Thạc Sĩ Nhân nhanh PLB Mẫn Thiên Hồng (Doritaenopsis sp.) trong một số hệ thống khác nhau

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Mục đích nghiên cứu:

    Ngày nay, sự đam mê thưởng thức cây cảnh của người dân ngày càng một gia tăng, để đáp ứng nhu cầu đó, cùng với sự tiến bộ và Phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ Sinh học đã lai tạo ra nhiều loại hoa quý có nhiều màu sắc đa dạng và phong phú. Việc nhân giống bằng kỹ thuật thông thường như trước đây chưa cung cấp số lượng cây con cho thị trường tiêu thụ nên đòi hỏi phải có một kỹ thuật mới ra đời, đó là nhân giống vô tính in – vitro.

    Phong Lan Mãn Thiên Hồng là một trong những cây cảnh được mọi người ưa chuộng nhiều vì hoa có màu sắc đẹp, phát hoa có nhiều hoa, lâu tàn, dễ dàng chăm sóc và có thể đặt ở những nơi ít ánh sáng. Chính vì thế, rất tiện lợi khi trồng trong nhà, nên rất thích hợp cho việc trồng thưởng thức của người dân ở Thành Phố.

    Cây Phong Lan Mãn Thiên Hồng (Doritaenopsis sp.) có giá trị kinh tế cao ở trong nước cũng như nước ngoài. Trong tự nhiên cây Phong Lan Mãn Thiên Hồng tăng trưởng chậm. Thông thường, việc tạo cây con trong tự nhiên được thực hiện bằng hạt và bằng cách tách chiết, tuy nhiên với phương pháp này thời gian nhân giống rất dài và hệ số nhân giống rất thấp, hơn nữa cây con tạo thành có sức sống không cao.

    Trong những năm gần đây, cùng với sự Phát triển của công nghệ sinh học, ngành vi nhân giống cây trồng, đặc biệt trên đối tượng cây hoa lan từng bước Phát triển, nhiều đơn vị nhà nước cũng như tư nhân đã mạnh dạn Đầu tư để sản xuất cây giống phục vụ cho nông dân. Tuy nhiên việc Phát triển sản xuất hoa lan trong nước còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là cây giống. Các cơ sở sản xuất cây giống trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, các nhà vườn phải nhập cây giống từ nước ngoài bằng nhiều hạn nghạch khác nhau. Điều này rất khó khăn cho việc kiểm soát dịch bệnh và gây thụ động trong sản xuất hoa thương phẩm. Vì vậy, việc tập trung Phát triển sản xuất cây giống trong sản xuất là cấp thiết ở nước ta hiện nay

    Đề tài “Nhân nhanh PLB Mãn Thiên Hồng (Doritaenopsis sp.) trong một số hệ thống nuôi cấy khác nhau” nhằm mục đích tìm ra môi trường thích hợp nhất để nhân PLB Mãn Thiên Hồng Doritaenopsis sp. nhằm đạt hiệu suất nhân giống cao nhất, đồng thời xác định với hệ thống nuôi cấy nào sẽ cho hiệu suất nhân nhanh cao nhất. Đồng thời bước đầu thử nghiệm trên hệ thống Bioreactor tự tạo.

    2. Ý nghĩa thực tiễn:

    Hiện nay để nhân giống các loại Lan, giai đoạn nhân PLB – một giai đoạn chuyển tiếp từ hạt sang phôi – được ứng dụng rộng rãi và sử dụng phổ biến. Nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng cây giống mà còn ảnh hưởng đến chất lượng hoa thương phẩm. Việc nhân PLB chất lượng cao là tiền đề thúc đẩy Phát triển cây Lan giống trong nước, góp phần khắc phục hiện tượng thiếu hụt cây giống trong sản xuất hiện nay, từng bước nâng cao trình độ kỹ thuật nhân giống và thu nhập cho người sản xuất, hạn chế sự lây lan nguồn bệnh từ nước ngoài qua con đường nhập cây giống.

