Luận Văn Nhà sàn thấp của dân tộc chăm (nghiên cứu thực địa tại bảo tàng dân tộc học)

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục Lục
    Mở Đầu
    1 Lý do nghiên cứu đề tài . .3
    2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
    3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu 5
    4 Phương pháp nghiên cứu . . .6
    Chương 1. Khái quát về người Chăm và tỉnh Ninh Thuận 6
    1.1 Khái quát về người Chăm và làng Chăm ở Ninh Thuận 6
    1.1.1 Người Chăm Ninh Thuận 6
    1.1.2 Cấu trúc ngôi làng người Chăm tại tỉnh Ninh Thuận .9
    Tiểu kết chương 1 11
    Chương 2. Quy trình xây dựng ngôi nhà Chăm .10
    2.1 Khái quát chung về khuôn viên nhà 10
    2.2 Quy trình xây dựng ngôi nhà .11
    2.2.1 Chọn đất . 11
    2.2.2 Xác định điểm hỏa . .11
    2.2.3 Chọn nguyên vật liệu . 12
    2.2.4 Chọn hướng nhà 12
    Tiểu kết chương 2 17
    Chương 3. Tổng quan hệ thống các ngôi nhà trong khuôn viên sinh sống .14
    3.1 Hệ thống các công trình phụ ( hàng rào khuôn viên, cổng và hai ngôi nhà phụ) .14
    3.1.1 Hàng rào khuôn viên . 14
    3.1.2 Cổng ra vào khuôn viên .14
    3.1.3 Nhà xay thóc và nhà để nông cụ . 15
    3.2 Hệ thống năm ngôi nhà chính . 16
    3.2.1 Nhà Bếp( Thang Kinh) 16
    3.2.2 Nhà Tục( Thang Yơ ) . 17
    3.2.3 Nhà Thang lâm( Nhà Lẫm) . 20
    3.2.4 Nhà Thang Tôn( Nhà Cao Cẳng) . 23
    3.2.5 Nhà Thang Mưyau( Nhà Song, Nhà Kề) 25
    Tiểu kết chương 3 .37
    Kết luận .33
    Danh mục tài liệu tham khảo . 33
    Phụ lục ảnh .38


    Mở Đầu
    1. Lý do nghiên cứu đề tài.
    Chăm là một dân tộc nằm trong trong đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam, tiếng nói thuộc hệ ngôn ngữ Mã Lai – Đa Đảo của việt nam, Dân Tộc Chăm cũng có những tên gọi khác nhau như: Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, trong lịch sử phát triển của dân tộc, văn hóa Chămpa bắt nguồn từ văn hóa Sa Huỳnh là nền văn hóa đặc sắc của cư dân ven biển trung bộ thuộc châu Panduranga hay còn gọi là Panrang theo tiếng Chăm cổ, văn hóa của dân tộc Chăm cũng có sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn hóa Ấn Độ ở nhiều mặt đời sống từ: tôn giáo, tín ngưỡng đến văn hóa, chữ viết, văn học nghệ thuật do ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ nên từ những thế kỷ trước văn hóa Chăm đã bị các nhà nghiên cứu Phương Tây đánh đồng gọi Chăm Pa là một trong những quốc gia bị “ Ấn Độ hóa”. Tuy nhiên dù thế nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng có thể nhận thấy nền văn hóa của dân tộc Chăm là một nền văn hóa rực rỡ và đặc sắc, góp phần quan trọng tạo nên tính đa dạng cho nền văn hóa Việt Nam.
    Ngôi nhà là công trình lớn của cả một đại gia đình, là nơi chứa đựng tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần của con người, nhà vừa là nơi cư trú, sinh hoạt của con người, lại vừa là nơi thể hiện các giá trị vật chất do con người sáng tạo ra, để đánh giá một gia đình thuộc tầng lớp giàu hay nghèo dựa vào đó người ta cũng có thể đã đánh giá được một phần nào.
    Ngôi nhà cũng phản ánh góc độ văn hóa từ môi trường sống như: địa hình, khí hậu đến các phong tục tập quán, quan niệm tín ngưỡng, quan điểm thẩm mỹ của cả một cộng đồng người hiểu được tầm quan trọng của ngôi nhà đối với con người vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu về ngôi nhà cũng giúp ta tìm hiểu được các phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng và đặc trưng văn hóa, qua đó giúp ta khai thác được nhiều khía cạnh về văn hóa của một cộng đồng người nào đó?
    Nhà sàn thấp của dân tộc Chăm là một trong những ngôi nhà đặc trưng của vùng đất Duyên Hải Nam Trung Bộ, ngôi nhà sàn thấp là một đặc trưng văn hóa của người Chăm nơi đây còn bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa truyền thống, hiểu được tính cấp thiết và ý nghĩa của vấn đề nên bài nghiên cứu này của chúng tôi sẽ đi sâu hơn vào nghiên cứu đề tài “Ngôi nhà sàn thấp của người Chăm”.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
    Văn hóa dân tộc Chăm là một nền văn hóa rất đặc sắc và đa dạng, từ trước đến nay văn hóa Chăm được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và được tiếp cận dưới những góc độ khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các đề tài nghiên cứu về văn hóa Chăm lại tập trung chủ yếu vào nghiên cứu lịch sử văn hóa Vương Quốc Chămpa như cuốn: Du khảo văn hóa chăm của tác giả Nguyễn Văn Kự, Ngô Văn Doanh.
