Thạc Sĩ Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/2/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ NHẬN
    DIỆN VÀ THIÊT LẬP CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG
    THAM NHŨNG
    15
    1.1. Quyền lực công cộng, sự tha hóa quyền lực công cộng và tham
    nhũng
    15
    1.2- Các cách tiếp cận về tham nhũng trên thế giới 23
    1.3. Tác hại của tham nhũng

    39
    CHƯƠNG 2: THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM - NHẬN DIỆN,
    ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN NHÂN VÀ VẤN DỀ ĐẶT RA
    45
    2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về tham nhũng ở Việt Nam 45
    2.2. Nhận diện tham nhũng qua các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng
    cộng sản Việt Nam
    47
    2.3. Nhận diện tham nhũng qua Luật phòng, chống tham nhũng và
    Luật hình sự Việt Nam
    50
    2.4. Một số hình thức tham nhũng phổ biến ở Việt Nam hiện nay 53
    2.5. Một số đánh giá về tham nhũng ở Việt Nam hiện nay 107
    2.6. Đặc điểm cơ bản của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay 112
    2.7. Nhấn mạnh một số nguyên nhân tham nhũng ở Việt Nam

    CHƯƠNG 3: PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM
    THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
    133
    3.1. Quyết tâm chính trị về chống tham nhũng của Đảng cộng sản
    Việt Nam và Nhà nước Việt Nam
    133
    3.2. Những kết quả đạt được 142
    3.3. Những hạn chế và những vấn đề đặt ra

    1463.4. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém 148
    CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
    CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM
    NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
    156
    4.1. Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số nước trên
    thế giới.
    156
    4.2. Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống
    tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
    173
    4.3. Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hơn nữa công tác đấu tranh
    phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay
    180
    KẾT LUẬN 206
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 209
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Tham nhũng bản thân nó là một căn bệnh khó trị của mọi xã hội có nhà
    nước. Tham nhũng làm cho quyền lực công bị suy thoái, tê liệt, mất tác dụng
    trong điều tiết các quan hệ xã hội; hệ thống quyền lực bị đẩy vào tình trạng hỗn
    loạn, vô chính phủ, bị chi phối hoàn toàn bởi sự tranh giành, co kéo, chia chác
    tài sản quốc gia giữa vô số lợi ích bất hợp pháp của các nhóm và cá nhân; gây
    mất niềm tin của nhân dân vào tính chính đáng ban đầu của nhà nước. Tham
    nhũng là một trong những nguyên nhân chính tạo ra sự phản kháng của nhân
    dân làm cho nhiều nhiều quốc gia, nhiều triều đại bị sụp đổ.
    Tham nhũng được coi là sản phẩm của sự tha hoá quyền lực nhà nước, là
    tình huống có vấn đề trong sử dụng quyền lực, là sự đối lập - kẻ thù của dân
    chủ. Chính vì vậy, cuộc đấu tranh chống tham nhũng luôn gắn liền với việc
    đảm bảo mục đích sử dụng quyền lực công theo đúng nghĩa là sự phục vụ chứ
    không phải đòi hỏi. Chống tham nhũng ở các nước được coi là một trong
    những tiêu chí hàng đầu để đi đến nắm giữ, củng cố và duy trì quyền lực của
    các đảng chính trị. Bất kể đảng chính trị nào khi tranh cử cũng phải tuyên bố
    trong cương lĩnh tranh cử của mình là bài trừ tham nhũng. Nếu đảng cầm
    quyền còn để tình trạng tham nhũng xảy ra, thì nguy cơ mất quyền là rất cao
    do phải chịu nhiều áp lực cả về chính trị lẫn xã hội.
    Ở các nước phương Tây, cách chống tham nhũng phổ biến là xây dựng
    một cơ chế kiểm soát quyền lực đủ sức ngăn chặn các hành vi lạm quyền,
    chuyên quyền, sử dụng quyền lực vì mụch đích tối đa hoá lợi ích của bản thân.
    Các cơ chế kiểm soát quyền lực đó chính là nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà
    nước (tam quyền phân lập, kiềm chế đối trọng), cạnh tranh chính trị giữa các
    đảng và sự tồn tại của các đảng đối lập trung thành, sự phản biện xã hội đối với
    việc thực thi quyền lực nhà nước của các nhóm lợi ích Đó cũng chính là quá
    trình xã hội hoá, dân chủ hoá hoạt động tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước. Ở nước ta hiện nay, tham nhũng ngày càng lộng hành, một bộ phận
    không nhỏ quyền lực nhà nước dường như được sử dụng nhằm tối đa hoá lợi
    ích của các quan chức thoái hoá, biến chất. Hậu quả do tham nhũng gây ra có
    thể rất dễ nhận thấy, thế nhưng việc xác định, nhận diện tham nhũng lại là vấn
    đề rất khó khăn. Chính sự gia tăng của tình trạng tham nhũng làm cho nhân
    dân cảm thấy mình uỷ quyền nhưng đã bị mất quyền.
