Luận Văn Nhận định về sự phục hồi của kinh tế thế giới và cơ hội, thách thức đối với nền kinh tế việt nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHẬN ĐỊNH VỀ SỰ PHỤC HỒI


    CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM








    I. VỀ SỰ PHỤC HỒI CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI


    Nhận định về sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, những tháng trước đây có nhiều quan điểm dè dặt cho rằng kinh tế thế giới có khả năng hồi phục kiểu hình W, tức là sự hồi phục tạm thời rồi sẽ rơi vào suy thoái tiếp theo. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các nhận định trở nên lạc quan hơn và đều cho rằng kinh tế thế giới đã qua giai đoạn khó khăn nhất và đang phục hồi khả quan. Báo cáo mới nhất của IMF (WEO, tháng 4/2010) đánh giá là kinh tế thế giới phục hồi nhanh hơn kỳ vọng. IMF đã điều chỉnh dự báo tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới năm 2010 lên 4,15% so với 3,15% trong dự báo trước đây vào tháng 10/2009. Năm 2009, thế giới tăng trưởng âm (-0,6%), như vậy, tăng trưởng năm 2010 như dự báo sẽ là bước phục hồi khá mạnh. Số liệu bảng 1 về tăng trưởng theo quý cho thấy là các nền kinh tế đều đã bắt đầu phục hồi từ quý 3 hoặc quý 4 năm 2009 mặc dù không đồng đều. Kinh tế Mỹ phục hồi tốt hơn các nền kinh tế lớn khác. Phục hồi của Liên minh Châu Âu là yếu nhất. Số liệu cũng cho thấy là suy thoái diễn ra từ quý 2 năm 2008 đến quý 2 năm 2009, cũng không phải là quá dài và quá nghiêm trọng như cuộc Đại khủng hoảng năm 1929-33 như lo ngại ban đầu.




    Bảng 1 : Tăng trưởng GDP theo quý của các nền kinh tế lớn
    (%, so với quý trước, có điều chỉnh yếu tố theo mùa)


    Q4-
    2007 Q1-
    2008 Q2-
    2008 Q3-
    2008 Q4-
    2008 Q1-
    2009 Q2-
    2009 Q3-
    2009 Q4-
    2009
    - Mỹ
    - Liên 0.53 -0.18 0.36 -0.68 -1.37 -1.65 -0.18 0.55 1.36
    minh
    Châu Âu
    0.48
    0.75
    -0.18
    -0.49
    -1.92
    -2.45
    -0.25
    0.28
    0.11
    - Nhật 0.37 0.67 -1.13 -1.25 -2.67 -3.61 1.48 -0.14 0.94
    - Anh 0.54 0.72 -0.08 -0.93 -1.80 -2.61 -0.69 -0.28 0.44
    Nguồn : Thống kê của OECD.


    Hiện tại số liệu tăng trưởng quý 1/2010 chưa được công bố. Do đó, để nhận định tình hình quý 1/2010, chúng ta xem xét các số liệu liên quan. Thứ nhất, tiêu dùng tư nhân đóng vai trò quan trọng nhất trong GDP của các nền kinh tế phát triển, nên sự phục hồi phụ thuộc lớn nhất vào sự phục hồi tiêu dùng trong nước. Số liệu ở bảng 2 về tăng trưởng doanh số

    bán lẻ hàng tháng cho thấy là tăng trưởng doanh số bán lẻ ở Mỹ đã phục hồi, từ tháng 12/2009 đến nay liên tục tăng. Các chỉ số lòng tin tiêu dùng ở Mỹ cũng liên tục cải thiện trong những tháng qua. Có thể nói là phục hồi tiêu dùng tư nhân của Mỹ là khá tốt so với những nước phát triển khác. Sau Mỹ là Nhật với tăng trưởng doanh số bán lẻ khá tốt trong tháng 1 và 2 năm 2010. Anh cũng có cải thiện, trong khi đó EU là phục hồi yếu nhất. Về sản xuất công nghiệp, cả Mỹ và Liên minh Châu Âu có sự phục hồi tốt, trong khi Nhật và Anh có sự phục hồi nhưng không đồng đều qua các tháng. Về xuất khẩu, năm 2009 xuất khẩu các nước đều giảm rất mạnh (các nước phát triển giảm 12%), tuy nhiên những tháng gần đây xuất khẩu tăng trở lại (tháng 02/2010, Nhật tăng 45%, Đức tăng hơn 5%). Dự báo mới nhất của IMF là xuất khẩu các nước phát triển sẽ tăng khoảng 6,6% trong năm 2010. Nhìn chung thương mại thế giới đang hồi phục và xuất khẩu sẽ cải thiện hơn nữa trong thời gian tới. Qua các số liệu trên có thể dự báo là tăng trưởng các nước phát triển trong quý 1/2010 sẽ tiếp tục được cải thiện, kinh tế thế giới đã qua giai đoạn suy thoái. Khả quan nhất là Mỹ, kế đến là Nhật, Anh. Có lẽ yếu nhất trong các nhóm phát triển là Liên minh châu Âu. EU hiện đang đối mặt với vấn đề khủng hoảng nợ chính phủ của một số nước thành viên, nghiêm trọng nhất là Hy Lạp (thâm hụt ngân sách năm 2009 lên hơn 13% GDP, nợ chính phủ/GDP khoảng 120%), kế đến là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Đồng Euro đã suy yếu đáng kể so với đồng USD trong những tháng gần đây. Có lẽ đây là đe doạ lớn nhất hiện nay cho sự phục hồi của khu vực Euro và của kinh tế toàn cầu. Sự lo ngại là khủng hoảng nợ của Hy Lạp có thể tạo hiệu ứng dây chuyền tới các nước khác. Hiện tại EU và IMF đã đồng ý gói cứu trợ 45 tỉ Euro cho Hy Lạp. Theo nhận định thì nếu gói cứu trợ được thực hiện kịp thời thì khả năng khủng hoảng Hy Lạp lan sang các nước khác là rất ít.


