Luận Văn Nhận dạng tiếng nói tiếng việt - tìm hiểu và ứng dụng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiêu đề: NHẬN DẠNG TIẾNG NÓI TIẾNG VIỆT - TÌM HIỂU VÀ ỨNG DỤNG
    Các tác giả: GVHD : TS.ĐINH ĐIỀN SVTH : NGUYỄN HỒNG QUANG

    Tóm tắc: Tiếng nói là phương tiện giao tiếp cơ bản nhất của loài người, nó hình thành và Phát triển song song với quá trình tiến hóa của loài người. Đối với con người, sử dụng lời nói là một cách diễn đạt đơn giản và hiệu quả nhất. Ưu điểm của việc giao tiếp bằng tiếng nói trước tiên là ở tốc độ giao tiếp, tiếng nói từ người nói được người nghe hiểu ngay lập tức sau khi được phát ra. Bên cạnh đó, tiếng nói là cách giao tiếp được sử dụng rộng rãi nhất – bất cứ ai (dĩ nhiên là trừ những người khuyết Ngày nay, nhờ sự Phát triển của khoa học kỹ thuật, máy móc dần dần thay thế các Lao động tay chân. Tuy nhiên để điều khiển máy móc, con người phải làm khá nhiều thao tác tốn nhiều thời gian và cần phải được đào tạo. Điều này gây trở ngại không ít đối với việc sử dụng các máy móc, thành tựu khoa học kỹ thuật. Trong khi đó, nếu điều khiển máy móc thiết bị bằng tiếng nói sẽ dễ dàng hơn. Nhu cầu điều khiển máy móc thiết bị bằng tiếng nói càng bức thiết hơn đối với các thiết bị cầm tay, như: điện thoại di động, máy Palm/Pocket PC, Để cho máy tính có thể nghe được nhiều người đã vật lộn với tín hiệu âm thanh trong hơn nửa thế kỷ qua trong lĩnh vực nhận dạng tiếng nói. Quá trình này được đánh dấu bằng các kết quả nghiên cứu đặc sắc trong lĩnh vực phân tích và xử lý tiếng nói, các ứng dụng thực tế khá hữu ích. Nhưng dù sao, khả năng của máy vẫn vẫn còn trong khoảng giới hạn, còn cần Phát triển hơn nữa để có thể thật sự đáp ứng nhu cầu thực sự của cuộc sống. Mặt khác, nhận dạng tiếng nói chỉ đang được Phát triển trên các thứ tiếng khác, nhưng chưa được Phát triển và ứng dụng mạnh ở nước ta. Do tình hình Phát triển ở Việt Nam, để cho công cuộc nhận dạng tiếng nói thật sự được quan tâm, Đầu tư và tạo thành các nhóm các phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu về nhận dạng tiếng nói thì thật sự gặp khó khăn. Luận văn này Xây dựng với mong muốn góp phần thúc đẩy quá trình trên, bằng cách kế thừa các đàn anh đàn chị đi trước, và thông qua việc tìm hiểu các thành tựu nước ngoài em mong rằng mình sẽ góp phần tạo nên những bước Phát triển trong lĩnh vực nhận dạng tiếng nói ở nước ta. Qua quá trình nghiên cứu, em nhận thấy rằng nếu như chúng ta có sự phổ biến kiến thức rộng rãi, không chỉ cho những người chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin, mà còn cho những người không chuyên thì chúng ta hoàn toàn có thể thúc đẩy, Phát triển và gặt hái nhiều thành công hơn. Vì lúc đó vấn đề không chỉ được nghiên cứu, Phát triển bởi một số người mà là của nhiều người. Những lĩnh vực nghiên cứu khác cưng có thể làm tương tự. Vì lý do trên mà em không chỉ tìm tòi nghiên cứu lý thuyết, mà còn cố gắng Phát triển thành ứng dụng.

    Luận văn dài 99 trang,chia làm 5 chương
     
Đang tải...