Tiểu Luận Nhà sàn dài của dân tộc ê-đê ở tây nguyên

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Nhà ở là một trong những thành tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh sống và phát triển của con người. Nó vừa thể hiện cách thích nghi với tự nhiên khắc nghiệt vừa thể hiện tâm thức của con người đối với nó. Người xưa có câu “có an cư mới lạc nghiệp” vì vậy nhà ở là một trong những điều kiện quan trọng để con người sinh sống và phát triển. Có rất nhiều kiểu nhà và hình thức làm nhà khác nhau, tuy nhiên nhà sàn là một trong những hình thái rõ ràng nhất cho cuộc sống định cư và thích nghi của con người với thiên nhiên và xã hội. Nhất là đối với những dân tộc sống trên địa bàn thuộc vùng rừng núi.
    Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam sống định cư trên địa bàn rừng núi thuộc Tây Nguyên cũng không ngoại lệ. Các dân tộc thiểu số như: Ê-đê, Bana, Giarai, Sêđăng, Churu . cũng làm nhà sàn để sinh sống. Tuy nhiên, dân tộc Ê-đê được xem là phổ biến hơn cả với kiểu nhà sàn dài truyên thống, được biết đến với sự vững bền và có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và vật chất. Điểm đặc biệt ở đây là người Ê-đê không có nhà Rông như dân tộc Bana hay như nhà Gươl như các dân tộc khác ở Tây nguyên mà ngôi nhà chung của buôn cũng là một ngôi nhà dài truyền thống nhưng to đẹp và hoành tráng hơn. Và hơn hết chính là sự sáng tạo và vận dụng, ứng phó của dân cư nơi đây trong quá trình tồn tại và phát triển, đồng thời để lại dấu ấn đặc trưng cho nền văn hóa dân tộc. Đặc biệt có thể tìm thấy một nét kiến trúc độc đáo của người Êđê trong quá trình phải đối phó với môi trường thiên nhiên ở Tây Nguyên, đó là một nơi với đặc trưng "gió lắm, mưa nhiều".
    2. Mục đích nghiên cứuNghiên cứu vấn đề này không những giúp chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như đặc trưng của nhà sàn dài mà còn mong muốn tìm hiểu nét văn hóa và vai trò của nó đối với người dân Ê-đê ở đây. Đặc biệt là mối quan hệ giữa nhà sàn dài với hình thức đại gia đình và chế độ mẫu hệ của dân tộc Ê-đê. Những năm gần đây, số nhà sàn dài gần như ít đi và dần bị biển đổi theo lối sống hiện đại nên càng cần sự bảo tồn, phát huy nét truyền thống của nó.
    3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu riêng biệt nào về nhà sàn dài nói chung và của người Ê-đê nói riêng. Trong cuốn Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên trong phát triển bền vững, NXB. Từ điển Bách khoa, năm 2012 Đỗ Hồng Kỳ đã nêu khái quát hững đặc trưng quan trọng về đặc điểm, cấu trúc và nét văn hóa đậm đà của người Ê-đê trong quá trình gìn giữ và phát triển ngôi nhà dài và truyền thống mẫu hệ. Ngô Văn Doanh-Trương Bi trong cuốn Nghi lễ-lễ hội của người Chăm và Ê-đê, NXB. Văn hóa dân tộc, 2012 có nói tới Lễ cúng vào nhà mới của người Ê-đê, nói qua về vật liệu cũng như kiến trúc của ngôi nhà và các công đoạn để chuẩn bị vào nhà mới.
    Trong những cuốn: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của GS.Trần Ngọc Thêm, NXB Tp. HCM năm 2001; Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam của GS.Ngô Đức Thịnh, NXB Trẻ Tp.HCM, 2004. Lý Tùng Hiếu, Các vùng văn hóa Việt Nam. NXB Đại học quốc gia Tp.HCM, 2011và tập bài giảng Văn hóa Trường Sơn-Tây Nguyên, Tp.HCM 2012; Nguyễn Tấn Đắc, Văn hóa xã hội và con người Tây Nguyên. NXB Khoa học xã hội, 2005 có đề cập sơ qua tới đặc điểm nhà sàn dài nhưng không đi vào chuyên sâu và đây chính là nguồn tư liệu giúp chúng tôi hoàn thành bài viết được đầy đủ và chính xác hơn.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu về nhà sàn dài
    Phạm vi: Địa bàn có người Êđê sinh sống (Trung và Nam Tây Nguyên)
    Thời gian: Từ xưa tới nay.
    5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
    Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp, phân tích và miêu tả.
    Nguồn từ liệu: Từ sách của các nhà nghiên cứu đi trước và trên Internet.
    6. Bố cục
    Bài viết chia làm ba chương. Chương 1 là Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương 2 là Đặc điểm của nhà sàn dài.Chương 3 là Nhà sàn dài trong đời sống dân tộc Ê-đê.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...