Tiểu Luận Nhà thơ Lý Bạch- Thân thế, sự nghiệp và một số tác phẩm tiêu biểu

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    NỘI DUNG
    I. Thân thế nhà thơ Lý Bạch
    1.Thời niên thiếu
    2.Tuổi trẻ
    3.Lão niên
    II. Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lý Bạch
    1. Quan niệm về thơ ca
    2. Nhân tố tư tưởng
    3. Nội dung thơ ca
    4. Giá trị nghệ thuật

    III. Một số tác phẩm tiêu biểu
    1. Xa ngắm thác núi Lư
    2. Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
    3. Tĩnh dạ tứ
    4. Tương tiến tửu
    KẾT BÀI
    Phụ lục
    Danh mục tài liệu tham khảo



    Do bài viết của em còn mang yếu tố chủ quan với nhiều hạn chế thiếu sót vì vậy em kính mong nhận được sự sửa chữa góp ý của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !


    MỞ ĐẦU
    Thời cổ trung đại, Trung Quốc có một nền văn học hết sức phong phú và đa dạng. Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, văn học Trung Quốc đã bắt đầu phát triển. Đến thời Tây Hán tư tưởng Nho gia được đề cao. Nho gia là trường phái rất coi trọng việc học tập, vì vậy từ Hán về sau những người có thể cầm bút viết văn trong xã hội Trung Quốc rất nhiều. Đến thời Tùy, Đường chế độ khoa cử bắt đầu ra đời , trong đó văn chương trở thành thước đo chủ yếu của tài năng; do đó văn học Trung Quốc càng có những thành tựu lớn lao. Văn học Trung Quốc thời kì này có nhiều thể loại như thơ, từ, phú, kịch, tiểu thuyết, với nhiều tác gia nổi tiếng, trong đó không thể không nhắc đến nhà thơ Lý Bạch. Chính vì vậy, em xin được phân tích đề tài: “ Nhà thơ Lý Bạch- Thân thế, sự nghiệp và một số tác phẩm tiêu biểu”
    NỘI DUNG
    I/ Thân thế và tiểu sử của nhà thơ Lý Bạch:
    1. Thời niên thiếu
    Lý Bạch sinh năm 701, mất năm 762, tự là Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, là một nhà thơ lớn thời Thịnh Đường, Ông là hậu duệ của tướng quân Lý Quảng đời Hán và là cháu chín đời của họ Lương Vũ Chiêu vương. Khoảng năm 670, ông thân sinh vì một cớ nào đó không rõ phải trốn sang Tây Vực, sau lấy vợ là người bản xứ (gọi là Man bà) và sinh ra ông. Vì vậy Lý Bạch kế thừa tính cách phóng khoáng tự nhiên của người Tây Vực. Đến khi Vũ Hậu sụp đổ, gia đình ông rời Tây Vực về ngụ tại làng Thanh Liên, huyện Chương Minh (nay là huyện Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên) và ông coi đây là quê hương chính thức của mình.
    Tương truyền mẹ ông nằm mộng thấy sao Trường Canh rơi vào mình và có thai rồi sinh ra ông, nên ông mới lấy tên tự là Thái Bạch (tức sao Trường Canh). Lý Bạch rất thông minh, lên năm tuổi đã biết đọc Lục giáp, mười tuổi thì thong hiểu thi thư, thường xem them sách bách gia chư tử. Năm mười lăm tuổi, ông lại thích và rèn kiếm thuật. Lúc 20 tuổi bắt đầu sống cuộc đời hiệp khách. Lý Bạch đến Tương Dương, làm quen với nhà thơ Mạnh Hạo Nhiên, người lớn hơn ông 10 tuổi. Từ đó ông tha thiết muốn được hoạt động “kinh bang tế thế”. Thơ ông đã đạt đến độ chin muồi, mang đầy đủ cái cao rộng của thiên nhiên, cái phóng khoáng của tự do, cái phong độ ngang tàng của hiệp khách.