    Có thể nói, chúng ta chưa tạo ra được chiếc phanh an toàn cho sự vận
    hành của bánh xe quyền lực. Cơ chế kiểm soát quyền lực còn hết sức lỏng lẻo,
    chức năng giám sát tối cao của Quốc hội chưa thực sự hiệu quả trong việc phát
    hiện và đấu tranh với nạn tham nhũng, các cơ quan tư pháp hoạt động chưa
    được độc lập, thẩm quyền còn nhiều hạn chế, vai trò giám sát của MTTQ và
    các tổ chức thành viên đối với việc thực thi quyền lực của các cơ quan và công
    chức nhà nước không phát huy được, các quy định pháp luật về quyền làm chủ
    của nhân dân mới chỉ dừng lại ở các quy định có tính nguyên tắc chứ chưa phải
    là các chế định cụ thể, các thiết chế làm chủ của nhân dân còn hình thức và rất
    khó thực hiện, Chính vì vậy, trước sự tác động của nền kinh tế đang chuyển
    đổi sang thị trường, tham nhũng có cơ hội bùng phát trở thành những hành
    động mang tính phổ biến.
    Từ trước đến nay, Đảng và nhà nước ta đã nhận thức được hậu quả do
    tham nhũng gây ra và xác định nó là một trong bốn nguy cơ có khả năng gây
    đổ vỡ chế độ. Để đối phó với nó, Đảng và nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp
    phòng, chống thế nhưng hiệu quả của “liều thuốc kháng sinh” chưa chế ngự
    được loại “vi rút” này, dường như nó càng ngày càng mạnh lên và đang gây
    những hậu quả nặng nền cho xã hội.
    Sở dĩ, căn bệnh tham nhũng tác oai tác quái là do chúng ta, dù nỗ lực rất
    nhiều, vẫn chưa hiểu đầy đủ về nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, nội dung và các
    hình thức biểu hiện của các hành vi tham nhũng, chưa có các giải pháp phòng,
    chống hiệu quả. Vì vậy, các biện pháp, giải pháp dù rất nhiều với quyết tâm cao
    của cộng đồng quốc tế và trong nước, tham nhũng vẫn chưa được kiềm chế và đẩy lùi. Việc nhận diện tham nhũng ở nước ta được ví như câu chuyện thầy bói
    xem voi ngày xưa. Mỗi người, mỗi ngành nhận diện về tham nhũng ở những khía
    cạnh khác nhau với những mức độ khác nhau chứ chưa thấy được tổng thể và các
    mối quan hệ nảy sinh bên trong các hành vi tham nhũng. Tham nhũng là nguy cơ
    như thế nào, đã được nhiều ý kiến, nhiều nhận định ở nhiều diễn đàn và công luận
    đề cập đến. Tuy vậy, không thể nói rằng chúng ta đã biết đầy đủ về tính chất và
    mức độ nguy hại do các hành vi ấy gây ra cho Nhà nước, cho xã hội. Những nhận
    thức chung chung rằng “Tham nhũng là quốc nạn”, là “kẻ thù số một” là “giặc nội
    xâm” v.v không đủ để đẩy những cuộc đấu tranh chống tham nhũng tới một
    ngưỡng cần thiết và hiệu quả. Do không nhận diện đầy đủ các hành vi tham
    nhũng nên đang tồn tại một tình trạng khá phổ biến là, ai cũng nghĩ là tham nhũng
    ở chỗ khác chứ không nghĩ là tại cơ sở mình, việc đấu tranh chống tham nhũng có
    những yếu kém là yếu kém của người khác, của cấp khác chứ không phải của
    mình, ở đơn vị mình, v.v. Cứ như vậy, tham nhũng là một “quốc nạn” nhưng chỉ
    nghe mà không thấy. Đây là một trong những lý do làm cho hầu hết các vụ việc
    tham nhũng đều do nhân dân và báo chí phanh phui ra. Không một tổ chức đảng
    nào phát hiện được tham nhũng.