    Bảng 2 : Tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng tháng (so với tháng trước)




    T03/2010 T02/2010 T01/2010 T12/2009 T11/2009
    Mỹ
    EU 1.60% 0.50%
    -0.60% 0.10%
    -0.20% -0.10% 0.50% 1.80%
    -0.50%
    Anh 0.20% 2.00% -2.10% 0.50% -0.30%
    Nhật 0.90% 2.00% -1.10% 0%
    Nguồn : Tổng hợp từ Bloomberg, FXCM, Financial Times.




    Bảng 3 : Tăng trưởng sản lượng công nghiệp hàng tháng (so với tháng trước)


    T02/2010 T01/2010 T12/2009 T11/2009 T10/09
    Mỹ 0.30% 0.90% 0.70% 0.80%
    EU 0.90% 1.60% 0.60% 1.40% -0.30%
    Anh 1.00% -0.50% 0.50% 0.40% -0.10%
    Nhật -0.60% -0.90% 2.70% 2.20% 2.60%
    Nguồn : Tổng hợp từ Bloomberg, FXCM, Financial Times.

    Nhận định về sự phục hồi, các đánh giá đều cho rằng nguyên nhân cơ bản làm cho cuộc khủng hoảng lần này không nghiêm trọng như cuộc đại suy thoái 1929-33 là : thứ nhất, chính phủ các nước thực hiện các gói giải cứu và kích thích kinh tế khổng lồ; thứ hai, ngân hàng trung ương các nước thực hiện mở rộng tiền tệ rất mạnh, với chính sách lãi suất thấp kỷ lục; thứ ba, thương mại thế giới vẫn diễn ra bình thường, không có sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ như năm 1929-33. Về điểm thứ nhất, IMF ước tính là các gói kích thích kinh tế của Mỹ đã giúp cho GDP của Mỹ tăng thêm khoảng 1% trong năm 2009. Đều này là rất quan trọng bởi vì trong khủng hoảng, tiêu dùng tư nhân, đầu tư tư nhân và xuất khẩu đều giảm mạnh. Về chính sách tiền tệ thì cho đến thời điểm này, các nước phát triển vẫn duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục, ngoại trừ Úc. Lãi suất cơ bản các nước hiện nay là : Mỹ 0,25%, EU 1,0%, Anh 0,5%, Nhật 0,1%, Canada 0,25%, Úc 4,25%. Một trong những lo ngại của chính sách mở rộng tiền tệ và kích thích tài khoá là gây ra lạm phát. Bảng 4 trình bày số liệu lạm phát các nước phát triển những tháng gần đây. Nhìn chung là chỉ số giá tiêu dùng có tăng trong những tháng gần đây, nhưng mức độ tăng là không cao vẫn nằm trong mức bình quân chung nhiều năm của các nước. Trong các nước, có Nhật là có giảm phát, EU thì mức lạm phát thấp hơn bình thường. Tuy nhiên, nhiều ý kiến quan ngại là lạm phát có thể sẽ tăng mạnh trong những năm tới vì độ trễ của chính sách mở rộng tài khoá và tiền tệ. Ngoài ra, khi kinh tế phục hồi thì giá cả các nguyên liệu cơ bản đều tăng mạnh. Giá dầu đã tăng hơn 50% trong tám tháng qua, giá thép đã tăng gần gấp đôi, giá cao su đã tăng gấp
    đôi,
    Bảng 4 : Lạm phát ở các nước phát triển
     
Đang tải...