Thạc Sĩ Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
    1.1. Các công trình nghiên cứu về nội lực, ngoại lực và vai trò của chúng trong sự phát triển đất nước 6
    1.2. Các công trình nghiên cứu về vai trò của Nhà nước và những giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay 12
    1.3. Những giá trị của các công trình đã nghiên cứu và một số định hướng mà luận án tiếp tục phải thực hiện 22
    Chương 2: TÍNH TẤT YẾU VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY NỘI LỰC, NGOẠI LỰC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 25
    2.1. Nội lực, ngoại lực và mối quan hệ biện chứng giữa nội lực, ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay 25
    2.2. Sự cần thiết phải phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay 39
    2.3. Những biểu hiện chủ yếu về vai trò của Nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay 49
    Chương 3: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở NƯỚC TA: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 60
    3.1. Thực trạng vai trò của Nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam 60
    3.2. Một số vấn đề đặt ra đối với nhà nước trong việc phát huy nội lực và ngoại lực thời kỳ hội nhập hiện nay 99
    Chương 4: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 118
    4.1. Một số quan điểm có tính nguyên tắc đối với Nhà nước trong việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay 118
    4.2. Một số nhóm giải pháp cơ bản nâng cao vai trò của Nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay 122
    KẾT LUẬN 148
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152


    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Bước vào thế kỷ XXI thế giới có những biến đổi nhanh chóng, sâu sắc và phức tạp với những cơ hội và thách thức to lớn đối với từng quốc gia, đặc biệt là đối với các nước nghèo và chậm phát triển. Mặc dù thế giới có thể còn có nhiều diễn biến phức tạp với sự hợp tác và đấu tranh đan xen lẫn nhau, song xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác để tiếp tục phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trên thế giới, chi phối các quan hệ quốc tế cũng như chiến lược phát triển của từng nước. Hội nhập quốc tế nhằm mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực đời sống đã và đang trở thành xu thế nổi bật của thời đại. Bất cứ quốc gia nào muốn xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội tất yếu phải tham gia vào xu thế đó. Trong bối cảnh ấy, Việt Nam không thể không hội nhập quốc tế, tranh thủ mọi cơ hội để phát triển.
    Để chủ động hội nhập với thế giới, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững, Việt Nam cần phải tích cực, chủ động phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực để phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước vững bước tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội. Phát huy nội lực và ngoại lực giúp chúng ta mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, tiếp thu thành tựu văn minh nhân loại, phát huy mọi lợi thế so sánh của quốc gia, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển. Phát huy nội lực và ngoại lực trở thành yêu cầu tất yếu, là nhu cầu bức thiết đối với Việt Nam trong xu thế hội nhập để phát triển đất nước hiện nay. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời tranh thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng để phát triển nhanh, bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ” [31, tr.102].
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những năm qua, nhà nước đã không ngừng hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường thuận lợi để phát huy nội lực, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, an ninh quốc gia, phát triển kinh tế, đồng thời chủ động thu hút được nhiều nguồn ngoại lực và khai thác, sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn các nguồn lực cho sự phát triển, đưa đất nước từng bước hội nhập sâu rộng với thế giới. Thành tựu đó cho thấy vai trò to lớn của nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
    Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, điều hành việc phát huy nội lực và ngoại lực, vai trò của nhà nước có lúc chưa thực sự được thể hiện đúng mức và đầy đủ do sự chi phối đa dạng, phức tạp của quá trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là do những hạn chế thuộc về bản thân nhà nước như: bộ máy cồng kềnh, chậm thích ứng với những biến động của thế giới; trình độ quản lý, điều tiết vĩ mô của nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu của việc phát huy nội lực và ngoại lực; hệ thống pháp luật, chính sách thiếu đồng bộ; công tác cán bộ còn chậm đổi mới; công tác tổ chức thực hiện việc phát huy nội lực và ngoại lực còn lúng túng, thiếu chủ động
    Những hạn chế đó của nhà nước đặt việc phát huy nội lực và ngoại lực trước những khó khăn, thách thức và chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Cụ thể là:
    Việc phát huy nội lực còn dưới mức khả năng phát triển của đất nước. Việc thu hút ngoại lực đã tích cực hơn nhưng chưa thực sự chủ động. Việc khai thác và sử dụng các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước chưa hợp lý, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa phát huy hết vai trò của nó trong việc thúc đẩy quá trình chủ động hội nhập quốc tế ở nước ta.
