dạy trong việc học tập và giảng dạy môn Triết học, Lý luận tôn giáo ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ở Việt Nam; những người quan tâm đến Phật giáo và các lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam.
    6. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được trình bày trong hai chương, bốn tiết:
    Chương 1: Phật giáo và nhân sinh quan Phật giáo
    1.1. Sự hình thành, phát triển của Phật giáo và quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Việt Nam.
    1.2. Nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo.
    Chương 2: Nhân sinh quan Phật giáo đối với một số lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam.
    2.1. Khái quát vài nét về đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam.
    2.2. Sự tác động của nhân sinh quan Phật giáo với một số lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...