Báo Cáo Nhận dạng cảm xúc dựa trên tiếng nói

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Mai Kul, 15/12/13.

  1. Mai Kul

    Mai Kul New Member

    Bài viết:
    1,299
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục Lục

    A. Cơ sở lý thuyết 4
    I. Khái niệm và mô hình hệ thống nhận dạng cảm xúc 4
    1. Khái niệm nhận dạng cảm xúc và hệ thống nhận dạng cảm xúc 4
    a. Nhận dạng cảm xúc là gì ? 4
    b. Hệ thống nhận dạng cảm xúc là gì ? 4
    2. Qui trình xây dựng hệ thống nhận dạng cảm xúc 5
    a. Xây dựng khối xử lý tín hiệu 5
    b. Xây dựng khối trích chọn đặc trưng 6
    c. Xây dựng khối phân lớp dựa trên đặc trưng 7
    d. Xây dựng hệ CSDL để Trainning và kiểm thử 8
    e. Xây dựng khối tối ưu hóa độ chính xác kết quả 11
    3. Qui trình thử nghiệm hệ thống nhận dạng cảm xúc 11
    a. Thu thập dữ liệu tiếng nói 11
    b. Xử lý thông qua các qui trình 11
    c. Đánh giá kết quả 11
    4. Cấu trúc hệ thống nhận dạng cảm xúc 11
    II. Cơ sở dữ liệu tiếng nói có cảm xúc 12
    1. DES (Danish Emotional Speech Corpus) 12
    2. EMO-DB (The Berlin Emotional Database) 13
    3. Interface Database 13
    III. Các phương pháp thực hiện hệ thống nhận dạng cảm xúc 13
    1. Các phương pháp thực hiện hệ thống 13
    a. Naive Bayes 13
    b. Hidden Markov Model (HMM) 13
    c. Binary Decision Tree 15
    d. Linear Regression 18
    e. AdaBoostM1 18
    2. Lựa chọn phương pháp cho hệ thống nhận dạng cảm xúc 18
    B. Thực nghiệm 19
    I. Cài đặt 1 số modun 19
    II. Thực nghiệm 19
    C. Chương trình Demo 19
    D. Phụ lục 19
    I. Đặc trưng tín hiệu tiếng nói 19


    A. Cơ sở lý thuyết
    I. Khái niệm và mô hình hệ thống nhận dạng cảm xúc
    1. Khái niệm nhận dạng cảm xúc và hệ thống nhận dạng cảm xúc
    a. Nhận dạng cảm xúc là gì ?
    Nhận dạng cảm xúc là từ một 1 tín hiệu tiếng nói đã biết, bằng các phương pháp chuyên môn, xử lý tín hiệu, sau đó đưa ra kết luận về cảm xúc chứa đựng trong tín hiệu tiếng nói đó. Ví dụ như : vui, buồn, chán nản, xúc động, hạnh phúc
    Nhận dạng cảm xúc tiếng nói có rất nhiều ứng dụng trong thực tế:
    Trong tương tác người – máy, robot có thể được dạy để có thể tương tác được với con người và nhận diện được cảm xúc của con người. một vật nuôi bằng robot có thể hiểu được không chỉ là những câu mệnh lệnh, mà còn cả những thông tin khác, như trạng thái tình cảm hay tình trạng sức khỏe chứa đựng trong câu mệnh lệnh đó để có những hành động tương ứng.
    Trong các tổng đài thông minh, nhận dạng cảm xúc tiếng nói giúp phát hiện những vấn đề tiềm tàng xuất hiện từ sự không hài lòng của khách hàng.
    Trong các hệ thống hướng dẫn bằng lời nói thông minh, việc phát hiện và thu thập cảm xúc của các sinh viên được xem là 1 chiến lược quan trọng để thu hẹp khoảng cách giữa những hướng dẫn của máy tính và con người
    Trong những nghiên cứu về mô hình tiếng nói, tiện ích của nó cho phép 1 hệ thống không chỉ nhận dạng được nội dung đã mã hóa trong những phản hồi của người sử dụng, mà còn trích xuất thông tin về trạng thái cảm xúc của người sử dụng bằng cách phân tích cách thức mà những phản hồi được phát âm.
    b. Hệ thống nhận dạng cảm xúc là gì ?
    Hệ thống nhận dạng cảm xúc là hệ thống chứa đựng các qui trình, các modun để xử lý và đưa ra kết luận về cảm xúc chứa đựng trong tín hiệu tiếng nói.
    Thực chất, 1 hệ thống nhận dạng cảm xúc là 1 hệ thống nhận dạng mẫu vòng tròn bao gồm tuần tự các công đoạn: trích xuất đặc trưng, lựa chọn đặc trưng, chọn bộ phân lớp, và kiểm tra, so sánh với 1 tập cơ sở dữ liệu mẫu đã biết
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...