Luận Văn Nhận diện cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Khoa Điềm

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài :


    Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ xuất hiện và trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.Tìm hiểu thơ Nguyễn Khoa Điềm không chỉ nhận diện một nhà thơ có chất giọng riêng mà còn có ý nghĩa góp phần tìm hiểu, đánh giá thành tựu của nền thơ Việt Nam hiện đại trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


    Từ nhiều năm nay một số bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa nhà trường như: “Khúc hát ru nhữnh em bé lớn lên trên lưng mẹ” (Văn học 6,tập 2), “Đất nước” (trích “Mặt đường khát vọng”) (Văn hoc 12, phần văn học Việt Nam). Vì vậy, tìm hiểu thơ Nguyễn Khoa Điềm sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc giảng dạy văn học ở trường Trung Học Phổ Thông sau này.


    Là lớp người thuộc thế hệ sinh ra và lớn lên sau năm 1975, tôi muốn tìm hiểu thơ Nguyễn Khoa Điềm nói riêng và thơ ca những năm chống Mỹ, cứu nước nói chung như tìm đến tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam trong một chặng đường lịch sử, từ đó giúp những cảm nhận của mình về cuộc sống, về tình yêu, về tuổi trẻ, về khát vọng của một thế hệ sâu sắc hơn mà mình chưa có dịp trải qua.

    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu: thơ Nguyễn Khoa Điềm
    Phạm vi nghiên cứu:
    Nguyễn Khoa Điềm không chỉ viết thơ mà còn có cả bút ký “Cửa thép”, nhưng ở đây chúng tôi chủ yếu tìm hiểu qua 3 tập thơ:
    “Đất ngoại ô” (Nhà xuất bản Giải phóng năm 1972)
    “Mặt đường khát vọng” (Nhà xuất bản Giải phóng năm
    1974)
    “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm” (Nhà xuất bản Tác phẩm mới
    năm 1986)
    Trong thế giới nghệ thuật phong phú của thơ Nguyễn Khoa Điềm, luận văn chỉ giới hạn tìm hiểu một vài khía cạnh chính:
    - Đặc trưng của các tập thơ.
    - Bước đầu tìm hểunhững nét riêng của cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.

    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đè tài:
    - Ý nghĩa khoa học : góp phần khẳng định vị trí thơ Nguyễn Khoa Điềm trong thơ ca chống Mỹ, cứu nước nói riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.
    - Ý nghĩa thực tiễn: - Bước đầu tìm hiểu về một tác gia.
    - Chuẩn bị kiến thức cho việc giảng dạy thơ Việt Nam hiện đại nói chung và thơ ca chống Mỹ nói riêng ở tường Trung Học Phổ Thông sau này.

    4.Phương pháp nghiên cứu :
    - Tiếp cận hệ thống thơ Nguyễn Khoa Điềm
    - Phân tích lần lượt các bài thơ.
    - So sánh (lệch đại và đồng đại ) để tổng hợp vấn đề.

    5.Lịch sử vấn đề:
    Vào những năm 70 của thế kỷ trước khi những bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm lần đầu tiên được gửi ra miền Bắc trong tập “Đất ngoại ô” đã thực sự hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc và các nhà nghiên cứu phê bình văn học.


    Với điều kiện tư liệu có hạn, tình hình nghiên cứu thơ Nguyễn Khoa Điềm mà chúng tôi tập hợp được có thể chia làm 3 loại như sau:
    Loại 1: Những bài bình giảng từng bài thơ riêng lẻ như : “Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ”(Vũ Quần Phương), “Đất nước”(Trần Đăng Xuyền), “Trên đường”(Ngô Thế Oanh).