    2. Tuổi trẻ tung hoành
    Năm đầu 742, Lý Bạch rời nhà xuống miền Chiết Giang, ngụ tại Thiểm Trung với đạo sĩ Ngô Quân. Ngô Quân được vua triệu về kinh, đem Lý Bạch theo. Ông phấn khởi cho rằng có thể thực hiện được lý tưởng chính trị của mình, nên “Ngửa mặt cả cười ra khỏi cửa, bọn mình đâu phải sống lều tranh” . Hạ Tri Chương gặp ông, nói : “Đó là một trích tiên giáng trần”. Vì vậy, người ta thường gọi ông là Trích Tiên (ông tiên bị đày xuống trần). Hạ tiến cử ông, vua Huyền Tông vời vào bệ kiến. Tương truyền thấy ông thần khí cao lãng, phong thái nhẹ nhàng như ráng mây, vua mến tài, cho ông vào điện Kim Loan, phụ trách việc thảo thư từ.
    3. Lão niên (745-762)
    Tháng 11 năm 755, An Lộc Sơn khởi binh làm loạn, chống triều đình, gây tàn phá chết choc vùng phía bắc Trường Giang. Lý Bạch liền vào Lư Sơn, ở ẩn tại Bình Phong Điệp. Năm 756, Túc Tông lên ngôi. Bấy giờ Vĩnh vương Lý Lân giương ngọn cờ dẹp loạn An Lộc Sơn, mời Lý Bạch ra làm việc tại phủ đô đốc. Giữa Túc Tông và Lý Lân vốn đã có mối bất hòa, năm 757, Túc Tông cất quân đánh Lý Lân. Lân thua ở Đan Dương, bị giết chết. Lý Bạch chạy sang Bành Trạch, bị bắt giam tại ngục Tầm Dương. Lý Bạch bị kết án phản nghịch và khép tội tử hình. Quách Tử Nghi bấy giờ làm tể tướng, xin giải chức chuộc tội cho ông vua mới tha chết, giảm án xuống đi đày.
    Năm 758, Lý Bạch bị phát vãng đi Dạ Lang. Năm 759, trên đường tới Dạ Lang, ông được tha tại Vu Sơn, bèn đi xuống miền đông tới Hán Dương. Năm 760 ông đến Tri Châu An Khánh, rồi năm 761, sống cuộc đời phóng đãng tại Kim Lăng, Tuyên Thành, Lịch Dương. Tháng tư, Đại Tông mới lên ngôi, có ý vời ông vào triều làm chức thập di. Bấy giờ loạn An Sử vẫn còn, nhiệt tình yêu nước và ý chí hoạt động chính trị lại bung cháy, ông dâng thư xin gia nhập đoàn quân dẹp loạn, được chuẩn y. Nhưng đến Kim Lăng, ông ngã bệnh phải trở về và mất vào tháng 11 năm ấy. Tương truyền ông uống rượu say, cúi xuống bắt bóng trăng dưới nước nên ngã chết. Lý Bạch có bốn người vợ, ba con trai và một con gái.
    II. Sự nghiệp thơ ca của Lý Bạch
    1. Quan niệm về thơ ca
    Qua thơ ca của ông, chúng ta có thể thấy quan niệm làm thơ của ông là theo phương châm “kế thừa có phê phán, phục cổ để cách tân”. Ông nói : “Từ Trần, Lương trở lại nay, thơ trở thành cực kỳ diêm dúa và nông cạn; Thẩm Hữu Văn lại tôn sung thanh luật, người phục hồi không phải là ta thì còn ai nữa ?” .
    Ông châm biếm những kẻ giáo điều, nô lệ cổ nhân trong văn học. Chính vì có tinh thần sang tạo cách tân bồng bột như thế, Lý Bạch mới có cái khí vượt cổ nhân. Ông cũng như Đỗ Phủ, không bao giờ chịu quỳ gối trước cổ nhân, trái lại, muốn làm cho cổ nhân phải thua mình.