    Các biện pháp đấu tranh với tham nhũng của chúng ta đã đến lúc cần
    được xem xét lại một cách nghiêm túc. Các biện pháp mang tính thể chế và chế
    tài tưởng như hiệu quả thế nhưng chưa đẩy lùi được tình trạng tham nhũng, các
    biện pháp mang tính giáo dục (tự phê bình và phê bình, giáo dục đạo đức tư
    tưởng Hồ Chí Minh, làm gương .) dường như đã bị mất tác dụng. Do vậy, việc
    nghiên cứu, đổi mới và tìm kiếm các biện pháp chống tham nhũng hiệu quả
    hơn đang là thách thức lớn đối với Đảng, Nhà nước và xã hội.
    Chính vì vậy, nghiên cứu, nhận diện tham nhũng và giải pháp phòng,
    chống tham nhũng ở nước ta hiện nay là một việc làm cấp thiết.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Trên thế giới Có thể nói, việc nghiên cứu về tham nhũng không chỉ có tính chất quốc
    gia, mà còn mang tính khu vực và quốc tế. Các cuốn sách nghiên cứu về vấn
    đề này ngày càng nhiều với những nội dung rất phong phú, cung cấp những
    cách tiếp cận, khám phá bản chất và hậu quả của tham nhũng, giới thiệu các
    biện pháp, mô hình chống tham nhũng hiệu quả mà các quốc gia đạt được
    trong việc chống tham nhũng. Đã có những cuốn sách chuyên khảo nổi tiếng
    về vấn đề này như: Corruption: its nature, causes and functions (Tham nhũng:
    bản chất, nguyên nhân và tác động của nó) năm 1990 của Alatas H.S; Why
    worry about corruption? (Tại sao lo lắng về tham nhũng) năm 1997 và The
    effects of Corruption on Growth, Investment and Government Expenditure
    (Hậu quả của tham nhũng đối với tăng trưởng, đầu tư và tiêu dùng của chính
    phủ) năm 1996 của Mouro Paolo; Political Corruption in Europe and Latin
    America (Tham nhũng chính trị ở Châu Âu và Mỹ la tinh) năm 1996 của
    Eduardo Posada; Corruption Around the World: Causes, Consequences, Scope
    and Cures (Tham nhũng trên thế giới: nguyên nhân, hậu quả, phạm vi và cách
    xử lý) năm 1998 của Tanzi V do Ngân hàng thế giới ấn hành; Curbing
    corruption: Toward a model for building national integrity (Kiềm chế tham
    nhũng - Hướng tới một mô hình xây dựng sự trong sạch quốc gia) năm 1999
    của Stapenhurst Rick, Kpundeh Sahr J. (Cuốn sách này đã được Nxb Chính trị
    quốc gia dịch và ấn hành năm 2002); Power of Institution (Quyền lực của các
    thể chế) của A.Mc Intyre; “Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi”
    năm 1998 của Ngân hàng thế giới; Tham nhũng – tệ nạn của mọi tệ nạn (bản
    dịch của Viện thông tin KHXH, 1997); Chống tham nhũng ở Đông Á, giải
    pháp từ khu vực kinh tế tư nhân của Jean Francois Arvis và Ronald
    E.Berenbeim do Ngân hàng thế giới ấn hành năm 2004 (bản dịch tiếng Việt);
    Đương đầu với tham nhũng ở Châu Á Vinay Bhargava & Emil Bolongaita do
    Ngân hàng thế giới ấn hành năm 2005
    Các công trình trên đã đưa ra rất nhiều quan niệm và định nghĩa về tham
    nhũng. Có cách tiếp cận từ lĩnh vực kinh tế học, chính trị học, khoa học quản lý, luật học, xã hội học và tội phạm học với những phân tích, đánh giá sâu
    sắc nhằm lý giải cho nguồn gốc, bản chất, nội dung, hình thức biểu hiện, các
    mánh khóe tham nhũng và biện pháp phòng, chống tham nhũng. Các công
    trình này cũng đã chỉ ra rất cụ thể các dấu hiệu của hành vi tham nhũng, tổng
    kết các bài học kinh nghiệm, rút ra nguyên nhân thành công và thất bại của các
    quốc gia trong việc đấu tranh với tham nhũng, từ đó đưa ra chiến lược tổng thể
    chống tham nhũng.
