Chuyên Đề Nhân cách thương hiệu người tiêu dùng

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một cuộc thảo luận sôi nổi xoay quanh chủ đề "Nhân cách thương hiệu" vừa được diễn ra tại TP.HCM, với sự tham gia của nhiều diễn giả là các chuyên gia, doanh nghiệp uy tín trên thương trường và giới báo chí. PCDN ghi lại ý kiến của các vị khách mời dưới đây:


    Ngô Đình Thế Thảo - Giám đốc tiếp thị công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng Bình Chánh (BCCI)

    Tiến sĩ Trần Sĩ Chương - Chuyên gia tư vấn chiến lược

    Ông Nguyễn Thiện - Giám đốc công ty Truyền thông Tiêu Điểm

    Ông Nguyễn Vĩnh Thái - Tổng giám đốc công ty Xã hội Rồng Việt Values

    Nhân cách thương hiệu được hình thành từ những giá trị tích cực do doanh nghiệp tạo nên, phù hợp với lợi ích chung không chỉ khách hàng mà còn phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng.




    Ông Ngô Đình Thế Thảo Giám đốc tiếp thị, công ty cổ phần Đầu tư - Xây dựng Bình Chánh (BCCI)

    Nói đến Nhân cách thương hiệu là nói về tính nhân bản của thương hiệu. Nhân cách thương hiệu thể hiện văn hóa của doanh nghiệp và ứng xử của doanh nghiệp đối với khách hàng và cộng đồng. Mục đích việc xây dựng Nhân cách thương hiệu được hiểu đơn giản là tối đa hóa lợi ích của khách hàng và lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp. Để được gọi là một thương hiệu có nhân cách, doanh nghiệp phải cam kết trước khách hàng và cộng đồng, quá trình hoạt động của doanh nghiệp luôn tôn trọng những cam kết đó. Một cách nhìn khác thì Nhân cách thương hiệu được hình thành từ những giá trị tích cực do doanh nghiệp tạo nên, phù hợp với lợi ích chung không chỉ khách hàng mà còn phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng.


    Nói chung, doanh nghiệp làm ra một sản phẩm có lợi cho người tiêu dùng và xã hội thì sẽ tồn tại lâu dài. Xu hướng hiện nay, một sản phẩm phải đáp ứng được yếu tố văn hóa - xã hội (ví dụ những sản phẩm thân thiện với môi trường), có như vậy thì thương hiệu mới được xã hội chấp nhận và tồn tại lâu dài. Để người tiêu dùng biết được những yếu tố tích cực của Nhân cách thương hiệu, các doanh nghiệp ngoài việc quảng bá theo đúng pháp luật, còn phải tự giác đặt mục tiêu lâu dài, giúp người tiêu dùng ý thức về sản phẩm. Đây là một cuộc vận động từ 3 phía: người tiêu dùng, nhà nước và nhà sản xuất. Nhà nước phải nói rõ lợi ích, vận động doanh nghiệp và người tiêu dùng theo những cách phù hợp và những vấn đề vi mô một cách khả thi (ví dụ như vận động nhân dân không dùng bao ny-lon thì phải cung cấp bao giấy cho họ sử dụng).


    Ở khía cạnh doanh nghiệp, khi nhận nhiều lợi nhuận, thì chia sẻ lại với người khác thông qua những việc làm từ thiện. Đã hứa thì phải làm. Mình làm hôm nay để có lợi cho ngày mai. Đó mới là kinh doanh thực sự.


    Khi ý thức được thế nào là Nhân cách thương hiệu, người tiêu dùng sẽ chọn nên mua cái gì mình cần và vì giá trị nhân bản của thương hiệu đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...