    Hay tìm hiểu hệ thống các đền tháp, tôn giáo, tín ngưỡng và tìm hiểu về phong tục tập quán như cuốn: Văn hóa các dân tộc tây nam bộ-thực trạng và những vấn đề đặt ra của GS-TS Trần Văn Bích, Phong tục cưới của người chăm của tác giả Lê Ngọc Canh (Tạp Chí Dân Tộc Học-1991), kiến trúc điêu khắc của Tháp Chăm, bia ký, văn tự và sự giao lưu tiếp xúc văn hóa với bên ngoài như bài: văn hóa chăm những yếu tố bản địa và bản địa hóa của Phan xuân Biên( Tạp Chí Dân Tộc Học số 1-1994)
    Tuy nhiên trong lịch sử nghiên cứu về Chăm thì những đề tài viết về ngôi nhà của dân tộc Chăm, khuôn viên Ngôi Nhà, kiến trúc điêu khắc hay chức năng của các ngôi nhà là rất ít, chỉ có một số những công trình nghiên cứu có viết về ngôi nhà của người Chăm nhưng viết rất sơ sài, chỉ mang tính khái quát chứ chưa đi sâu vào khai thác các khía cạnh kiến trúc, điêu khắc, bố trí, chức năng, và văn hóa phản ánh qua ngôi nhà như bài hệ thống cấu trúc làng Chăm ở Việt Nam của tác giả Mạc Đường ( Tạp Chí Dân Tộc Học số 1/1993) ở bài viết này tác giả cũng có quan tâm đến ngôi làng của người Chăm và hệ thống cấu trúc của làng tuy nhiên bài viết này chỉ mang tính khái quát giới thiệu về vùng đất sinh sống chủ yếu của người Chăm và cấu trúc cơ bản người Chăm sống ở vùng Ninh Thuận và người Chăm ở vùng An Giang, hay cuốn Du khảo văn hóa Chăm. Trong tất cả những cuốn sách nghiên cứu về khuôn viên nhà ở của người Chăm mà tôi tìm được thì chỉ có cuốn sách Nhà ở của người chăm ninh thuận truyền thống và biến đổi do tác giả Lê Duy Đại chủ biên của Nxb Khoa Học Xã Hội Hà nội-2001 cuốn sách này được đầu tư khá công phu và tỉ mỉ về ngôi nhà của người Chăm, tác giả phân tích nó trên hai bình diện truyền thống và biến đổi của ngôi nhà Chăm, đây là cuốn sách có giá trị trong việc tìm hiểu ngôi nhà truyền thống của người Chăm ở Ninh Thuận tuy nhiên cuốn sách này cũng chưa nêu bật lên được sự so sánh giữa ngôi nhà truyền thống Chăm với một vài dân tộc khác để làm sáng rõ lên giá trị khác biệt của ngôi nhà Chăm so với các ngôi nhà của các dân tộc khác.
    3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu.
    3.1 Mục đích nghiên cứu.
    Mục đích bài nghiên cứu này của chúng tôi là mong muốn góp phần làm sáng rõ về đặc trưng ngôi nhà ở của người Chăm, và văn hóa Chăm thể hiện qua ngôi nhà, thông qua các công đoạn xây dựng, cách bố trí cấu trúc của ngôi nhà và của khuôn viên, những quan niệm, phong tục tập quán và tín ngưỡng
    3.2 Phạm Vi nghiên cứu.
    Phạm vi nghiên cứu đề tài này là tập trung vào khai thác ngôi nhà Chăm tại địa bàn huyện Ninh Phước- tỉnh Ninh Thuận đây là địa bàn có nhiều người Chăm tập trung sinh sống vào loại đông ở nước ta, văn hóa Chăm ở khu vực này được lưu giữ lại khá đậm nét trên mọi lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, chữ viết, tôn giáo, nhà ở trong quá trình nghiên cứu khai thác tư liệu tôi có đi khảo sát thực tế ngôi nhà của dân tộc Chăm tại Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam, ngôi nhà của người Chăm được bảo tàng mua lại thực tế của đồng bào Chăm tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận và về dựng lại tại khu trưng bày ngoài trời của Bảo Tàng, dưới sự trợ giúp của chính phủ Na Uy, từ năm 2001 đến 2006 thì khuôn viên của ngôi nhà Chăm được hoàn thành, những ngôi nhà được bảo tàng mua về đây là một trong bốn ngôi nhà cổ truyền thống duy nhất còn lại của người chăm, có tuổi thọ xây dựng trên dưới 100 năm vì vậy đây được coi là một trong những ngôi nhà cổ còn lại của Đồng Bào Chăm tại tỉnh Ninh Thuận. khuôn viên của người Chăm ở Bảo Tàng thuộc vào gia đình tầng lớp quý tộc vì thế mà bài nghiên cứu này của chúng tôi cũng sẽ tập trung nhiều hơn vào khai thác ngôi nhà sàn thấp truyền thống của người Chăm thuộc tầng lớp quý tộc.
    4. phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu của chúng tôi là thu thập các tài liệu, sách, báo, tạp chí. Phương pháp tiếp cận từ góc độ văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng và phong tục tập quán. Phương pháp đi điền giã thực tế tại Bảo Tàng Dân Tộc Học, quan sát thực tiễn, chụp ảnh, đo đạc, hỏi ý kiến các nhà nghiên cứu và các Anh, Chị làm việc, trông coi trực tiếp tại ngôi nhà. Phương pháp so sánh giữa nhà của dân tộc Chăm với một số dân tộc khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...