    Các công trình cũng cho rằng cải cách kinh tế là cần nhưng chưa đủ để
    kìm hãm nạn tham nhũng. Mô hình chống tham nhũng hiệu quả được nhiều
    công trình đề cập tới và phân tích đó là Hồng Kông và Singapo với sự hoạt
    động hết sức hiệu quả của Uỷ ban độc lập chống tham nhũng và những hình
    phạt nghiêm khắc đối với các hành vi tham nhũng. Nhiều công trình cũng đề
    cập đến các cơ chế kiềm chế chính thức để giữ cho nhà nước và các viên chức
    của nó có tinh thần trách nhiệm về những hoạt động của họ. Để tồn tại lâu dài
    và được tin cậy, những cơ chế này phải được cột chặt vào những thể chế cốt lõi
    của nhà nước. Hai cơ chế kiềm chế chính thức được nhiều công trình đề cập
    đến đó là một nền tư pháp độc lập mạnh mẽ và sự phân lập các quyền lực, để
    các nhánh quyền lực có thể kiềm chế và đối trọng lẫn nhau. Ngoài ra, các công
    trình còn đề cập đến những giải pháp khác như: Thu hút xã hội công dân tham
    gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tự do báo chí và vai trò của các
    phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao tính trách nhiệm và đạo đức trong
    khu vực công cộng, công khai hoá các quyết định của Chính phủ, xây dựng chế
    độ kiểm toán độc lập và minh bạch hoá nền tài chính, .Đây chính là những giải
    pháp đã giúp các nước phương Tây và một số nước Châu Á phát triển sử dụng
    và kiềm chế hiệu quả nạn tham nhũng ở nước mình.
    Từ những công trình nghiên cứu trên, người ta có thể thấy được những
    quan niệm hiện đại về tham nhũng nói chung, nhận diện tham nhũng và các
    biện pháp chống tham nhũng nói riêng ở các nước phương Tây. Đó cũng chính là cơ sở chi phối quan điểm của họ trong việc nhìn nhận và đánh giá về tình
    hình tham nhũng của các quốc gia khác trên thế giới.
    Ở Trung Quốc, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về tham nhũng.
    Các công trình này nêu lên hiện tượng tham nhũng ở Trung Quốc, phản ánh quá
    trình đấu tranh và các bài học kinh nghiệm rút ra qua các vụ án tham nhũng.
    Những thành công bước đầu của Trung Quốc trong cuộc chiến chống tham nhũng
    là do vai trò lãnh đạo cũng như quyết tâm chính trị của Đảng Cộng sản Trung
    Quốc. Để cuộc chiến chống tham nhũng hiệu quả phải phát huy vai trò của các cơ
    quan chống tham nhũng như Uỷ ban kiểm tra kỷ luật Đảng, công an, viện kiểm
    sát và toà án vào công cuộc chống tham nhũng.
    Các công trình đề cập đến vấn đề này có thể kể đến: “Đối mặt với tham
    nhũng” của Lu Jing, “Sự thất thoát tài sản quốc doanh ở Trung Quốc” của Du
    Dịch Phong; “Đặc điểm và xu hướng tham nhũng hiện nay: lựa chọn và chính
    sách” của Wang Huining; “Những năm 90: bộ mặt đang thay đổi của nạn tham
    nhũng ở Trung Quốc” (Bản dịch của Ngô Thị Mai Diên), .
    Ở Việt Nam, trong 4 nguy cơ mà Văn kiện Đại hội VIII, IX, X đưa ra thì
    tham nhũng được coi là nguy cơ của mọi nguy cơ vì nó đang lan rộng, đe doạ trực
    tiếp đến sự lãnh đạo của Đảng, giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà
    nước và chế độ XHCN. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu vấn đề tham nhũng và
    chống tham nhũng đang được coi là vấn đề mang tính “thời sự”, cấp thiết đang
    đặt ra và cần phải giải quyết.
    Trước đây, các nghiên cứu về tham nhũng và chống tham nhũng chủ yếu
    được đề cập ở các góc độ triết học và luật học. Đến nay, nó còn được nghiên
    cứu cả ở góc độ chính trị học, kinh tế học, xã hội học, khoa học quản lý và xây
    dựng Đảng, thậm chí còn mang tính liên ngành.