    Tuy nhiên Lý Bạch không phải là người kiêu căng tự phụ, chối bỏ tất cả. Ngược lại, ông ra sức học tập Nhạc phủ Hán, Ngụy, Lục triều, dân ca đương thời và khiêm tốn kế thừa tinh hoa nghệ thuật của Nguyễn Tịch, Đào Tiềm, Tạ Linh Vận, Tạ Diểu, Bảo Chiếu, Dữu Tín
    2. Nhân tố tư tưởng
    Tư tưởng Nho gia và Đạo gia đều tác động vào ông, nhưng tư tưởng Đạo gia sâu sắc hơn nhiều. Ngay cả tư tưởng du hiệp cũng đóng góp phần hình thành phong cách đặc biệt của ông. Khi ông định xây dựng sự nghiệp chính trị thì tư tưởng “kiêm tế thiên hạ” của Nho gia chiếm ưu thế. Nhưng tư tưởng Nho gia của ông không nguyên vẹn và giáo điều. Lý Bạch không phỉ bang thánh hiền, ông chỉ muốn vạch ra, lật đổ những lý tưởng mơ hồ, giả dối nghìn đời của chế độ phong kiến . Những lúc ấy, tư tưởng Đạo gia đến với Lý Bạch và ông mượn nó để chống lại tư tưởng Nho gia truyền thống, hay nói đúng hơn là tư tưởng Hán Nho mà bọn phong kiến dùng làm công cụ bảo vệ quyền lợi cho chúng.
    Tư tưởng du hiệp cũng chiếm địa vị quan trọng ở Lý Bạch, ông hâm mộ cái hào phóng của các hiệp sĩ và tinh thần du hiệp mà họ theo đuổi
    3. Nội dung thơ ca
    Sáng tác của ông là một kết hợp hìa hòa giữa tính lãng mạn và tính hiện thực, trong đó tính lãng mạn chiếm phần thượng phong. Những nội dung của thơ ông phản ánh rõ điều đó.
    Loạn An - Sử bung nổ, triều đình thối nát, chính trị hủ bại . Lý Bạch phản ánh trực tiếp nếp sống xa hoa của tầng lớp quan lại quý tộc, vạch trần các đế vương diễu võ dương oai, mê đắm sắc dục, bạc đãi nhân tài. Ông phản đối các cuộc chiến tranh xâm lược, xua nhân dân vào những tai họa vô cùng đau khổ. Từ đó, thơ ông chan chứa tình yêu quê hương, yêu đất nước, đau xót trước cảnh xương rơi máu chảy
    Yêu nước gắn liền với thương dân, ông đau xót cho số phận nhân dân trong vòng chiến loạn, những con người vất vả khốn khó, làm việc như trâu như ngựa (Đinh đô hộ ca). Lý Bạch đặc biệt chú ý đến người phụ nữ với một tấm lòng nhân đạo đáng quý. Ông phê phán hành động bất nghĩa “có mới nới cũ” của nam giới, nói lên nỗi đau khổ bất hạnh của người phụ nữ bị ruồng bỏ, phụ bạc (Thiếp bạc mệnh, Bạch đầu ngâm ) hay những người phụ nữ ngày đêm mong chồng do chiến tranh ly biệt (Khuê tình, Đảo y thiên ). Đồng thời, ông phản ánh mơ ước của họ về một tình yêu thủy chung, một hạnh phúc chân chính (Dạ tọa ngâm, Dương bạn nhi), ca ngợi vẻ đẹp thuần khiết của người phụ nữ (Thái liên khúc, Việt nữ từ) và cũng nhiệt tình ca ngợi sự phản kháng của phụ nữ trước bất công, áp bức (Tần nữ lưu hành, Đông Hải hữu dũng phụ). Cũng vì thế mà ông mến phục các nhân vật trọng nghĩa kinh tài, các trang du hiệp “đến chết xương vẫn còn thơm, không thẹn là khách anh hùng trên đời” (Hiệp khách hành) vì họ đã dám chống bạo quyền, bênh vực người cô thế.
