Chuyên Đề nhận biết các chât vô cơ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chủ đề: NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT CHẤT MẤT NHÃN

    I- KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1) Nguyên tắc:
    - Phải trích mỗi chất một ít để làm mẫu thử ( trừ trường hợp là chất khí )
    - Phản ứng chọn để nhận biết các chất phải xảy ra nhanh và có dấu hiệu đặc trưng (đổi màu, xuất hiện kết tủa, sủi bọt khí, mùi đặc trưng, ) 2) Phương pháp:
    - Phân loại các chất mất nhãn ® xác định tính chất đặc trưng ® chọn thuốc thử. - Trình bày : + Bước 1: Trích mẫu thử (Thường lấy, Dẫn ra mỗi một ít làm mẫu thử) + Bước 2:Chọn thuốc thử(tùy theo yêu cầu của đề bài: thuốc thử không hạn chế, hạn chế hoặc không dùng thuốc thử). Cho thuốc thử vào mẫu thử, trình bày hiện tượng quan sát được từ đó tìm ra được hóa chất cần nhận biết + Bước 3:Viết tất cả các phương trình 3) Lưu ý : - Nếu chất A là thuốc thử của chất B thì chất B cũng là thuốc thử của A. - Nếu chỉ được lấy thêm 1 thuốc thử, thì chất lấy vào phải nhận ra được một chất sao cho chất này có khả năng làm thuốc thử cho các chất còn lại. - Nếu không dùng thuốc thử thì dùng các phản ứng phân hủy, hoặc cho tác dụng đôi một. - Khi chứng minh sự có mặt của một chất trong hỗn hợp thì rất dễ nhầm lẫn. Vì vậy thuốc thử được dùng phải rất đặc trưng. Chú ý: Không thể dùng nước vôi trong để chứng minh sự có mặt của CO[SUB]2[/SUB] trong hỗn hợp : CO[SUB]2[/SUB], SO[SUB]2[/SUB], NH[SUB]3[/SUB] vì SO[SUB]2[/SUB] cũng làm đục nước vôi trong: CO[SUB]2[/SUB] + Ca(OH)[SUB]2[/SUB] ® CaCO[SUB]3[/SUB] ¯ + H[SUB]2[/SUB]O SO[SUB]2[/SUB] + Ca(OH)[SUB]2[/SUB] ® CaSO[SUB]3[/SUB] ¯ + H[SUB]2[/SUB]O
    * Dung dịch muối của axit mạnh và bazơ yếu ( như : NH[SUB]4[/SUB]Cl, (NH[SUB]4[/SUB])[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB], NH[SUB]4[/SUB]NO[SUB]3[/SUB] ) làm quỳ tím ® đỏ.
    * Dung dịch muối của axit yếu và bazơ mạnh ( như : Na[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB], NaHCO[SUB]3[/SUB], Na[SUB]2[/SUB]S ) làm quỳ tím ® xanh. * Dung dịch muối hiđrosunfat ( như NaHSO[SUB]4[/SUB], KHSO[SUB]4[/SUB] ) có tính chất như H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB]. II/- CÁC DẠNG BÀI TẬP NHẬN BIẾT THƯỜNG GẶP: 1/- Dạng 1: Nhận biết các chất (rắn, lóng khí) riêng biệt 2/- Dạng 2: Nhận biết các chất (rắn, lóng khí) trong cùng hỗn hợp 3/- Dạng 3: Nhận biết các chất (rắn, lóng khí) với thuốc thử không giới hạn 4/- Dạng 4: Nhận biết các chất (rắn, lóng khí) với thuốc thử hạn chế 5/- Dạng 5: Nhận biết các chất (rắn, lóng khí) không dùng thuốc thử
    (và nhiều bài tập có đáp án từ các đề thi HSG)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...