    Có thể kể đến một số công trình sau:
    - “Nhận diện tham nhũng và biện pháp đấu tranh” của Vũ Xuân Kiều,
    Tạp chí Cộng sản, 1996, số 20 , tr 32 – 35; - “Tham nhũng: Nhận diện từ các khía cạnh pháp lý và cơ sở pháp lý
    mới của việc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta” của Đào Trí Úc, Tạp chí
    Nhà nước và Pháp luật số 9/1996, tr 3-10;
    - “Chống tham nhũng - thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Văn Bảo,
    Tạp chí Quản lý nhà nước, số 1/1998, tr 33-38;
    - “Mấy vấn đề về chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” của Phạm
    Đức Thành, Tạp chí Kinh tế và phát triển số 59 (2002), tr 3;
    - “Mấy vấn đề về tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta
    hiện nay” của Trần Quang Nhiếp, Tạp chí Kinh tế và phát triển số 57 (2002), tr 48;
    - “Tham nhũng” của Đặng Xuân Thanh, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số
    315 (8/2004), tr 13-20 và số 316 (9/2004), tr 16-25
    Ở phạm vi và quy mô lớn hơn cũng có một số công trình chuyên khảo
    về tham nhũng và chống tham nhũng ở Việt Nam như: cuốn “Khắc phục
    những sơ hở trong cơ chế quản lý kinh tế - một số biện pháp chủ động ngăn
    chặn tham nhũng” của Phạm Quang Lê, Nxb Sự thật, H, 1991; cuốn “Việt
    Nam đấu tranh với tham nhũng” của Ngân hàng thế giới năm 2002; “Tham
    nhũng và chống tham nhũng: Tổng luận phân tích” của Viện nghiên cứu Mác-
    Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, 1996. Bên cạnh đó cũng đã có công trình hệ
    thống hoá các luật chống tham nhũng trên thế giới như để giới thiệu những bài
    học kinh nghiệm, tham khảo cho Việt Nam trong quá trình xây dựng cơ sở
    pháp lý phòng, chống tham nhũng như cuốn Pháp luật chống tham nhũng của
    các nước trên thế giới của Nguyễn Văn Kim và Nguyên Huy Hoàng chủ biên
    (2003), dự án SIDA của Thụy Điển tài trợ cho Việt Nam nghiên cứu về tham
    nhũng và các biện pháp chống tham nhũng ở Việt Nam .
    Cuốn Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới của GS TS Nguyễn
    Xuân Yêm, PGS TS Nguyễn Hòa Bình, TS Bùi Minh Thanh đồng chủ biên, do
    Nxb. Công an nhân dân ấn hành năm 2007, là một công trình khá đồ sộ và công
    phu nghiên cứu về tham nhũng dưới góc độ tội phạm học. Trong công trình này,
    tham nhũng được coi là một loại tội phạm liên quan đến chức vụ và tội phạm kinh tế. Các tác giả đã phân tích chi tiết các hành vi cấu thành tội phạm tham nhũng và
    cách nhận dạng các tội phạm đó. Ngoài những kiến thức chung về tham nhũng,
    cuốn sách còn cung cấp những kỹ năng điều tra, đấu tranh với loại tội phạm nguy
    hiểm này.
    Vấn đề tham nhũng và chống tham nhũng còn được đề cập đến như một
    vấn đề liên quan trong nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng Đảng, xây
    dựng nhà nước pháp quyền, đổi mới hệ thống chính trị, mở rộng và phát huy
    dân chủ XHCN, cải cách thể chế kinh tế . Chẳng hạn, Giáo trình “Xử lý tình
    huống chính trị” của Viện Khoa học chính trị đề cập đến tham nhũng như là
    một tình huống chính trị có vấn đề; Đề tài khoa học cấp bộ “Dân chủ trong nội
    bộ Đảng cộng sản” do PGS. TSKH Phan Xuân Sơn làm chủ nhiệm đề cập đến
    tham nhũng như là một trong những lực cản chính trong quá trình thực hiện
    dân chủ trong Đảng và dân chủ ngoài xã hội; Đề tài khoa học độc lập cấp nhà
    nước “Nghiên cứu một số vấn đề nhằm củng cố và tăng cường hệ thống chính
    trị ở cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển ở nước ta hiện nay” do GS.TS
    Hoàng Chí Bảo làm chủ nhiệm năm 2000 – 2002 đề cập đến tham nhũng như
    là một trong những nguyên nhân chính gây ra các điểm nóng chính trị - xã hội
    và tình trạng mất dân chủ ở cơ sở; Đề tài khoa học cấp bộ “Một số nhân tố chủ
    yếu có khả năng gây mất ổn định chính trị ở nước ta hiện nay” do TS Nguyên
    Văn Vĩnh chủ nhiệm đề cấp đến tham nhũng như là một nguy cơ sống còn đối
    với chế độ; Đề tài khoa học cấp bộ “Đảng cầm quyền trong thời đại ngày nay
    và những vấn đề rút ra trong công cuộc đổi mới, chỉnh đốn Đảng ta” do GS
    Đậu Thế Biểu chủ nhiệm đề cập đến vấn đề tham nhũng như là một căn bệnh
    dễ dẫn đến mất vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản .
