Chuyên Đề nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai trong trung va dài hạn trường hợp v

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHẬN DIỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI TRONG TRUNG VA DÀI HẠN TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM

    TÓM TẮT ĐỀ TÀI
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động, hiện trạng thâm hụt cán cân thương
    mại và tài khoản vãng lai lớn và kéo dài của Việt Nam đã gây sức ép không nhỏ đến cán
    cân thanh toán quốc tế về khả năng chống đỡ các cú sốc bên ngoài và tính bền vững của
    nền kinh tế, từ đó làm dấy lên những quan ngại cho rằng việc nhập siêu và thâm hụt tài
    khoản vãng lai là đáng lo ngại.
    Cán cân vãng lai là chỉ số quan trọng phản ánh môi trường kinh tế vĩ mô của một quốc gia,
    cụ thể là tình hình của khu vực kinh tế đối ngoại. Với một nước có tình trạng cán cân vãng
    lai thâm hụt lớn và kéo dài, những biến động của khu vực kinh tế đối ngoại sẽ tạo ra những
    tác động nhất định đối với khu vực tài chính tiền tệ. Theo kinh nghiệm quốc tế cũng như lý
    thuyết kinh tế, khi thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và kéo dài mà không có các biện pháp
    cần thiết (như tăng lãi suất, cắt giảm chi tiêu chính phủ) thì nền kinh tế có thể sẽ gặp phải
    nguy cơ khủng hoảng tiền tệ.
    Theo IMF, trong năm 2008 thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam là gần 12% của tổng
    sản phẩm quốc nội (GDP), năm 2010 thâm hụt tài khoản vãng lai đã được cải thiện còn xấp
    xỉ 4,3 tỷ USD, tương đương 4,03% GDP. Với Việt Nam là một nước có tốc độ tăng trưởng
    cao, thâm hụt tài khoản vãng lai là điều hết sức bình thường, và thậm chí là cần thiết để có
    thể tận dụng được nguồn vốn từ bên ngoài nhằm phát triển kinh tế và cải thiện đời sống
    nhân dân. Tuy nhiên, nếu con số thâm hụt chỉ ở mức vừa phải (thông thường là dưới 5%),
    thì không đáng lo ngại nhưng khi thâm hụt tài khoản vãng lai vượt ngưỡng này sẽ gây ra
    rủi ro cho nền kinh tế.
    Cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu biết rõ
    ràng về các yếu tố quyết định tài khoản vãng lai của một quốc gia. Tài khoản vãng lai được
    sử dụng như là một trong những chỉ số chính hàng đầu thể hiện sức khỏe của một nền kinh
    tế và là một phần trong quá trình ra quyết định của các nhà hoạch định chính sách, tuy
    nhiên hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động lên tài khoản




    vãng lai ở Việt Nam. Đê tai nghiên cưu “ Nhân diên các nhân tố ảnh hưởng tới cán cân tài
    khoản vãng lai trong trung va dai han : Trương hơp Viêt Nam ” ma chung chung chúng tôi
    thưc hiên ơ đây phân nao giup lam ro va giai t hích một số vấn đề còn gây nhiều tranh cãi
    vê can cân tai khoan vang lai đa đê câp phia trên.
    2. Xác định vấn đề nghiên cứu
    Với động cơ điều tra các yếu tố quyết định tài khoản vãng lai trong trung và dài hạn để làm
    rõ đâu là nguyên nhân sâu xa tác động đến trạng thái của cán cân vãng lai và từ đó đưa ra
    giải pháp cải thiện, chúng chúng tôi tập trung nghiên cứu cán cân tài khoản vãng lai ở Việt
    Nam trong giai đoạn 1990-2010 bằng cách sử dụng một mô hình hồi quy gồm 11 yếu tố
    mà theo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây là có mức độ ảnh hưởng đáng kể đến cán
    cân tài khoản vãng lai ở các nước trên thế giới đặc biệt là khu vực các nước đang phát triển
    Châu Á.
    3. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu
    Qua nghiên cứu này, chúng chúng chúng tôi cung cấp một cuộc điều tra thực nghiệm về
    các yếu tố quyết định đến tài khoản vãng lai trong trung và dài hạn cho Việt Nam, sử dụng
    cách tiếp cận dựa trên việc nhấn mạnh các yếu tố kinh tế vĩ mô trong đó yếu tố tiết kiệm và
    đầu tư dài hạn đóng vai trò quyết định, đồng thời bài nghiên cứu cũng sử dụng một mô
    hình kiểm soátcác yếu tố liên quan đến sự phát triển thể chế và khủng hoảng tài chính.
    Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy OLS để mô tả sự biến đổi của tài khoản vãng lai
    theo thời gian (giai đoạn 1990-2010), chúng tôi thấy rằng tình trạng thâm hụt tài khoản
    vãng lai Việt Nam có liên quan với thâm hụt cán cân thương mại, chênh lệch tài sản ròng
    nước ngoài giảm, thu nhập đầu người và tốc độ tăng trưởng tăng, thị trường chứng khoán
    phát triển, tăng bội chi ngân sách chính phủ, độ sâu tài chính giảm, tăng độ mở tài chính và
    độ mở thương mại.
    Trong nghiên cứu này chúng tôi lần lượt trả lời những câu hỏi sau:
     Nhân tố nào tác động lên cán cân tài khoản vãng lai trong trung han , tác động với