    Loại 2: Những bài nghiên cứu từng tập thơ của Nguyễn Khoa Điềm :
    - Trên tạp chí Văn nghệ quân đội tháng 4 năm 1975, trong bài viết “Nguyễn Khoa Điềm với Mặt đường khát vọng” Nguyễn Văn Long từ việc phân tích tập thơ đã đi đến nhận định : “ Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu sức tạo hình ; ông có nhiều hình ảnh vừa mang chất sống thực vừa giàu ý nghĩa khái quát và những liên tưởng phong phú, mạnh bạo. Nhưng chất nhạc nhiều khi không theo kịp hình ảnh. Sự mở rộng khuôn khổ câu thơ có lúc làm yếu đi hay phá vỡ sự hài hoà của nhịp điệu, của âm hưởng, làm giảm đi sức truyền cảm, rung động trong thơ ông.”(22.t387)


    - Giáo sư Hà Minh Đức với bài viết “Đất ngoại ô của Nguyễn Khoa Điềm”, đã đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất về nội dung, nghệ thuật của tập thơ và đi đến nhận xét : “Sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Khoa Điềm có thể ở giọng nói mới mẻ, những tìm tòi trăn trở khi viết nhưng trước hết và chủ yếu ở tâm hồn thơ trẻ nồng cháy lý tưởng Anh có lúc thiên về lý trí và khát khao suy nghĩ. Anh chưa có những suy nghĩ khắc sâu về nhiều mặt của một đời thơ từng trải. Những suy nghĩ tốt của “Đất ngoại ô” là những suy nghĩ gắn liền với hoài bão, khát vọng chân thành của tuổi trẻ trong chiến đấu hoặc xuất phát từ đời sống thực mà Nguyễn Khoa Điềm am hiểu, thông thuộc (16.t218)


    - Tôn Lan Phương trong bài viết “Nguyễn Khoa Điềm”, trên cơ sở phân tích những bài thơ, chương thơ tiêu biểu của Nguyễn Khoa Điềm đã đi đến kết luận: “Nguyễn Khoa Điềm đã góp vào nền thơ một phong cách đầy suy tưởng , cảm xúc, kết hợp hài hoà yếu tố hiện thực và lãng mạn, vốn sống trực tiếp và vốn sống văn hoá. Điều đó không dễ cây bút nào cũng có được.”(34 t493)


    - Nguyễn Xuân Nam với bài viết “Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm”, đã chỉ rõ những đặc sắc, hạn chế trong nghệ thuật của thơ Nguyễn Khoa Điềm và những nét lặp lại, nâng cao ở trường ca “Mặt đường khát vọng” so với “Đất ngoại ô”. Ông đã nhận định :“Mặt đường khát vọng không phải là bài thơ ca ngợi . Đúng hơn đó là một bài thơ về quá trình nhận thức để hành động. Nó có giọng trầm trầm của sự phân tích, nhận định, âm điệu chính vừa phù hợp với yêu cầu của đề tài, vừa quen thuộc với phong cách Nguyễn Khoa Điềm ta đã thấy ở “Đất ngoại ô” Thơ Nguyễn Khoa Điềm không đặc sắc về tạo hình, màu sắc nhưng thơ anh có sức liên tưởng mạnh. Anh đưa người đọc đi từ quá khứ đến tương lai, từ khổ đau đến hạnh phúc, từ sách vở đến đời sống . Tác giả có ý định khá lớn, có cách diễn đạt mới, có sức sáng tạo dồi dào trực tiếp từ cuộc sống đấu tranh của quê hương, đất nước mình”.(26 . t 110) .


    - Vũ Tuấn Anh trong bài viết “Nguyễn Khoa Điềm với Ngôi nhà có ngọn lửa ấm”, đã chỉ rõ : “Chưa có thể nói rằng đây là một tập thơ đặc sắc đánh dấu sự vượt lên so với những thành công trước đây của Nguyễn Khoa Điềm”, đồng thời đề cập đến những biến đổi bên trong của tư duy thơ Nguyễn Khoa Điềm ( từ “Đất ngoạI ô”, “Mặt đường khát vọng”, trở về với “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm”, có một cái gì đó khác đi .Thơ Nguyễn Khoa Điềm đi cùng với những cố gắng của thơ nói chung trong việc đi tìm giọng thơ mới, khác đi để nói về mọi điều bình thường bằng một giọng bình thưòng, đụng chạm đến mọi khía cạnh buồn vui của đời sống, tâm trạng”.


