Chuyên Đề Nhận diện các cơ hội sản xuất sạch hơn trong ngành trồng lúa tỉnh Đồng Tháp

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 8/12/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Việt Nam là một trong những nước có nghề truyền thống trồng lúa nước cổ xưa nhất thế giới. Nông nghiệp trồng lúa vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa là cơ sở kinh tế sống còn của đất nước. Dân số nước ta đến nay hơn 80 triệu người, trong đó dân số ở nông thôn chiếm gần 80% và lực lượng lao động trong nghề trồng lúa chiếm 72% lực lượng lao động cả nước. Điều đó cho thấy lĩnh vực nông nghiệp trồng lúa thu hút đại bộ phận lực lượng lao động cả nước, đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.
    Bên cạnh đó, ưu thế lớn của nghề trồng lúa còn thể hiện rõ ở diện tích canh tác trong tổng diện tích đất nông nghiệp cũng như tổng diện tích trồng cây lương thực. Ngành trồng trọt chiếm 4/5 diện tích đất canh tác trong khi đó lúa giữ vị trí độc tôn, gần 85% diện tích lương thực.
    Nghề trồng lúa là một trong những thế mạnh không thể không kể của Việt Nam, là quốc gia xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai thế giới. Dù vậy, một nghịch lý là diện tích đất trồng, khối lượng sản phẩm tuy rất cao nhưng giá thành mặt hàng lúa gạo và thu nhập bình quân của nông dân lại thấp. Không những thế, sau khi gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới WTO thì lại càng gặp nhiều khó khăn, thử thách hơn nữa vì những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng nông sản, trong khi đó giá cả các mặt hàng phân bón, thuốc BVTV . lại ngày càng tăng.
    Lựa chọn khu vực tỉnh Đồng Tháp, chuyên đề sau sẽ đề cập đến hiện trạng trồng lúa nước tại Tỉnh - là một vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nơi có đầy đủ các điều kiện tự nhiên phù hợp cho sự phát triển của việc trồng lúa nước; từ đó, tổng hợp và nêu ra những phương pháp hỗ trợ cho quá trình trồng lúa diễn ra tốt hơn, hiệu quả hơn giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.


    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
    1.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 3
    1.1.1. Vị trí địa lý 3
    1.1.2. Điều kiện tự nhiên 4
    1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA VÙNG 5
    CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG QUA TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG TRỒNG LÚA NƯỚC 6
    2.1. MÔI TRƯỜNG ĐẤT 6
    2.2. MÔI TRƯỜNG NƯỚC 7
    2.3. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA TRỒNG LÚA ĐẾN MÔI TRƯỜNG 8
    2.3.1. Đê ngăn lũ 9
    2.3.2. Phân bón, thuốc BVTV 9
    2.3.3. Trồng lúa ba vụ 9
    2.3.4. Tác động ấm lên toàn cầu 10
    CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH TRỒNG LÚA NƯỚC 12
    3.1. SƠ ĐỒ DÒNG 12
    3.2. CHI TIẾT TỪNG CÔNG ĐOẠN 13
    3.2.1. Chọn giống lúa 13
    3.2.2. Chuẩn bị đất 13
    3.2.3. Biện pháp gieo sạ 14
    3.2.4. Bón phân 14
    3.2.5. Quản lý nước 15
    3.2.6. Thuốc BVTV 16
    3.2.7. Phòng trừ cỏ dại 16
    3.2.8. Phòng trừ sâu hại 16
    3.2.9. Phòng trừ bệnh hại 18
    3.2.10. Phòng trừ chuột 18
    3.2.11. Thu hoạch 18
    3.2.12. Bảo quản, chế biến 18
    CHƯƠNG 4. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU 19
    4.1. LỰA CHỌN GIỐNG 19
    4.2. NGUỒN NƯỚC 19
    4.3. PHÂN BÓN 20
    4.4. THUỐC BVTV 21
    4.5. MÁY MÓC, THIẾT BỊ 23
    CHƯƠNG 5. NHẬN DIỆN CÁC CƠ HỘI CP 25
    5.1. QUẢN LÝ NỘI VI 25
    5.2. KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH TỐT HƠN 25
    5.3. TUẦN HOÀN, TÁI SỬ DỤNG 25
    5.4. CẢI TIẾN KỸ THUẬT 25
    5.5. THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ 26
    CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN 35
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...