    Để khẳng định quyết tâm chính trị cũng như tạo cơ sở pháp lý cho việc
    đấu tranh với tham nhũng, Đảng đã ban hành Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa
    X) về phòng, chống tham nhũng. Nhà nước cũng đã nâng Pháp lệnh phòng,
    chống tham nhũng năm 1998 lên thành Luật phòng, chống tham nhũng 2006 và ngay sau đó đã sửa đổi luật này (2007), bổ sung điều khoản thành lập các
    Ban chống tham nhũng ở các địa phương do Chủ tịch UBND tỉnh đứng đầu.
    Có thể thấy, việc nghiên cứu vấn đề tham nhũng dù trực tiếp hay gián
    tiếp, từ các góc độ khác nhau trong những năm qua đã có những thành tựu
    đáng ghi nhận:
    + Các công trình ngày càng làm rõ hơn nội dung, bản chất, hình thức và
    các dấu hiệu của hành vi tham nhũng, chủ yếu từ khía cạnh luật học, chính trị
    học, kinh tế học và tội phạm học.
    + Nhiều công trình đã khảo cứu các mô hình và cơ chế kiềm chế tham
    nhũng ở nước ngoài về cả những thành công lẫn thất bại, từ đó rút ra những bài
    học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho Việt Nam trong quá trình đấu tranh
    với tham nhũng.
    Các công trình cũng đã chỉ rõ những mặt hạn chế của Việt Nam trong
    việc kiềm chế tham nhũng, đó là: chúng ta còn hiểu chưa đầy đủ về bản chất
    của tham nhũng, chưa nhận diện đầy đủ các hành vi tham nhũng (chính vì vậy
    mà nhiều lúc, nhiều nơi chúng ta đã hình sự hoá các quan hệ kinh tế, dân sự);
    cơ chế phòng chống tham nhũng của chúng ta còn hình thức và kém hiệu quả,
    các biện pháp đấu tranh với tham nhũng chưa đủ mạnh, thậm chí không mang
    tính khả thi. Nhiều công trình đã thẳng thắn chỉ ra rằng, nguyên nhân chống
    tham nhũng kém hiệu quả đó là do quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và
    Nhà nước ta chưa cao, nặng về hô hào, khẩu hiệu, do vậy mà cuộc chiến chống
    tham nhũng đã được bắt đầu từ rất sớm và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của
    dư luận xã hội, nhưng số lượng các vụ tham nhũng ngày càng gia tăng, tính
    chất ngày càng phức tạp, nhưng mức độ phát hiện và xử lý còn quá ít, chưa đạt
    mức làm thay đổi cục diện cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
    Có thể nói, cuộc đấu tranh chống tham nhũng của chúng ta chưa đạt
    được hiệu quả mong muốn, trước hết là do việc nhận diện chúng chưa rõ ràng;
    thứ hai là do tổ chức phòng chống tham nhũng chưa tốt; thứ ba, hệ thống thực thi quyền lực nhà nước chưa chặt chẽ, còn nhiều sơ hở, là mảnh đất màu mỡ
    cho các hoạt động tham nhũng.
    Nói tóm lại, việc nhận diện và kiềm chế tham nhũng ở nước ta phụ thuộc
    lớn vào việc tổ chức và vận hành của hệ thống chính trị, trước hết là phụ thuộc
    vào vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò tổ chức thực thi pháp luật phòng,
    chống tham nhũng của Nhà nước.
    + Các công trình nêu trên cũng đã vạch ra những phương hướng cũng
    như các giải pháp cả về dài hạn lẫn ngắn hạn để phòng, chống tham nhũng có
    hiệu quả và thiết thực hơn, như:
    - Thực hiện dân chủ thực sự trong nội bộ Đảng, thực hiện kê khai tài sản
    đối với cán bộ, công chức, cải cách bộ máy nhà nước, cải cách thủ tục hành
    chính theo hướng đơn giản, thuận tiện những hiệu quả, tránh gây phiền hà cho
    người dân, tăng tính độc lập của các cơ quan tư pháp, thành lập Uỷ ban chống
    tham nhũng chuyên trách, khắc phục dần những sơ hở về mặt pháp lý, những
    yếu kém trong quản lý nhà nước, cải cách chế độ tiền lương đối với cán bộ,
    công chức, trừng trị nghiêm khắc các tội tham nhũng
    - Đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ
    chức thành viên của nó, tạo cho nó cơ chế hoạt động độc lập để thực hiện tốt
    chức năng giám sát và phản biện xã hội đối với nhà nước.
