Luận Văn Nhân nhanh invitro hoa phong Lan Mokara

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Từ xưa tới nay, Lan được biết đến như một loài hoa quý phái, hoa của bậc vua chúa vương giả. Lan ở Việt Nam đẹp vẻ đẹp thanh cao lại chứa đựng nhiều ý nghĩa. Cùng với sự phát triển của ngành trồng Lan trong thời gian qua, loài hoa quý này không chỉ làm đẹp hơn hình ảnh của Việt Nam trong con mắt du khách đến với đất nước xứ sở nhiệt đới này mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một số giống hoa có thể trồng được trong điều kiện khí hậu nhiệt đới cận của nước ta như Dendrobium, Mokara, Cattleya, Vandaccous, Trong đó lan Mokara được trồng nhiều và có giá trị kinh tế cao. Bởi bên cạnh giá trị thẩm mỹ mà Mokara mang lại thì Mokara còn được sử dụng để tách chiết phục vụ cho một số ngành công nghiệp mỹ phẩm. Ngoài ra, đối với y học loài hoa này cũng có nhiều giá trị nhất định.Với giá trị như vậy hoa Mokara hứa hẹn mang lại nguồn doanh thu to lớn cho ngành sản xuất, kinh doanh mặt hàng này.

    Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu giống của thị trường trong nước, hàng năm chúng ta phải nhập một số lượng lớn các giống hoa Lan (kể cả giống và cành hoa) từ Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc. Do đó giá thành của các cây giống còn rất cao, mỗi cây Lan Mokara kích cỡ trung bình 35 – 40 cm có giá trị từ 40.000 – 45.000 đồng/cây. Nếu đầu tư một vườn Lan với diện tích tối thiểu khoảng 1000m2 nhà lưới thì số lượng cây giống đầu tư trung bình là 4000 cây, giá trị cây giống lên tới 160 – 200 triệu đồng chưa kể giá thành nhà lưới và vật tư cần thiết khác từ 60 - 80 triệu đồng/1000m2 nhà lưới. Chi phí ban đầu cho cây giống hoa Lan Mokara chiếm tới 70% tổng chi phí. Do đó việc giảm giá thành cây giống để cung cấp cho người sản xuất, mở rộng diện tích đang là vấn đề bức xúc hiện nay.

    Để giải quyết vấn đề này người ta áp dụng nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô sự cần thiết vì hệ số nhân cao, có thể nhân nhanh được hàng loạt các cây con giống có năng suất và phẩm chất tốt như bố mẹ chọn lọc. Từ một cây mẹ ban đầu ta có thể nhân ra hàng ngàn cây con có kích thước và chất lượng đồng đều như nhau, giúp việc nhân giống được nhanh hơn. Mặt khác, cây con ổn định về mặt di truyền, đồng thời giảm tác hại cho cây giống và đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng cây giống và giảm giá thành.

    Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài: “ Nhân nhanh invitro hoa phong Lan Mokara ” nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về quy trình, phương pháp tiến hành của quy trình nhân nhanh giống hoa Lan Mokara bằng phương pháp invitro.



    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU

    Phần 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU


    1.1. Khái quát chung về nuôi cấy mô tế bào thực vật

    1.1.1. Lịch sử phát triển của nuôi cấy mô

    1.1.2. Cơ sở khoa học nuôi cấy mô tế bào thực

    1.1.2.1. Khái niệm chung về nuôi cấy mô tế bào thực vật

    1.1.2.2. Cơ sở khoa học nuôi cấy mô tế bào thực vật

    1.2. Các yếu tố của môi trường cấy ảnh hưởng đến các giai đoạn trong nuôi cấy invitro

    1.2.1. Khoáng đa vi lượng

    1.2.2. Vitamin

    1.2.3. Nguồn sắt

    1.2.4. Nguồn Carbon

    1.2.5. Các chất hữu cơ

    1.2.6. Than hoạt tính

    1.3. Tầm quan trọng của nuôi cấy mô

    1.3.1. Về mặt lý luận sinh học cơ bản

    1.3.2. Về mặt thực tiễn sản xuất

    1.4. Giới thiệu chung về hoa Phong Lan

    1.4.1. Một số đặc tính đại cương về họ lan (Orchidaceae)

    1.4.1.1. Đặc điểm sinh học

    1.4.1.2. Sự phân bố

    1.5. Giới thiệu chung về hoa Mokara

    1.5.1. Đặc điểm sinh học của lan Mokara

    1.5.1.1. Đặc điểm hình thái lan mokara

    1.5.1.2. Sự phân bố

    1.5.2. Môi trường và các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng nuôi cấy mô hoa Mokara

    1.5.2.1. Nhiệt độ cây 1.5.2.2. Ẩm độ

    1.5.2.3. Ánh sáng

    1.5.2.4. Độ thông thoáng và giá thể

    1.5.2.5. Nhu cầu dinh dưỡng

    1.5.3. Gíá trị kinh tế và giá trị sử dụng hoa Mokara

    1.5.4. Các loại sâu hại chủ yếu trên hoa Mokara

    1.5.6. Thiết bị và các nhân tố đảm bảo trong nuôi cấy mô

    1.5.6.1. Thiết bị

    1.5.6.2. Các nhân tố đảm bảo thành công trong nuôi cấy mô thực vật

    1.5.7. Phương pháp nhân giống hoa mokara

    1.5.7.1. Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô ( in vitro )

    1.5.7.2. Phương pháp nhân giống từ hom

    1.5.7.3. Phương pháp nhân giống từ hom có cải tiến

    1.5.8. Tình hình sản xuất hoa Mokara ở Việt Nam và trên thế giới

    1.5.8.1. Tình hình sản xuất hoa Mokara ở Việt Nam

    1.5.8.2. Tình hình sản xuất hoa Mokara trên thế giới

    PHẦN 2 KẾT QUẢ

    2.1. Sơ đồ quy trình

    2.2. Thuyết minh quy trình

    2.2.1. Chuẩn bị môi trường

    2.2.2. Nguyên vật liệu 2.2.3. Khử trùng mẫu

    2.2.4. Khởi tạo PLB từ mô lá

    2.2.5. Sự tái sinh chồi từ PLB

    2.2.6. Sự ra rễ 2.2.7. Chuyển cây ra vườn ươm

    PHẦN 3 KẾT LUẬN

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...