    Ở bài viết này Vũ Tuấn Anh đã nêu được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tập thơ, đồng thời bước đầu so sánh tập thơ này với hai tập thơ trước đó: “Câu thơ trí tuệ hơn, ý tứ cô lại, tước đi những chữ bắc cầu, nối ý anh cố gắng diễn đạt cái trừu tượng, cái hư ảo, thăm dò và mở ra những chiều sâu mới.”( )


    Trong bài viết : “Nguyễn Khoa Điềm với những bài thơ viết từ chiến trường Bình Trị Thiên” Mai Quốc Liên đã đi vào phân tích một vài bài thơ tiêu biểu trong sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm và đi đến nhận xét : “Sách vở đã cho anh một cách nhìn, một cách suy nghĩ và tiếp nhận thực tại, và một phần nhờ thế mà thơ anh có lúc được mở ra theo nhiều bất ngờ , thú vị của tư duy thơ anh giàu cảm xúc, cảm xúc ấy lại được nâng lên, chan hoà trong một nhận thức cuộc sống nhạy bén. Cuộc sống ở chiến trường không những cho anh những xúc động dịu ngọt, đằm thắm, cuộc sống còn cho anh một dáng đứng, một cách nhìn cách nghĩ, thường là đúng và sâu.”( 21 . t 148)

    Nguyễn Trọng Hoàn : “Cảm nhận thơ Nguyễn Khoa Điềm”

    Sau khi phân tích một số bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm , người viết đi đến nhận định : “Thơ Nguyễn Khoa Điềm có vẻ đẹp của những giá trị bền vững . Đó là những bài thơ in đậm quá trình tích luỹ vốn sống, sự thăng hoa mãnh liệt trong cảm xúc nhân văn kết tinh trong ý tưởng mới lạ có cảm giác nhiều bài thơ anh phát triển theo nhịp chậm, vừa viết vừa ngẫm ngợi, vừa lắng nghe từng con chữ lan toả ngân rung”.(19.t148).


    Qua những bài nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các tác giả đều thống nhất trong nhận định về thơ Nguyễn Khoa Điềm ở những cấp độ nghiên cứu khác nhau: từng bài thơ, từng tập thơ và cũng có tác giả cảm nhận chung về thơ Nguyễn Khoa Điềm như Mai quốc Liên và Nguyễn Trọng Hoàn. Tuy nhiên, chưa có một tác giả nào nghiên cứu một cách toàn diện thơ của ông . Luận văn này cố gắng tập hợp, kế thừa ý kiến của những người đi trước, bước đầu tìm hiểu thơ Nguyễn Khoa Điềm một cách toàn diện qua ba tập thơ :
    - “Đất ngoại ô”(Nhà xuất bản Giải phóng - 1972)
    - “Mặt đường khát vọng”( Nhà xuất bản Giải phóng - 1974)
    - “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm”( Nhà xuất bản Tác phẩm mới - 1986)


    6.Cấu trúc luận văn :
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc như sau:


    Chương 1: Nhìn lại đội ngũ nhà thơ những năm chống Mỹ, cứu nước.
    1.1. Đội ngũ sáng tác .
    1.2. Đôi nét về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
    Chương 2: Thơ Nguyễn Khoa Điềm từ “Đất ngoại ô”, “Mặt đường khát vọng” đến “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm”.
    2.1. “Đất ngoại ô”.
    2.2 “Mặt đường khát vọng” .
    2.3 “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm”.


    Chưong 3: Bước đầu nhận diện cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.
    3.1. Nguyễn Khoa Điềm - Một cái tôi trữ tình vừa trẻ trung vừa giàu suy tư tình nghĩa .
    3.2. Nguyễn Khoa Điềm - Một cái tôi trữ tình giàu tri thức văn hóa.
    3.3. Nguyễn Khoa Điềm - Một cái tôi mang đậm chất Huế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...