Tiến Sĩ Nhân sinh quan người Việt qua Folklore Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài: “Nhân sinh quan người Việt qua Folklore Việt Nam”.

    Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử

    Mã số: 62 22 03 02

    Tên tác giả: Phùng Thị An Na

    Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Nga

    2. PGS.TS. Đỗ Lan Hiền

    Cơ sở đào tạo: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh



    TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

    1. Nhân sinh quan là những quan niệm, quan điểm mang tính định hướng của con người về mối quan hệ của họ với gia đình, xã hội và môi trường tự nhiên.

    2. Đặc thù nhân sinh quan người Việt là thường gắn với các điều kiện nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam, phản ánh mối quan hệ của người Việt trong các mối quan hệ: lao động - sản xuất, môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, gia đình, dòng tộc, họ hàng , trong đó, nổi bật là lối sống trọng nghĩa - tình, tinh thần hòa đồng, bao dung . Nhân sinh quan người Việt đã tiếp thu nhiều yếu tố trong triết lý nhân sinh của hai nền văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa qua hệ thống các học thuyết triết học của nó như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, và thường được biểu đạt qua hai dòng: văn hoá bác học hàn lâm (Academic) và văn hoá dân gian (Folklore).

    3. Nghiên cứu những triết lý nhân sinh của người Việt: triết lý yêu nước (qua lễ hội đền Gióng); tinh thần hiếu học (qua lễ hội đền Tống Trân); quan niệm về hôn nhân, gia đình hạnh phúc (qua lễ hội Chử Đồng Tử); tôn thờ, đề cao người phụ nữ (qua tín ngưỡng thờ Mẫu); tư duy thực tế, “phồn thịnh” (qua tín ngưỡng phồn thực); lối sống “hài hòa” với tự nhiên (qua tín ngưỡng thờ nhiên thần) ., góp phần làm phong phú thêm những tư tưởng triết học bình dân trong kho tàng triết học Việt Nam.

    4. Các nhóm giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực trong nhân sinh quan người Việt qua Folklore: (1) nhóm giải pháp tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu rõ những giá trị văn hoá, lịch sử của lễ hội và tín ngưỡng dân gian; (2) nhóm giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động lễ hội và tôn giáo, tín ngưỡng; (3) nhóm giải pháp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, xây dựng chương trình bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị văn hoá và nhân văn của lễ hội và tín ngưỡng dân gian; (4) một số giải pháp cụ thể khác .

    BRIEF INFORMATION ON THE CONTRIBUTION OF DOCTORAL THESIS

    Title: Vietnamese philosophy of life through Viet Nam Folklore

    Field of study: Dialectical Materialism and Historical Materialism

    Code: 62 22 03 02

    PhD Candidate: Phung Thi An Na

    Supervisors: 1. Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thi Nga

    2. Assoc.Prof.Dr. Do Lan Hien

    Training Institution: Ho Chi Minh National Academy of Politics



    SUMMARY OF THE MAJOR CONCLUSIONS



    1. Philosophy of life demonstrates people’s orientative concepts and viewpoints of the relations between themselves and family, society, and natural environment.

    2. Specific features of Vietnamese philosophy of life are often attached to the conditions of agriculture, rural areas, and Vietnamese farmers, and reflect Vietnamese relation in relations of: labor – production, natural environment, social environment, family, clans, extended families, etc, of which the most prominent is the lifestyle honoring the affection and gratitude, friendliness and tolerance. Vietnamese philosophy of life has obtained quite a few elements from the philosophies of life of the Chinese and Indian cultures through their philosophical theories system as Buddism, Taoism, Confucianism, which are usually demonstrated through the two cultural lines: Academic and Folklore culture.

    3. The study of Vietnamese philosophies of life: patriotic philosophy (through Giong Temple festival); fondness for study (Tong Tran Temple festival); conception of marriage, family happiness (Chu Dong Tu festival); the worship and dignification of women (the Mother Worship); the practical “thriving” thinking (through the fertility belief); the “harmonising with the nature” lifestyle (through the worship of natural gods), ect, contributes to further enriching popular philosophical ideologies in Viet Nam’s philosophy treasure.

    4. Groups of solutions to bring into full play positive values, and overcome negative elements in Vietnamese philosophy of life through Folklore: (1) solutions to reinforce dissemination and education activities to raise the people’s awareness of cultural and historical values of traditional festivals and beliefs; (2) solutions to strengthen State management on festivals, religion and beliefs; (3) solutions to invest into scientific researches, to develop conservation programmes, to exploit and bring into full play cultural and humane values of traditional festivals and beliefs; and (4) some other specific solutions.
     
Đang tải...