    - Cải cách thể chế kinh tế, khắc phục được những thất bại của cơ chế thị
    trường, đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tự do kinh doanh,
    xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, cải cách hệ thống tài chính, ngân
    hàng, hoạt động kế toán, kiểm toán theo hướng hiện đại hoá và minh bạch hoá.
    Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về tham nhũng và đấu tranh chống
    tham nhũng cũng còn một số hạn chế sau:
    + Chưa đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản và cụ thể về các dấu hiệu của
    tham nhũng, từ đó dẫn đến cách hiểu tham nhũng một cách chung chung. Đây
    là một trong những nguyên nhân làm bỏ lọt tội phạm tham nhũng. Bên cạnh
    đó, còn quá ít các công trình nghiên cứu tham nhũng trên cơ sở những tập quán lạc hậu trong văn hoá ứng xử Việt Nam, vì vậy mà chưa làm rõ được đặc điểm
    của tham nhũng ở Việt Nam như thế nào để từ đó có các biện pháp đấu tranh
    phù hợp.
    + Nhiều công trình nghiên cứu tham nhũng còn mang tính suy luận, thậm
    chí còn in dấu của chủ nghĩa kinh viện với những lập luận còn thiếu thuyết phục.
    Chính vì vậy mà chưa làm rõ hết được nội dung, bản chất của tham nhũng. Các
    biện pháp đấu tranh chống tham nhũng mới chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô chứ ít quan
    tâm đến các biện pháp mang tính vi mô.
    + Các công trình nghiên cứu ít có sự tiếp cận với những quan niệm hiện
    đại về bản chất, nội dung và hình thức biểu hiện cũng như các biện pháp chống
    tham nhũng. Còn thiếu những công trình so sánh, đối chiếu một cách có hệ
    thống vấn đề tham nhũng ở Việt Nam với các nước trên thế giới. Do vậy, mà
    các kinh nghiệm và bài học chống tham nhũng ở các nước chưa được khai thác
    triệt để.
    + Ở nước ta, việc xây dựng các chương trình và biện pháp chống tham
    nhũng đã bỏ qua nghiên cứu và phân tích về môi trường hoạt động và quản lý
    của quốc gia, đó là xem xét các điều kiện về lịch sử, xã hội, kinh tế và chính trị
    của nước ta, trong đó, yếu tố quản lý nhà nước, lãnh đạo chính trị là yếu tố đặc
    biệt quan trọng vì nó quyết định hiệu quả của các hoạt động chống tham nhũng.
    + Chưa đưa ra những tiêu chí định lượng, định tính cụ thể về các hình
    thức tham nhũng, chưa gắn nó với quá trình đánh giá, sử dụng, đề bạt cán bộ
    và hiệu quả của các cơ quan lãnh đạo, quản lý, các doanh nghiệp hay cơ quan
    công quyền. Thậm chí, những cơ quan “năng động” được đánh giá cao lại là cơ
    quan tham nhũng nặng.
    Điều quan trọng là mặc dù đã bàn nhiều về tham nhũng, chỉ ra những
    thiếu sót, khiếm khuyết trong việc đấu tranh chống tham nhũng và trên thực tế,
    Đảng và Nhà nước đưa ra nhiều chủ trương, nhiều biện pháp kiềm chế tham
    nhũng, thế nhưng tình trạng tham nhũng không hề giảm mà có chiều hướng
    nặng nề hơn. Điều đó nói lên rằng lý luận về nhận diện tham nhũng và chống tham nhũng của chúng ta chưa đáp ứng được những yêu cầu rất bức xúc từ
    thực tiễn, đòi hỏi tiếp tục có những nghiên cứu mới.
    3. Mục đích nghiên cứu:
    - Cung cấp những luận chứng, luận cứ khoa học cho việc nhận diện
    tham nhũng ở nước ta, trên cơ sở đó làm rõ nội dung, bản chất, đặc điểm, quy
    mô, hậu quả và các hình thức biểu hiện của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay;
    - Luận chứng những giải pháp phòng và chống tham nhũng ở nước ta
    hiện nay, từ đó xây dựng các giải pháp kiềm chế tham nhũng hiệu quả và phù
    hợp hơn với một nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam trong quá trình
    phát huy dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.
