Thạc Sĩ Nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hòa Bình

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/10/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm gần đây, dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa, mức độ cạnh tranh trong nước và quốc tế diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn. Quyết định lợi thế cạnh tranh không còn là các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên như trước, mà đã được dịch chuyển sang khoa học và công nghệ mà trụ cột là nhân tố con người. Cạnh tranh trong việc thu hút, sử dụng nhân lực, nhất là nhân lực có chuyên môn kỹ thuật (CMKT) đã trở thành vấn đề “sống còn” đối với sự phát triển trong một thế giới năng động hiện nay.
    Hoà Bình là tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Việt Nam, có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm Kinh, Mường, Dao, Thái, Tày, Mông. Trong những qua, cùng với cả nước, đảng bộ và chính quyền các cấp của tỉnh đã có nhiều cố gắng trong thu hút và phát triển nhân lực có CMKT phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trên địa bàn. Quy mô, trình độ và cơ cấu nhân lực này đã có những tăng trưởng và cải thiện đáng kể. Cơ cấu nhân lực có CMKT theo ngành, lĩnh vực kinh tế có sự chuyển dịch bước đầu đáp ứng nhu cầu mục tiêu CNH, HĐH. Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH thì trình độ nhân lực của tỉnh Hòa Bình hiện nay vẫn chưa ra khỏi tình trạng kém phát triển. nhân lực không có CMKT vẫn là số đông (trên 70%), cao hơn mức chung của cả nước. nhân lực có CMKT ở các trình độ và cơ cấu trong các ngành, nghề còn bất hợp lý.
    Để giải quyết vấn đề này và để góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức của tỉnh thời gian tới, tôi lựa chọn đề tài: “Nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hoà Bình” để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị học.
    2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Phân tích, đánh giá thực trạng nhân lực có CMKT trên các mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH ở tỉnh Hoà Bình để đề xuất phương hướng và lựa chọn giải pháp phát triển nhằm bảo đảm thực hiện thành công CNH, HĐH của tỉnh thời gian tới dưới góc độ kinh tế chính trị. Luận án xem nhân lực có CMKT là yếu tố của quá trình sản xuất và tái sản xuất, một bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Xây dựng cơ sở lý luận về nhân lực có CMKT cho CNH, HĐH ở một tỉnh miền núi, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài và tỉnh miền núi Sơn La về phát triển nhân lực có CMKT cho đẩy mạnh CNH, HĐH để rút ra bài học cho tỉnh Hòa Bình.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng nhân lực có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2006 – 2013.
    - Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển nhân lực có CMKT đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH ở tỉnh Hoà Bình đến năm 2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhân lực có CMKT trên các mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH ở tỉnh Hoà Bình.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi về đối tượng: Đề tài nghiên cứu nhân lực có CMKT bao gồm những người đã được đào tạo nghề (được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề) đến trình độ đại học và trên đại học về các mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH dưới góc độ kinh tế chính trị học. Luận án không đề cập đến những lao động được truyền nghề nhưng không có chứng chỉ nghề.
    - Phạm vi về không gian: nghiên cứu thực tế, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển nhân lực có CMKT bảo đảm cho CNH, HĐH ở tỉnh Hòa Bình.
    - Phạm vi về thời gian: từ khi thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức (năm 2006) đến hết năm 2013.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    - Cơ sở lý luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà Nước ta về phát triển nhân lực trong sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.
    - Phương pháp nghiên cứu: để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, Nghiên cứu sinh đã sử dụng các phương pháp như: trừu tượng hóa KH; thống kê, phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh để làm rõ hơn thực trạng nhân lực có CMKT ở tỉnh Hòa Bình.
    Để có thêm thông tin, tư liệu cho việc nghiên cứu, tác giả luận án còn tiến hành khảo sát thực tiễn với hai mẫu phiếu điều tra: 1) Điều tra đời sống và việc làm của nhân lực có CMKT ở tỉnh Hòa Bình; 2) Điều tra dành cho chủ cơ sở sản xuất kinh doanh trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ ở tỉnh Hòa Bình. Ngoài ra, tác giả luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu kinh tế học và sử dụng một số kết quả nghiên cứu của một số công trình đã công bố.
    5. Những đóng góp mới của luận án
    - Hệ thống hóa, làm rõ thêm cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm về nhân lực có CMKT cho CNH, HĐH ở một tỉnh miền núi Việt Nam.
    - Đánh giá đúng thực trạng nhân lực có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2006 - 2013, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
    - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nhân lực có CMKT đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH ở tỉnh Hoà Bình đến năm 2020.
    6. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án có kết cấu 4 chương.

    Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
    Chương 2: Cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm về nhân lực có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh miền núi Việt Nam.
    Chương 3: Thực trạng nhân lực có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh Hoà Bình.
    Chương 4: Phương hướng và giải pháp phát triển nhân lực có CMKT bảo đảm cho CNH, HĐH ở tỉnh Hòa Bình đến năm 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...