Luận Văn Nhận diện và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong bối cảnh nền kinh tế nước đang phát triển khá ổn định, ngành ngân hàng với vị thế của mình trong nền kinh tế đã và đang đóng một vai trò hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển đó. Trong giai đoạn gần đây, hoạt động của ngành ngân hàng khá hiệu quả với nhiều nỗ lực mở rộng hoạt động, nâng cấp hệ thống, tăng cường quản lý, gia tăng dịch vụ.
    Một trong những khía cạnh quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng là khả năng kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Với những nỗ lực trên, việc kiểm soát rủi ro tín dụng hiện nay đã khá hiệu quả với các chỉ tiêu nợ xấu trong hầu hết các ngân hàng thương mại là khá lý tưởng. Tuy nhiên, những chỉ số trên có thể vẫn chưa phản ánh hết những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động ngân hàng.
    Hơn nữa, là một ngành kinh tế nhạy cảm nên hoạt động của ngành ngân hàng nếu có hiệu quả sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế bao nhiêu thì sẽ tác động tiêu cực bấy nhiêu nếu hoạt động kém hiệu quả. Do đó, công việc kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và rủi ro trong hoạt động tín dụng nói riêng là một công việc thường xuyên, liên tục, không ngừng nghiên cứu giải pháp để kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro ngày càng hiệu quả hơn; đặc biệt là ở tại các ngân hàng thương mại tại các địa phương mà tính cọ xát chưa cao.
    Với suy nghĩ trên mà mong muốn được góp một phần nào đó trong nỗ lực kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro một cách thường xuyên trong hoạt động tín dụng tại một ngân hàng thương mại ởmột đại phương nhỏ, tôi xin chọn đề tài: “Nhận diện và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng” làm luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế.
    Mục đích nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
    Làm sáng tỏ một số khái niệm liên quan đến vấn đề rủi ro trong hoạt động ngân hàng, trong đó, tập trung phân tích đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng.
    Phân tích thực trạng, môi trường hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng trong giai đoạn 2004 – 2006, khảo sát xu hướng, diễn biến nợ xấu, nợ quá hạn nhằm nhận diện một cách đầy đủ các rủi ro phát sinh cũng như cảnh báo tiềm ẩn rủi ro.
    Trên cơ sở nghiên cứu những nguyên nhân gây rủi ro, cũng như các giải pháp để ngăn ngừa và xử lý rủi ro đã thực hiện; rút ra bài học kinh nghiệm cũng như đưa ra một số giải pháp, đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng.
    Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng
    Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng giai đoạn 2004 – 2006.
    Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra khảo sát,
    Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia thành 03 chương như sau:

    Chương I: Tổng quan về Ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng
    Chương II: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng
    Chương III:Một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng


    Đề tài đã được tập trung nghiên cứu và cố gắng đạt được những mục đích đề ra; tuy nhiên, do hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nghiên cứu, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết; rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của Quý Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
    Xin chân thành cám ơn PGS-TS Trần Hoàng Ngân – người hướng dẫn khoa học, chân thành cám ơn các Thầy Cô trường Đại học Kinh Tế, các Thầy Cô trường Đại học Đà Lạt, các cô chú, anh chị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng và các Ngân hàng khác ở Lâm Đồng, các bạn đồng nghiệp và cả gia đình đã hướng dẫn, cung cấp số liệu, trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.



