Tiểu Luận Nhân giống vô tính cây nha đam (Lô hội)

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    I. Đặt vấn đề:

    Cây Lô hội là loại cây hạt kín có hoa, thuộc họ Huệ tây (một họ có các loại cây mọng

    nước, trong đó có xương rồng), mọc nhiều ở các vùng có khí hậu nóng và khô. Đây là cây

    dược liệu được dùng trong cả tây y và đông y.

    Cây Lô hội với các đặc tính y khoa của nó đã được nhiều thế hệ và nền văn minh trên khắp

    thế giới biết đến. Ngày nay, có nhiều nhà nghiên cứu đã xem nó như một loại thảo dược chữa

    "bách bệnh".

    Ngoài ra, trong những năm gần đây, chất gel chiết rút từ cây Lô hội còn được dùng nhiều

    trong các ngành công nghệ dược phẩm, hoá mỹ phẩm như: kem thoa lên da, thuốc viên hay

    thuốc mỡ để trị bệnh với các thương hiệu thuốc Lô hội, mỹ phẩm Lô hội, và thực phẩm dưới

    dạng nước uống xirô.

    Ở Việt Nam, cây Lô hội có nhiều dòng khác nhau, trong đó cây Aloe Vera được ghi nhận

    là một trong những cây thuốc cổ truyền Việt Nam, cây phân bố nhiều ở các vùng ven biển

    miền Trung, được nhân dân ta sử dụng trong các bài thuốc Đông y, và là nguồn nguyên liệu

    thảo dược trong hóa mỹ phẩm.

    Trước những tính năng tuyệt vời của cây Lô hội, vấn đề nhân giống và phát triển cây Lô

    hội được đặt ra. Tuy nhiên, vấn đề cây giống cho các vùng nguyên liệu còn gặp khó khăn vì

    trong tự nhiên cây Lô hội rất khó nhân giống bằng hạt. Vì vậy người dân vẫn thường nhân

    giống vô tính cây Lô hội bằng phương pháp truyền thống đó là phương pháp tách chồi thụ

    động có hệ số nhân giống không cao, cây sinh ra có sức sống thấp vì thế không thể sản xuất

    được số lượng lớn cây giống theo quy mô công nghiệp.

    Trong những năm gần đây, nhằm tạo ra các giống cây trồng chất lượng tốt, không phụ

    thuộc vào mùa vụ, nhiều địa phương trong cả nước đã ứng dụng phương pháp giâm hom vào

    công tác nhân giống.Tuy nhiên phương pháp này cho kết quả không cao ở nhiều đối tượng cây

    trồng và chưa đáp ứng được số lượng lớn cây giống.

    Công nghệ nhân giống vô tính bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào là một trong những

    phương thức nhân giống vô tính có nhiều ưu điểm nổi trội là: cho hệ số nhân giống rất cao, sản

    xuất quanh năm không phụ thuộc vào mùa vụ, cần ít diện tích sản xuất và vật liệu nhân giống

    ban đầu, cây giống sản xuất ra hoàn toàn sạch bệnh, đồng nhất về mặt di truyền, việc vận

    chuyển cây giống đi xa thuận tiện, tổn thất ít, chất lượng cây được đảm bảo do đó hoàn toàn có

    thể đáp ứng được các yêu cầu về sản xuất cây giống với số lượng lớn mang tính công nghiệp.



    MỤC LỤC



    I. Đặt vấn đề 3

    II. Giới thiệu tổng quan về cây Lô hội 4

    1. Lịch sử phát triển 4

    2. Đặc điểm 4

    3. Thành phần hóa học 5

    4. Tác dụng 6

    5. Kĩ thuật thu hoạch và chế biến 7

    III. Các phương pháp nhân giống vô tính cây Lô hội 8

    1. Nhân giống vô tính cây Lô hội 8

    bằng kỹ thuật giâm cành, giâm hom

    1.1 Cơ sở khoa học 8

    1.2 Vật liệu 9

    1.3 Phương pháp nuôi cấy 9

    1.4 Các yếu tố ảnh hưởng 9

    2. Nhân giống vô tính cây Lô hội

    bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro 11

    2.1 Cơ sở khoa học 11

    2.2 Vật liệu 12

    2.3 Phương pháp nuôi cấy 12

    2.4 Các yếu tố ảnh hưởng 14

    IV. Tài liệu tham khảo 24
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...