Tiểu Luận Nhân cách con người trong cơ chế thị trường

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài:Nhân cách con người trong cơ chế thị trường





    LỜI GIỚI THIỆU.


    Lịch sử phát triển của xã hội xã hội loài người trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp đến cao. Ứng với mỗi giai đoạn là một hình thái kinh tế xã hội phù hợp với nó. Và thực tế phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong đó việc làm rõ vị trí của nhân cách và sự ảnh hưởng của cơ chế thị trường trong quá trình hình thành nhân cách và phát triển nhân cách con người đòi hỏi cấp thiết cả về mặt lý luận, thực tiễn quản lý đất nước cũng như công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia.


    Về bản chất, con người muốn tồn tại với tư cách là thành viên của xã hội nên bao giờ cũng tuân theo một cơ chế xã hội mà anh ta đang sống. Nói cách khác, chính con người tạo ra cơ chế hoạt động xã hội nhưng không phải tuỳ tiện theo ý muốn chủ quan mà bị qui định bởi những qui định phát triển khách quan của xã hội. Và sự hiểu biết về trải độ, hành vi, phong thái, cách sử sự đối với những vấn đề của xã hội chính là nhân cách của con người.


    Và vấn đề nhân cách con người trong cơ chế thị trường là vấn đề cần được quan tâm để tìm ra những biện pháp thích hợp. Chính vì lý do ấy nên em chọn đề tài này. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa triết học dã giúp em hiểu thêm về thế giới quan cũng như trong quá trình viết đề tài này.


    Trong bài viết bao gồm các phần chính như sau:

    Phần A: Mở đầu.

    Phần B: Nội dung nghiên cứu.

    I / Lý luận chung về nhân cách con người trong cơ chế thị trường.

    II / Thực trạng vấn đề.

    III /Giải pháp.

    Phần C: kết luận.


    Phần A: MỞ ĐẦU


    Trong các tác phẩm kinh điển của mình, C.Mác và Anghen cho rằng con người phải được đặc biệt chú trọng vì con người là sản phẩm cao nhất của quá trình phát triển lâu dài của tự nhiên và xã hội. Các ông đã nghiên cứu con người trong các mối quan hệ thống nhất giữa tự nhiên và xã hội.

    Trong sự thống nhất biện chứng ấy con người vừa là điểm xuất phát vừa là khâu trung gian, là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội, nên con người luôn luôn đóng vai trò của sự vận động và phát triển của lịch sử. Mỗi bước ngoặt lịch sử, mỗi bước tiến của nhân loại đều tạo ra cho xã hội một thế hệ người thích ứng với sự biến đổi đó. Đặc biệt ở Việt Nam, khi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì mẫu người cũ cũng thay đổi, hình thành nên con người mới năng động, sáng tạo và tài giỏi hơn. Nhưng nếu những con người này chỉ có “tài” mà không có “đức”, không có văn hoá thì cũng không phục vụ được cho xã hội. Trái lại họ sẽ làm cho xã hội suy thoái , đạo đức bị tha hoá. Do đó để xã hội chúng ta phát triển kịp theo các nước tiên tiến trên thế giới mà không bị mất đi bản sắc dân tộc của con ngưòi Việt Nam là mục tiêu ý nguyện thiêng liêng, cao đẹp mà Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra. Do vậy theo em nhân cách của con người đặc biệt là nhân cách con người trong cơ chế thị trường là vấn đề cần được nghiên cứu để có những giải pháp hợp lý nhằm xây dựng và tạo nên những con người của cơ chế mới có đầy đủ cả đức cả tài, có nhân cách tốt.

    Do nhân cách và con người là một lĩnh vực rộng lớn đặc biệt là con người trong cơ chế thi trường nên trong bài viết của em đã sử dụng các phương pháp: phép duy vật biện chứng của Mác – Anghen, phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp với yếu tố lý luận và vận dụng thực tiễn để nghiên cứu đề tài.
     
Đang tải...