    MỤC LỤC
    1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại . .2
    1.1.1 Khái niệm .2
    1.1.2 Các chức năng của Ngân hàng thương mại . 2
    1.1.2.1 Chức năng làm trung gian tài chính . 2
    1.1.2.2 Chức năng làm trung gian thanh toán .3
    1.1.2.3 Chức năng tạo tiền 3
    1.1.2.4 Chức năng làm dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác .4
    1.1.3 Sơ lược các mặt hoạt động của ngân hàng thương mại .5
    1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn . .5
    1.1.3.2 Vay của ngân hàng: . .5
    1.1.3.3 Hoạt động tín dụng .5
    1.1.3.4 Nghiệp vụ đầu tư 6
    1.1.3.5 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ .6
    1.1.3.6 Dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác 6
    1.2 Hoạt động tín dụng 6
    1.2.1 Khái niệm .6
    1.2.2 Phân loại hoạt động tín dụng .6
    1.2.3 Quy trình tín dụng 7
    1.2.4 Bảo đảm tín dụng .8
    1.2.4.1 Thế chấp tài sản . .8
    1.2.4.2 Cầm cố tài sản: .9
    1.2.4.3 Bảo lãnh: . 9
    1.3 Rủi ro trong hoạt động tín dụng: . 9
    1.3.1 Nhận diện rủi ro trong hoạt động ngân hàng .10
    1.3.1.1 Rủi ro thanh khoản . 10
    1.3.1.2 Rủi ro lãi suất 10
    1.3.1.3 Rủi ro hối đoái 11
    1.3.1.4 Rủi ro tín dụng 11
    1.3.2 Rủi ro tín dụng và các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng .12
    1.3.2.1 Nguyên nhân từ phía các ngân hàng thương mại .12
    1.3.2.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng .13
    1.3.2.3 Nguyên nhân khác từ môi trường bên ngoài 13
    1.3.3 Một số mô hình để đánh giá rủi ro tín dụng .13
    1.3.3.1 Mô hình định tính .13
    1.3.3.2 Mô hình định lượng . .14
    1.3.4 Một số nguyên tắc cơ bản đảm bảo an toàn tín dụng .16
    2.1 Sơ lược về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng 25
    2.1.1 Sơ lược về Ngân hàng Đầu tư vàø Phát triển Lâm Đồng 25
    2.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội tỉnh Lâm Đồng 25
    2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2004 – 2006 .26
    2.3 Phân tích hoạt động tín dụng giai đoạn 2004 – 2006 29
    2.3.1 Phân tích quy mô tín dụng .29
    2.3.2 Phân tích chất lượng tín dụng 30
    2.3.3 Phân tích quy trình cho vay đang được áp dụng 32
    2.3.4 Nhận xét chung về hoạt động tín dụng giai đoạn trên .34
    2.4 Nhận diện nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng giai đoạn trên 36
    2.4.1 Nguyên nhân rủi ro từ phía ngân hàng 37
    2.4.1.1 Nguyên nhân rủi ro từ chính sách cho vay chưa phù hợp 37
    2.4.1.2 Nguyên nhân rủi ro từ quy trình cho vay . 38
    2.4.1.3 Nguyên nhân rủi ro từ đội ngũ cán bộ ngân hàng 39
    2.4.2 Nguyên nhân rủi ro từ phía khách hàng vay . .40
    2.4.3 Nguyên nhân khác từ bên ngoài . 41
    3.1 Phương hướng hoạt động của ngân hàng giai đoạn tới .50
    3.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng .51
    3.2.1 Xây dựng và thực hiện chính sách cho vay thích hợp .52
    3.2.1.1 Về chính sách lãi suất .52
    3.2.1.2 Về chính sách khách hàng 53
    3.2.1.3 Về chính sách sản phẩm tín dụng .53
    3.2.1.4 Về chính sách đối với tài sản đảm bảo . 53
    3.2.2 Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay .54
    3.2.2.1 Về giai đoạn kiểm tra hồ sơ, thông tin khách hàng 54
    3.2.2.2 Về giai đoạn thẩm định phương án vay vốn và trả nợ 55
    3.2.2.3 Về giai đoạn quyết định cho vay . .55
    3.2.2.4 Về giai đoạn kiểm tra sử dụng vốn sau cho vay .56
    3.2.2.5 Về xử lý các khoản nợ xấu . 57
    3.2.3 Ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại trong quản lý thông tin .58
    3.2.4 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ .58
    3.2.5 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro .58
    3.2.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . .59
    3.3 Một số kiến nghị 60
    3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước .61
    3.3.1.1 Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành 61
    3.3.1.2 Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát 61
    3.3.1.3 Cải tiến và nâng cao vai trò của trung tâm thông tin tín dụng .62
    3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ . .63
     
Đang tải...