Luận Văn nhận dạng một số giống cam bản địa quý của Việt Nam

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Việt Nam được thế giới ghi nhận là nơi phát sinh của nhiều loại cây
    trồng, vật nuôi và cũng là một trong 13 trung tâm sinh học phong phú nhất thế
    giới (FAO, 1995). Với đặc điểm khí hậu đa dạng gồm nhiệt đới gió mùa, á
    nhiệt đới và ôn đới cùng với nền văn minh nông nghiệp lâu đời Việt Nam có
    nguồn tài nguyên di truyền thực vật rất đa dạng và phong phú. Cho đến nay,
    hệ thống bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật phục vụ cho mục tiêu lương
    thực và nông nghiệp của nước ta đang bảo tồn hơn 20.000 giống của 200 loài
    cây trồng trong đó có nhiều loài cây trồng quan trọng như lúa, chuối, khoai
    sọ, vải, nhãn, nhiều loài cây họ đậu, nhiều tập đoàn hoa lan và nhiều loài cam
    - bưởi thuộc chi Citrus là những cây trồng bản địa của Việt Nam. Với một số
    lượng tập đoàn cây trồng bản địa phong phú như vậy nhưng chúng ta vẫn
    chưa có một hệ thống nghiên cứu đánh giá, tư liệu hoá ở mức độ phân tử về
    đa dạng di truyền các tập đoàn cây bản địa Việt Nam một cách sâu rộng và
    bài bản. Do đó, việc đặt tên cho từng giống vẫn rất lộn xộn từ những tên
    giống được dịch sang từ tiếng Anh và tiếng Latinh, cách gọi tên theo địa
    phương có rất nhiều tên giống trùng nhau. Bên cạnh đó, việc di chuyển các
    giống cây trồng giữa các vùng, địa phương khác nhau đã gây ra sự nhầm lẫn
    và hiểu sai về xuất xứ, nguồn gốc bản địa và mối quan hệ di truyền giữa các
    giống cây trồng.
    Trong hệ thống thực vật rất đa dạng và phong phú của Việt Nam, nhóm
    cây ăn quả có múi như các giống cam và bưởi đang rất được quan tâm và là
    những loại cây ăn quả chính ở nước ta. Các giống cam, bưởi ngon và có tiếng
    từ lâu như: cam Vân Canh, cam Bố Hạ, bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn, bưởi
    Phúc Trạch, bưởi Da Xanh, bưởi Năm Roi .vv. đang được nhân lên và trồng
    tại nhiều địa phương để phục vụ cho nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu. Nhưng
    việc đăng kí bản quyền, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm chưa
    được thực hiện một cách đầy đủ nên việc xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn
    và hạn chế, việc trồng các giống cam còn bị lẫn giống. Trước thực trạng như
    hiện nay, việc tạo lập cơ sở dữ liệu ADN (ADN fingerprinting) của các
    giống/loài cam bản địa, đăng kí ở ngân hàng gen thế giới, khẳng định chủ
    quyền quốc gia về tài nguyên di truyền thực vật của nước ta cũng như việc
    xác định bản quyền đối với giống cam và thực hiện quyền sở hữu trí tuệ về
    tên các giống cây trồng quý này của Việt Nam đang là vấn đề cấp bách cần
    sớm được triển khai.
    Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu xác định marker để nhận
    dạng một số giống cam bản địa quý của Việt Nam làm cơ sở cho việc đăng kí
    bản quyền marker phân tử trong nước và quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...