    4. Giá trị nghệ thuật
    Toàn bộ tác phẩm của Lý Bạch bao gồm hai nhân tố lãng mạn và hiện thực, nhưng nói về khuynh hướng chủ đạo thì ông là bậc thầy của chủ nghĩa lãng mạn tích cực. Trước hết, ông thường xuyên dùng thủ pháp khoa trương – ngoa dụ của thơ ca dân gian và trí tưởng tượng phong phú trong mọi đề tài. Ông thông qua cảnh giới thần tiên, ảo tưởng, siêu phàm để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bản than, lấy chuyện ngày xưa để nói chuyện hiện tại, nhất là khi ông bày tỏ long căm ghét, phê phán, đả kích. Ông lại gửi gắm tâm hồn, tư duy của mình vào thiên nhiên. Thủ pháp nhân hóa đó quả là mới mẻ, táo bạo, nẩy sinh từ sức tưởng tượng khác thường, đưa tình cảm sôi nổi và nguyện vọng thiết tha của nhà thơ vào đối tượng được miêu tả, khiến thơ ca giàu ý nghĩ và lôi cuốn. Ông kết hợp khéo léo các cách thể hiện tính lãng mạn như thần thoại hóa, nhân cách hóa, khoa trương ảo tưởng cùng với một thứ ngôn ngữ hào phóng để tạo nên những hình tượng nghệ thuật kỳ vĩ, biểu hiện những lý tưởng và nguyện vọng đẹp đẽ cũng như long yêu ghét mãnh liệt do hiện thực khêu gợi ra.
    Lý Bạch có những thành tựu trác việt về ngôn ngữ, nghệ thuật : sinh động, hoa mỹ, trau chuốt nhưng trong sang, giản dị, tự nhiên mà thật đẹp, thật hay Thơ thất ngôn tuyệt cú của ông được ví là “tay thánh tuyệt cú”. Làm thơ luật ông cũng không câu nệ thanh vận, đối ngẫu, thoát khỏi khuôn khổ gò bó của niêm đối .
    III.Một số tác phẩm tiêu biểu
    1. 望廬山瀑布 – Vọng lư sơn bộc bố – Xa ngắm thác núi Lư
    [TABLE="width: 718"]
    [TR]
    [TD]日照香爐生紫煙,
    遙看瀑布掛前川;
    飛流直下三千尺,
    疑是銀河落九天。
    [/TD]
    [TD]Nhật chiếu hương lô sinh tử yên
    Dao khán bộc bố quải tiền xuyên.
    Phi lưu trực há tam thiên xích
    Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Bài “Xa ngắm thác núi Lư” của Thi tiên Lí Bạch đã lưu lại muôn đời bằng phương tiện văn học cái đẹp hùng vĩ của một dòng thác khổng lồ kì lạ. Tả cảnh thiên nhiên mà tráng lệ như thế, rõ ràng tác giả đã yêu quê hương, đất nước biết nhường nào. Lòng yêu nước ở Lý Bạch chính là bắt nguồn từ lòng yêu sông núi quê hương vậy.
    2. 鹤楼送孟浩然之广陵 – Hoàng hạc lâu tống mạnh hạo nhiên chi quảng lăng – Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
    [TABLE="width: 467"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Đây là một trong những tuyệt tác về thơ thất ngôn tứ tuyệt của Lí Bạch. Tác phẩm đã phản ánh một tâm hồn đẹp, một tình bạn đẹp của Lí Bạch, cũng là của những tao nhân mặc khách đời Đường. Bài thơ ghi lại một kỷ niệm sâu sắc tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi về Quảng Lăng, qua đó nói lên tình lưu luyến, thương nhớ bạn. Nơi Lý Bạch đưa tiễn bạn lên đường đi xa về phía tây là lầu Hoàng Hạc, một thắng cảnh thuộc Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc. Lầu Hoàng Hạc gắn liền với huyền thoại Phí Văn Vi đắc đạo thành tiên, thường cưỡi hạc vàng bay về đây. Cấu trúc không gian xa – gần (cận – viễn), lấy ngoại cảnh để biểu hiện nội tâm, ngôn ngữ, trang nhã, gợi cảm, hàm xúc đó là những yếu tố nghệ thuật tạo nên vẻ đẹp văn chương và cốt cách của bài thơ này.