    MỤC LỤC

    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình vẽ, các đ62 thỊ, các bản vẽ

    MỞ ĐẦU

    1. Mục đích nghiên cứu:
    2. Ý nghĩa thực tiễn:

    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    1.1. Sơ lược về Phong Lan Mãn Thiên Hồng:
    1.1.1. Phân loại cây Phong Lan Mãn Thiên Hồng:
    1.1.2. Sự sinh trưởng và Phát triển của Mãn Thiên Hồng ngoài tự nhiên:
    1.1.3. Cây Mãn Thiên Hồng trên thị trường:
    1.1.4. Các kỹ thuật nhân giống Mãn Thiên Hồng:
    1.2. Tiền củ:
    1.3. Kỹ thuật nhân giống in vitro (nuôi cấy mô tế bào thực vật):
    1.3.1. Ưu và nhược điểm của kỹ thuật nhân giống in vitro:
    1.3.2. Các giai đoạn trong quy trình nhân giống vô tính in vitro:
    1.3.3. Các vấn đề liên quan đến nhân giống in – vitro:
    1.3.3.1. Ảnh hưởng của mẫu cấy và môi trường đến nhân giống in – vitro:
    1.3.3.2. Tính bất định về mặt di truyền:
    1.3.3.3. Việc sản xuất các chất gây độc từ mẫu cấy:
    1.3.3.4. Hiện tượng thủy tinh thể:
    1.4. Hệ thống nuôi cấy Bioreactor:
    1.4.1. Giới thiệu:
    1.4.2. Cấu trúc và phân loại bioreactor:
    1.4.2.1. Cấu trúc bioreactor:
    1.4.2.2. Phân loại bioreactor:
    1.4.3. Quy trình nhân sinh khối thực vật bằng kỹ thuật nuôi cấy lắc và bioreactor:
    1.4.4. Sự Phát triển thực vật trong bioreator:
    1.4.4.1. Quá trình phát sinh phôi soma:
    1.4.4.2. Quá trình phát sinh cơ quan:
    1.4.5. Một số vấn đề thường gặp trong nuôi cấy lỏng:
    1.4.6. Thuận lợi và khó khăn trong nuôi cấy bằng bioreactor:
    1.4.6.1. Thuận lợi
    1.4.6.2. Khó khăn:

    Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
    2.2. Vật liệu:
    2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:
    2.2.2. Trang thiết bị và dụng cụ:
    2.2.3. Môi trường nuôi cấy:
    2.2.4. Điều kiện nuôi cấy trong phòng nuôi cấy in – vitro:
    2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm:
    2.3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát môi trường nhân nhanh PLB Lan Hồ Điệp Mãn Thiên Hồng (Doritaenopsis sp.).
    2.3.2. Thí nghiệm 2: So sánh khả năng nhân PLB Mãn Thiên Hồng trong 3 hệ thống khác nhau: rắn, lỏng tĩnh, lỏng lắc.
    2.3.3. Thí nghiệm 3: Bước đầu thử nghiệm khả năng nhân nhanh PLB Mãn Thiên Hồng bằng hệ thống Bioreactor tự tạo.
    2.4. Phân tích thống kê:

    Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

    3.1. Khảo sát môi trường nhân nhanh PLB Lan Hồ Điệp Mãn Thiên Hồng (Doritaenopsis sp.): 33
    3.2. Thí nghiệm 2: So sánh khả năng nhân PLB Mãn Thiên Hồng trong 3 hệ thống khác nhau: rắn, lỏng tĩnh, lỏng lắc.
    3.3. Thí nghiệm 3: Bước đầu nghiên cứu khả năng nhân nhanh PLB Mãn Thiên Hồng bằng hệ thống bioreactor tự tạo:

    Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

    4.1. Kết luận:
    4.2. Đề Nghị:

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    PHỤ LỤC
     
Đang tải...