Tiểu Luận Nhân giống Lan Vanda

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: NHÂN GIỐNG LAN VANDA

    GVHD: Ts.Nguyễn Hoài Hương

    Nhóm thực hiện:
     Nguyễn Thị Như Yến (MSSV: 0851110308)
     Lê Nguyễn Nhật Thanh (MSSV: 0851110226)
     Nguyễn Thị Thanh Trang (MSSV: 0851110262)
     Cao Tuấn Vũ (MSSV: 0851110303)
     Lê Hoàng Thúy Oanh (MSSV: 0851110168)

     MỤC LỤC

    PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

    1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
    1.1. Lĩnh vực nghiên cứu
    1.2. Vấn đề nghiên cứu
    1.3. Giải pháp
    1.3.1. Mục đích nghiên cứu
    1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu

    PHẦN II: TỒNG QUAN TÀI LIỆU

    2.1. TỔNG QUAN VỀ LAN VANDA
    2.1.1. Nguồn gốc, xuất xứ
    2.2. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY LAN TRONG ỐNG NGHIỆM
    2.2.1. Giới thiệu
    2.2.2. Lịch sử nghiên cứu
    2.3. TỒNG QUAN VỂ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY LAN TRONG ỐNG NGHIỆM

    PHẦN III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


    3.1. VẬT LIỆU
    3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.3.1. Mô tả thí nghiệm
    3.3.1.1. Thí nghiệm tối ưu hóa môi trường VW
    3.3.1.2 Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng cùa dịch chiết chuối và dịch chiết khoai tây trong môi trường VW trong nuôi cấy lan Vanda coerulea
    3.3.1.3. Thí nghiệm tối ưu hóa cường độ ánh sáng

    3.3.2. Bố trí thí nghiệm
    3.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ
    3.4.1. Các chỉ tiêu
    3.4.2. Thông số chỉ tiêu khảo sát

    3.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU

    PHẦN IV: DỰ KIẾN KẾT QUẢ
    PHẦN V: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
    PHẦN VI: DỰ TRÙ KINH PHÍ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO



    PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
    1.1. Lĩnh vực nghiên cứu:

    - Thị trường tiêu thụ hoa phong lan là đầy tiềm năng trong hoàn cảnh nước ta.Việc sản xuất phong lan đã đem lại một nguồn thu nhập khá cao cho các nhà nông.Trong đó, lan Vanda là một loại lan rừng quý hiếm và được người tiêu dùng ưa thích.
    - Vì vậy, việc tìm ra một phương pháp để có thể sản xuất lan Vanda trên qui mô công nghiệp là điều rất quan trọng đối với các nhà vườn.
    - So với phương pháp tách chiết thông thường tốc độ phát triển 1 cây/năm thì phương pháp cấy mô sẽ sản xuất một số lượng cây con gần như không tưởng khoảng 4 triệu cây/năm. Phương pháp cấy mô là phương pháp duy nhất hiện nay có thể nhân giống lan trên qui mô công nghiệp
    - Do đó, muốn sản xuất hoa lan Vanda một cách nhanh chóng và với số lượng lớn thì phải áp dụng phương pháp nuôi cấy mô thực vật trong ống nghiệm và là vấn đề rất được quan tâm cùa các nhà nghiên cứu về nuôi cấy mô thực vật hiện nay.
    1.2. Vấn đề nghiên cứu:
    - Nhiều tác giả dùng các môi trường Vacin và Went, Mu rashige và Skoog, Heller . rất tốt cho các loài lan thuộc nhóm đơn thân.
    - Quá trình lai tạo, nuôi trồng cho ra hoa đối với họ lan là khá dài (tùy theo chủng loài có thể trên dưới 120 tháng). Chúng ta cần chọn môi trường nuôi cấy tối ưu nhất để rút ngắn quá trình sinh trưởng của cây trong ống nghiệm đồng thời cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để cây phát triển khỏe mạnh.
    - Cùng được nuôi cấy trong một môi trường dinh dưỡng nhưng với những điều kiện nuôi cấy khác nhau về cường độ ánh sáng,độ pH,nhiệt độ đã cho những sự tăng trưởng rất khác nhau ở các mô cấy.
    - Vậy việc chọn môi trường dinh dưỡng với những điều kiện nuôi cấy tối ưu để nhân giống lan Vanda là điều đặc biệt rất quan trọng với các nhà sản xuất lan.
    1.3. Giải pháp:
    1.3.1. Mục đích nghiên cứu:
    +Áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật, tiến hành các thí nghiệm để tìm ra điều kiện nuôi cấy tối ưu nhất nhằm nhân giống lan Vanda.
    1.3.2. Mục tiêu:
    + Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy mô lan Vanda.
    + Tối ưu hóa điều kiện nuôi cấy mô lan Vanda.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...