    3. 靜夜思 – Tĩnh dạ tứ – Cảm nghĩ đêm yên tĩnh
    [TABLE="width: 663"]
    [TR]
    [TD]床前明月光,
    疑是地上霜。
    舉頭望明月,
    低頭思故鄉。
    [/TD]
    [TD]Sàng tiền minh nguyệt quang
    Nghi thị địa thượng sương,
    Cử đầu vọng minh nguyệt
    Đê đầu tư cố hương
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Bài thơ mang những suy nghĩ trong một đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng toả sáng khắp nơi, một thứ ánh sáng lung linh huyền ảo. Với khung cảnh thiên nhiên ấy, trong Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhớ quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiết tha của tác giả. Trăng với thi nhân thường có nhiều duyên nợ, với Lí Bạch, trăng lại càng đặc biệt! Trăng trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong thơ của Lí Bạch, tiêu biểu như: Nga Mi sơn nguyệt ca, Quan sơn nguyệt, Nguyệt hạ độc chước,
    Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất nước chân thành, thiết tha. Trong đó bài thơ “Tĩnh dạ tứ” có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêu quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê của mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.
    4. 將進酒 – Tương tiến tửu – Mời uống rượu
    “Tương tiến tửu” là một trong những bài thơ rất nổi tiếng của Lí Bạch về đề tài rượu. Đối với Lí Bạch thơ và rượu đi đôi với nhau như hình với bóng. Chất men nồng của rượu thấm nhuần vào da thịt, theo dòng máu luân lưu đi vào trí não, đã động sinh ra luồng tư tưởng, quyện vào hồn chữ ý thơ, tạo ra những dòng thơ bay bổng, phóng khoáng.
    Hình ảnh thơ mang tính đặc trưng, có tính triết lí, trừu tượng, để dẫn dắt đến sự biện minh của nhà thơ trong việc tìm đến thú vui uống rượu. Lời thơ phô trương nhưng cũng chỉ biểu lộ nỗi chán chường thế thái nhân tình, bi phấn trước cảnh đời ngang trái, oan nghiệt. Đó chính là “nỗi sầu muôn thuở” mà Lí Bạch muốn phá hủy tan tành cùng những người bạn tâm đấu ý hợp trong cuộc rượu “dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu”.
    KẾT BÀI
    Lý Bạch là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của Trung Quốc thời cổ trung đại. Sự nghiệp sáng tác của ông có hơn 20000 bài tuy nhiên đến nay chỉ còn lưu giữ khoảng 1800 bài, ông được mệnh danh là Tiên thi, tức là tiên thơ. Tuy gặp không ít gian truân nhưng con người và thơ ông đáng để người đời ngợi ca, là niềm tự hào của văm minh Trung Quốc qua mọi thời đại.
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]Ở Việt Nam, tứ thơ mạnh mẽ, say mê của Lý Bạch ảnh hưởng nhiều đến Chinh phụ ngâm, thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ. Nhưng cũng không ít người chịu ảnh hưởng mặt buông thả, hành lạc trong thơ ông, tiêu biểu là Vũ Hoàng Chương.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    PHỤ LỤC
    [​IMG][​IMG] CHÂN DUNG LÝ BẠCH
    [​IMG]
    Danh mục tài liệu tham khảo:
    1.Vũ Dương Ninh, giáo trình lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục.2003
    2. http://vi.wikipedia.org/wiki/Lý_Bạch
    3. http://edu.go.vn/e-tap-chi/tim-kiem/Lý-Bạch/ly-bach.html
    4. http://vi.wikisource.org/wiki/Tác_gia:Lý_Bạch
    5. www-personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv/lybach/lybach.htm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...