    chiều hướng nào và mức độ bao nhiêu?
     Nhân tố nào tác động lên cán cân tài khoản vãng lai trong dai han , tác động với
    chiều hướng nào và mức độ bao nhiêu?
     Chúng ta có những giải pháp nào để nào để duy trì tài khoản vãng lai ở mức an
    toàn?
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trong bài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp định tính, định lượng, thống kê
    và hồi quy phân tích để làm rõ những vấn đề nêu trên.
    Về măt định lượng bằng mô hình hồi quy OLS dựa trên phương pháp tiếp cận của Chinn
    và Prasad (2003) với bộ số liệu mới cho Việt Nam và bổ sung thêm các biến đại diện cho
    khủng hoảng và thể chế. Việc bổ sung thêm biến thể chế và đại diện khủng hoảng là dựa
    theo nghiên cứu của Chinn và Ito (2005) và Joseph W. Gruber và Steven B. Kamin (2005)
    bởi các biến này có tác động đến tài khoản vãng lai và làm tăng ý nghĩa giải thích của mô
    hình như chúng tôi đã trình bày ở phần các nghiên cứu trước đây.
    Mẫu của chúng tôi bao gồm các quan sát năm cho mỗi biến trong giai đoạn từ năm 1990
    đến 2010. Quan tâm chính là các yếu tố quyết định tài khoản vãng lai trong trung và dài
    hạn. Phương pháp phân tích chính là hồi quy OLS với tỷ lệ tài khoản vãng lai trên GDP là
    biến phụ thuộc.
    5. Nội dung nghiên cứu
    Nôi dung nghiên cưu chinh trong bai nghiên cưu cua chung tôi đươc tom tăt như sau:
    Mơ đâu chung tôi muôn đê câp đên môt sô nghiên cưu ly thuyêt va thưc nghiêm trươc đây
    vê cac nhân tô anh hương đên ca n cân tai khoan vang lai , mưc đô va chiêu hương cua tac
    đông đo. Theo Bernanke (2007) cũng như lý thuyết kinh tế thì thâm hụt tài khoản vãng lai
    chính bằng sự chênh lệch giữa đầu tư trong nước và tiết kiệm trong nước. Như vậy, ở mức
    độ cơ bản nhất ta cần xem xét, hai vấn đề đó là đầu tư và tiết kiệm trong nước. Chúng ta sử
    dụng một đẳng thức cơ bản trong kinh tế học nói lên quan hệ giữa tài khoản vãng lai, mức
    tiết kiệm và đầu tư như sau:
    CA = S - I (1)