    Bên cạnh đó, việc phát huy nội lực và ngoại lực chưa thực sự đem lại sự phát triển bền vững cho đất nước. Nền kinh tế Việt Nam phát triển năng động với tốc độ tăng trưởng khá nhưng hiệu quả kinh tế còn thiếu bền vững, “chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp; chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm, cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc; chế độ phân phối còn nhiều bất hợp lý” [31, tr.17]. Việc khai thác, sử dụng nội lực và ngoại lực chưa hợp lý dẫn đến suy kiệt nhiều nguồn tài nhiên thiên nhiên, hủy hoại môi trường sinh thái, làm thay đổi mô hình bệnh tật, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực
    Mặt khác, việc phát huy nội lực và ngoại lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế với nhiều biến động phức tạp hiện nay đã đặt ra không ít khó khăn, thách thức cho sự phát triển đất nước. Sự tác động mạnh mẽ của các nguồn ngoại lực từ nhiều phía có thể thu hẹp phạm vi tác động của nhà nước, gây mất an toàn hệ thống kinh tế, tài chính, an ninh quốc gia; làm trầm trọng sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giữa người giàu, người nghèo, giữa các quốc gia trên thế giới; nhiều nguồn viện trợ, hợp tác chuyển giao công nghệ mang động cơ chính trị có thể dẫn tới nguy cơ chệch hướng; . Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đặt các nước có nền kinh tế trung bình và chậm phát triển trước nguy cơ đỗ vỡ và khủng hoảng nguồn lực cho phát triển do bị mất hoặc giảm các nguồn viện trợ, vốn vay nước ngoài Tình hình đó ảnh hưởng lớn đến vai trò quản lý, điều hành của nhà nước đối với các nguồn lực phát triển đất nước, đặt nhà nước trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới.
    Những hạn chế, thách thức trên đều là những vấn đề thời sự cấp bách đã và đang trở thành lực cản cho sự phát triển bền vững của đất nước đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý, điều tiết, cân đối vĩ mô đối với việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực. Thực trạng đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới, hoàn thiện, tăng cường vai trò của nhà nước để phát huy tối đa những tác động tích cực và giảm thiểu những tiêu cực trong việc phát huy nội lực và ngoại lực nhằm đạt mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, đảm bảo công bằng xã hội, đồng thời tránh tình trạng suy giảm vai trò của nhà nước và nguy cơ chệch hướng trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.
    Với mong muốn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững đất nước, tôi chọn chủ đề: “Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Triết học của mình.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục đích
    Trên cở sở làm rõ vai trò của nhà nước, thực trạng, và những vấn đề đặt ra đối với vai trò của nhà nước trong việc phát huy nội lực, ngoại lực trong hội nhập quốc tế, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực, đảm bảo phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.
    2.2. Nhiệm vụ
    Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau:
    - Làm rõ sự cần thiết phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế và vai trò của Nhà nước đối với việc phát huy đó ở Việt Nam hiện nay.
    - Đánh giá thực trạng, phân tích một số vấn đề đặt ra đối với vai trò của Nhà nước trong việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
    - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực đảm bảo phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
    Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong việc phát huy nội lực và ngoại lực để phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
    4.1. Cơ sở lý luận
    Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở những quan điểm cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, về vấn đề phát huy nội lực và ngoại lực, về hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế, đường lối đối ngoại của Việt Nam .
    Ngoài ra, luận án còn kế thừa kết quả của một số công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, sách, báo, tài liệu . có liên quan đến những nội dung được đề cập trong luận án.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án dựa trên cơ sở những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử như nguyên tắc khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể, thực tiễn, lôgíc - lịch sử
    Luận án còn kết hợp các phương pháp khác như: phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, thống kê, mô tả, so sánh .
    5. Những đóng góp về khoa học của luận án
    - Luận án góp phần làm rõ dưới góc độ triết học vai trò của nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
    - Đánh giá thực trạng và đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao vai trò nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    6.1. Ý nghĩa lý luận
    Luận án bước đầu làm sáng tỏ về mặt lý luận vai trò của nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.
    Luận án góp phần vào công tác tổng kết thực tiễn thông qua việc làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với vai trò của nhà nước trong việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.
    Từ đó, công trình này đề xuất những quan điểm, giải pháp cơ bản và thiết thực nhằm nâng cao vai trò của nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.
    6.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu lý luận, phục vụ công tác giảng dạy ở các trường đại học, học viện
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...