    4. Nhiệm vụ của đề tài
    - Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nhận diện tham nhũng và
    các giải pháp phòng, chống thông qua các cách tiếp cận về tham nhũng trên thế
    giới.
    - Phân tích các cách tiếp cận về tham nhũng và nhận diện tham nhũng ở
    Việt Nam (thực trạng tham nhũng).
    - Làm rõ thực trạng cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng ở Việt
    Nam trong thời gian qua và những vấn đề đặt ra hiện nay.
    - Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm phòng chống tham nhũng ở
    Việt Nam (có tham khảo kinh nghiệm phòng chống tham nhũng một số nước
    trên thế giới)
    5. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu tình hình tham nhũng và chống
    tham nhũng ở Việt Nam trong những năm đổi mới gần đây. Để luận chứng cho
    vấn đề, đề tài còn nghiên cứu cả những kinh nghiệm kiềm chế tham nhũng một số
    nước trên thế giới.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    - Các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật
    lịch sử. Phương pháp này cho phép nghiên cứu tham nhũng như là một hiện
    tượng xã hội, bị chi phối bởi những điều kiện lịch sử, xã hội cụ thể.
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp, logic, lịch sử
    Phương pháp này cho phép đi sâu phân tích các hiện tượng, các quá
    trình, kết cấu của các hành vi, thậm chí là của hệ thống tham nhũng.
    - Phương pháp so sánh
    So sánh với tính chất, quy mô, cơ cấu, mô hình, nguyên nhân tham nhũng
    và các giải pháp chống tham nhũng của các nước, các khu vực, Từ đó tìm
    kiếm những giá trị tham khảo cho nghiên cứu vấn đề tham nhũng ở Việt Nam.
    - Phương pháp mô hình hoá
    Cho phép vạch ra những kết cấu có tính bản chất nhất của các loại hành vi
    tham nhũng, từ đó giúp cho việc đề ra những giải pháp có tính ứng dụng chung.
    - Phương pháp điều tra xã hội học, xã hội học chính trị.
    Điều tra các hình thức, mức độ, thái độ của các nhóm xã hội đối với vấn
    đề tham nhũng. Kết quả điều tra là căn cứ tin cậy cho việc nhận diện tham
    nhũng, đề ra các giải pháp mang tính cụ thể hơn.
    - Phương pháp phân tích tâm lý.
    Hành vi tham nhũng có thể không chỉ xuất phát từ các yếu tố chính trị,
    kinh tế, mà có thể từ yếu tố tâm lý, được hình thành trong tập quán làm ăn,
    sinh hoạt, hoạt động chính trị. Phương pháp này cho phép làm rõ hơn tính đặc
    thù của tham nhũng ở nước ta.
    - Phương pháp thống kê.
    - Nhiều phương pháp liên ngành và chuyên ngành khác (khoa học chính
    trị, khoa học kinh tế, khoa học pháp lý, khoa học quản lý, )
    7. Nội dung:
    Ngoài phần mở đầu, Tổng quan được kết cấu từ 4 chương, 17 tiết, như sau:
    CHƯƠNG 1: NHẬN DIỆN VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG – CƠ SỞ
    LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
    1.1- Phạm trù quyền lực, sự tha hoá của quyền lực và tham nhũng
    1.2- Các cách tiếp cận về tham nhũng trên thế giới 1.3- Tác hại của tham nhũng
    CHƯƠNG 2: THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM - NHẬN DIỆN, ĐẶC
    ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN
    2.1- Quan điểm của Hồ Chí Minh về tham nhũng ở Việt Nam
    2.2- Nhận diện tham nhũng trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng
    cộng sản Việt Nam
    2.3- Nhận diện tham nhũng trong Luật phòng, chống tham nhũng và
    Luật hình sự Việt Nam
    2.4. Một số hình thức tham nhũng phổ biến ở Việt Nam hiện nay
    2.5- Một số đánh giá về tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
    2.6 - Những đặc điểm tham nhũng ở Việt Nam
    2.7- Nguyên nhân tham nhũng ở Việt Nam
    CHƯƠNG 3 : PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM - THỰC
    TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
    3.1. Quyết tâm chính trị chống tham nhũng của Đảng cộng sản và Nhà
    nước Việt Nam
    3.2. Những kết quả đạt được
    3 .3. Những hạn chế và những vấn đề đặt ra
    3.4. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
    CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
    QUẢ ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
    4.1. Kinh nghiệm chống tham nhũng trên thế giới
    4.2. Phương hướng phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
    4.3. Giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
    Kết luận và kiến nghị
    Danh mục tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...