    Trong đó CA (current account) là mức thâm hụt hoặc thặng dư tài khoản vãng lai, S
    (domestic savings) là mức tiết kiệm trong nền kinh tế và I (investment) là đầu tư. Đẳng
    thức cơ bản này cho thấy rất rõ mối quan hệ giữa thâm hụt tài khoản vãng lai với mức tiết
    kiệm và đầu tư trong nước.
    Lý thuyết vòng đời tiết kiệm của Franco Modigliani cho rằng các nước có tỷ lệ tăng trưởng
    dân số và tăng trưởng năng suất cao thì có tỷ lệ tiết kiệm cao, vì ở các quốc gia này tiết
    kiệm của các thế hệ trẻ tương đối lớn để dành dụm tiền tiêu xài lúc tuổi già.
    Cách tiếp cận của Chinn và Prasad (2003) cũng đi từ quan điểm cân bằng tiết kiệm - đầu tư
    dài hạn, với vai trò của các yếu tố quyết định tiết kiệm và đầu tư trung hạn được nhấn
    mạnh. Chinn và Prasad đã phát triển một cơ sở dữ liệu đa quốc gia lớn cho một khoảng
    thời gian tương đối dài và ước lượng một loạt các hồi quy liên quan tới các yếu tố quyết
    định bao gồm: thâm hụt ngân sách, tài sản ròng nước ngoài, thu nhập bình quân đầu người,
    tăng trưởng sản lượng, các biến nhân khẩu học, biến động thương mại, và độ mở thương
    mại. Kết quả thu được từ mô hình cho thấy cán cân tài khoản vãng lai tương quan dương
    (thuận chiều) với cân đối ngân sách chính phủ và tài sản ròng nước ngoài. Ở các nước phát
    triển, các thước đo độ sâu tài chính có tương quan dương trong khi chỉ số độ mở thương
    mại tương quan âm với tài khoản vãng lai.Ở các nước đang phát triển, độ sâu tài chính
    tương quan âm với cả tiết kiệm khu vực công và tư nhân, tuy nhiên, nó thậm chí còn tương
    quan âm mạnh mẽ hơn nữa với đầu tư, có lẽ bởi sự vắng mặt của các thị trường vốn phát
    triển tốt.
    Joseph W. Gruber và Steven B. Kamin (2005) cũng đã tìm thấy một mô hình gồm các biến
    giải thích tương tự - yếu tố quyết định tài khoản vãng lai dựa trên cách tiếp cận của Chinn
    & Prasad (2003). Việc tăng cường thêm một biến đại diện cho ảnh hưởng của khủng hoảng
    tài chính đã giải thích tốt sự thặng dư tài khoản vãng lai của các nước thị trường mới nổi
    châu Á và làm tăng đáng kể khả năng dự báo của mô hình. Cuộc khủng hoảng tài chính ở
    các nước đang phát triển châu Á đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thặng dư, trực
    tiếp thông qua hạn chế chi tiêu trong nước, đặc biệt là đầu tư, và gián tiếp thông qua
    khuyến khích các cơ quan có thẩm quyền giữ cho tỷ giá hối đoái cạnh tranh.
    Chinn and Hiro Ito (2005) sử dụng một mô hình kiểm soát các yếu tố liên quan đến sự phát




    triển thể chế, kết quả thực nghiệm cho thấy rằng lập luận các thị trường tài chính càng phát
    triển thì quốc gia đó càng ít tiết kiệm là không phù hợp mà mối quan hệ này chỉ đúng cho
    các nước có hệ thống pháp lý phát triển và độ mở tài chính cao. Đối với các nước kém phát
    triển và các nước thị trường mới nổi, ngược lại, sự phát triển tài chính cao hơn dẫn đến tiết
    kiệm cao hơn. Sự tập trung vào sự phát triển thị trường chứng khoán cũng được thúc đẩy
    bởi lập luận của Clarida (2005a). Và thị trường chứng khoán càng phát triển thì các nước
    càng có nhiều khả năng thâm hụt tài khoản vãng lai.
    Tác động của các yếu tố trên có thể được tóm tắt ngắn gọn trong bảng sau:
    Biến Tác động Giải thích
    Quan điểm1: Là 1 thành phần của CA
    NFA +/- Quan điểm2: dựa trên quan điểm của tiết kiệm và quan điểm
    của quốc gia con nợ.
    GOVBGDP - Bội chi S, I
    RELY + Kinh tế phát triển  xuất khẩu vốn
    Quan điểm1: Kinh tế phát triển  xuất khẩu vốn
    YGRAVG +/- Quan điểm2: Tiềm năng thu nhập trong tương lai làm S,
    I
    RELDEPO Già: tiêu xài tiền tiết kiệm
    -
    RELDEPY Trẻ: nhu cầu vốn và tiêu xài
    OPEN - Hấp dẫn vốn nước ngoài
    SMTV
    Thị trường chứng khoán càng bùng nổ, càng nhiều khả năng
    SMTO -
    đất nước trải qua sự suy giảm trong tài khoản vãng lai
    SMKC
    ODAOAR + Cho phép quốc gia tài trợ cho thâm hụt lớn hơn
    Quan điểm1: Tiết kiệm nhiều hơn ở các nước mới nổi
    FDEEP +/-
    Quan điểm2: Giảm tiết kiệm cho phòng ngừa
    Quan điểm1: Tiết kiệm tăng
    KAOPEN +/-
    Quan điểm2: Dòng vốn chảy vào
    CRISIS Tăng ý nghĩa của mô hình




