Tiểu Luận Nhân cách con người trong nền kinh tế thị trường

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    NHÂN CÁCH CON NGƯỜI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
    Lời mở đầu


    Con người đã xuất hiện trên trái đất cách đây hơn 3 triệu năm, đã phát triển nhanh qua rất nhiều giai đoạn, từ sống trong trạng thái mông muội, thành từng bày, sử dụng những công cụ lao động bằng đá được chế tác rất thô sơ để hái lượm hoa quả, đào bới củ cây và sắn bắn muông thú, cả thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Trong quá trình lao động, cơ thể con người tự cải biến, hoàn thiện và phát triển dần tiếng nói, biết cách dùng lửa, biết cách làm ra lửa và giữ lửa. Đó là một quá trình phát triển dài của lịch sử tự nhiên. Quá trình này đã được C. Mác phân tích, nghiên cứu và khẳng định sự ra đời và phát triển của một hình thái kinh tế - xã hội, bắt nguồn từ sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất – nhân tố quan trọng của phương thức sản xuất.
    Do yêu cầu đời sống kinh tế và xã hội của loài người là nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm bớt lao động nặng nhọc, con người không ngừng cải tiến, chế tạo công cụ mới. Đồng thời với sự tiến bộ của công cụ, tri thức khoa học, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng của người lao động cũng ngày càng phát triển. Các yếu tố năng động này thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất tác động đến quan hệ sản xuất, đòi hỏi quan hệ sản xuất phải phù hợp với nó, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự lớn mạnh của lực lượng sản xuất tác động đến quan hệ sản xuất, đòi hỏi phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mâu thuẫn sẽ nảy sinh, lúc đó sẽ diễn ra cuộc xung đột gay gắt phá vỡ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập mối quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển, trong đó các yếu tố lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng có liên hệ biện chứng với nhau thông qua các quy luật khách quan xã hội.
    Trong quá trình tìm kiếm con đường đưa đất nước chúng ta thoát khỏi đói nghèo, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Đảng và Nhà nước đã lựa chọn con đường đổi mới.
    Con đường đổi mới đã được mạch nha phát triển từ đầu những năm 80 chuyển nền kinh tế của đất nước chúng ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
    Công cuộc đổi mới đã làm thay đổi bộ mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt đã làm thay đổi hệ thống giá trị xã hội, tạo ra những chuẩn mực xã hội mới, điều đó đã tác động không nhỏ đến cách suy nghĩ và lối sống của người dân. Con người Việt Nam dần hình thành những giá trị mới, nhân cách con người, dân chủ, công bằng xã hội, lợi ích cá nhân, xã hội cùng những mâu thuẫn và tác động của chúng.
    Qua bài viết này, tôi xin đề cập đến một trong những vấn đề đáng quan tâm là: “Nhân cách con người trong nền kinh tế thị trường”.


    Phần I: Kinh tế thị trường – con đường phát triển của đất nước
    1. Kinh tế Việt Nam trước đổi mới
    2. Kinh tế thị trường – con đường phát triển
    Phần II: Nhân cách con người trong cơ chế thị trường
    1. Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực.
    2. Những vấn đề cơ bản của cơ chế thị trường ảnh hưởng đến nhân cách con người.
    Phần III: Các giải pháp khắc phục
    [Các biện pháp giáo dục]
     
Đang tải...