    Với
    Biến Nguồn Giải thích
    NFA IMF Tỉ lệ tài sản nước ngoài ròng trên GDP
    GOVBGDP Bộtàichính Tỷ lệ cân đối ngân sách Chính phủ trên GDP
    Tỷ lệ thu nhập bình quân đầu người trên GDP tính
    RELY IMF
    theo PPP
    YGRAVG IMF Tốc độ tăng trưởng GDP
    RELDEPY World Bank Tỷ lệ thanh niên phụ thuộc
    RELDEPO World Bank Tỷ lệ người già phụ thuộc
    Tỉ lệ xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ trên
    OPEN World Bank
    GDP
    SMTV Standard & Poor Tổng giá trị cổ phiếu giao dịch trên GDP
    SMTO Standard & Poor Tỷ lệ doanh thu thị trường chứng khoán
    SMKC Standard & Poor Giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán trên GDP
    ODAOAR OECD Viện trợ và tài trợ chính thức tỷ lệ so với GDP
    FDEEP IMF M2trên GDP
    KAOPEN Chinn và Ito Độ mở tài chính
    Báo cáo Triển vọng
    CRISIS kinh tế Đông Nam Á Đại diện khủng hoảng
    2010, OECD
    Dựa trên những bài nghiên cứu này, chúng chúng tôi sử dụng các biến cân bằng tiết kiệm
    và đầu tư, các nhân tố vĩ mô và thể chế như thâm hụt ngân sách, tài sản ròng nước ngoài,
    thu nhập bình quân đầu người, tăng trưởng sản lượng, các biến nhân khẩu học, độ mở
    thương mại, biến thể chế và khủng hoảng tài chính và phương pháp ước lượng là hồi quy
    OLS để hồi quy mô hình với số liệu của Việt Nam nhằm xem xét thực nghiệm các tác động
    của những biến này lên tài khoản vãng lai Việt Nam giai đoạn 1990-2010.
    Đầu tiên, chúng chúng tôi thực hiện kiểm định mô hình riêng cho từng biến để nhận diện




    và xem tác động cụ thể của chúng lên tài khoản vãng lai, sau đó một mô hình đa nhân tố
    tác động lên tài khoản vãng lai được xem xét trong hai trường hợp có và không có bổ sung
    biến đại diện khủng hoảng cho kêt qua vơi mô hinh hôi quy đơn biên như sau:
    CA CA
    NSGDP 1.238351 RELDEPO 19.738480
    (0.00000) (0.00880)
    NIGDP -0.890841 RELDEPY -0.030727
    (0.00000) (0.70640)
    IMPO -0.918944 OPEN -0.015532
    (0.00000) (0.61557)
    EXPO 0.939291 SMTV -0.272689
    (0.00000) (0.04150)
    NFA 0.265383 SMTO 0.000185
    (0.01470) (0.99507)
    NFA-NFA(1) 0.553790 SMKC -0.271363
    (0.00350) (0.04220)
    GOVBGDP 1.997820 ODAOAR 1.017639
    (0.05580) (0.22675)
    RELY -1.699861 FDEEP 0.103266
    (0.00570) (0.08490)
    YGRAVG -1.920825 KAOPEN -0.044512
    (0.00780) (0.05800)




    Kết quả hồi quy trong mô hình đa biến
    Mô hình 1 CA Mô hình 2 CA
    NFA-NFA(1) 0.671858 NFA-NFA(-1) 0.895899
    (0.00040) (0.00030)
    RELY -1.128720 RELY -1.102558
    (0.00070) (0.00840)
    OPEN -0.136180 CRISIS 0.089528
    (0.03440) (0.06040)
    ODAOAR 2.519916 ODAOAR 1.111798
    (0.00050) (0.08950)
    FDEEP 0.221931 FDEEP 0.046080
    (0.00720) (0.09340)
    KAOPEN -0.065343 KAOPEN -0.105625
    (0.00050) (0.00120)
    Như mô tả ở trên, mô hình được ước tính trên dữ liệu cho thời kì 1990-2010, đối với mỗi
    biến giải thích, hàng đầu tiên đại diện cho hệ số ước lượng và hàng thứ hai là giá trị p-
    value, các hệ số khác không có ý nghĩa ở mức tin cậy 90% được in đậm.
    Sau khi lần lượt loại bỏ bớt các yếu tố không có tác động ý nghĩa lên tài khoản vãng lai
    Việt Nam trong mô hình đa nhân tố, chúng chúng tôi thu được một mô hình đa nhân tố có
    ý nghĩa với R2 tương đối cao (mô hình 1). Các hệ số vẫn thể hiện mối tương quan như khi
    thực hiện mô hình hai nhân tố. Ngoài ra, thú vị hơn trong mô hình đa nhân tố này thì biến
    độ mở thương mại và biến thu nhập bình quân đầu người đã có tác động âm có ý nghĩa lên
    tài khoản vãng lai với hệ sốlần lượt là-0,13 và -1,13 trong khi chúng không thể hiện tác
    động có ý nghĩa này khi chỉ hồi quy đơn biến.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...