Thạc Sĩ Nhà nước với sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong giai đoạn hiện nay ở cộng hòa dân

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nhà nước với sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong giai đoạn hiện nay ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào


    Luận án dài 185 trang có 3 chương 6 mục.

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Gần một thế kỷ, nhân dân các bộ tộc Lào đã đấu tranh kiên cường bất khuất, tự lực tự cường chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phong kiến và tay sai. Phong trào đấu tranh anh dũng của nhân dân Lào đã giành được những thắng lợi to lớn chưa từng có trong lịch sử, đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ thực dân phong kiến, xây dựng lên một chế độ mới, chế độ Cộng hòa Dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào. Ngày 2 tháng 12 năm 1975 mở ra kỷ nguyên mới: độc lập tự do và từng bước tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).
    Nhà nước CHDCND Lào được xây dựng trên cơ sở nền kinh tế sản xuất nông nghiệp lạc hậu, yếu kém, tồn tại nhiều loại hình sản xuất mang tính chất tự nhiên, tự cấp tự túc. Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc yếu kém, cơ cấu xã hội nông dân chiếm 90% dân số và tập trung ở vùng nông thôn.
    Những năm đầu của chế độ mới, Nhà nước Lào có chủ trương quốc hữu hóa trong công nghiệp, tăng cường khu vực Nhà nước trong thương nghiệp và giao thông vận tải, xúc tiến phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Chấp nhận hai thành phần kinh tế: thành phần kinh tế quốc dân và thành phần kinh tế tập thể, với cơ chế quản lý tập trung quan liêu hành chính, bao cấp làm cho hiệu quả của nền kinh tế bị giảm sút.
    Đứng trước tình hình đó, Đại hội lần thứ IV của Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào năm 1986 đã nêu rõ: thời kỳ quá độ là thời kỳ còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Chúng ta phải quyết tâm từng bước xóa bỏ cơ chế cũ, thực hiện cơ chế mới, bằng cách chấp nhận thực trạng sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế gắn liền với cơ chế quản lý mới.
    Sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu lịch sử. Xuất phát từ tình hình cụ thể về kinh tế - xã hội và thực tiễn của việc xây dựng chế độ mới của đất nước Lào, cùng với kinh nghiệm ở các nước anh em, Đại hội lần thứ V của Đảng NDCM Lào đã khẳng định: hiện nay chúng ta đang ở trong giai đoạn tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ DCND tạo tiền đề để từng bước tiến lên CNXH.
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, toàn Đảng, toàn dân đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trên cơ sở liên minh công - nông - trí thức, tích cực khuyến khích kinh tế nhiều thành phần, nhằm phát triển lực lượng sản xuất cho vững mạnh, chuyển nền kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên sang kinh tế hàng hóa, làm cho đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân các bộ tộc Lào ngày càng phát triển.
    Kinh tế nhiều thành phần là bước phát triển tất yếu của quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Tuy nhiên, thời đại ngày nay kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường cũng có thể định hướng lên CNXH mà cũng có thể phát triển sang quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản (CNTB).
    Để nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo định hướng XHCN thì vai trò của Đảng cầm quyền và của Nhà nước cực kỳ quan trọng.
    Ở đất nước Lào, việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN tất yếu phải có sự hướng dẫn, quản lý của Nhà nước. Chính vì vậy, đề tài này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển đất nước Lào khi mà bối cảnh thế giới hiện nay đang trong sự biến đổi to lớn. Như vậy, việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, tất yếu phải có sự hướng dẫn của Nhà nước.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Sự phát triển kinh tế, khoa học - kỹ thuật, công nghệ trên thế giới đòi hỏi các quốc gia phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh mẽ các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Do tình hình đó, nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước hết sức nặng nề, nhất là thực hiện chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế, góp phần đưa đất nước nhanh chóng trở thành nước công nghiệp trong vài thập kỷ tới theo định hướng XHCN.
    Ở Việt Nam có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu vai trò của Nhà nước đối với sự quản lý kinh tế trong nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có: Chính sách cơ cấu vùng, kinh nghiệm quốc tế và sự vận dụng ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996,; Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế, bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế bền vững của GS.PTS Vũ Đình Bách, GS.TS Ngô Đình Giao, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, kinh nghiệm của các nước ASEAN của PTS. Nguyễn Duy Hùng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; Xu hướng biến động của nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam của PGS.PTS Nguyễn Tĩnh Gia (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998; Đổi mới và phát triển các thành phần kinh tế của PTS. Đỗ Hoài Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1993; Những vấn đề cơ bản về kinh tế và đổi mới kinh tế ở Việt Nam của PGS.PTS Phan Thanh Phố Nxb Giáo dục, Hà Nội 1996; Những biện pháp kinh tế tổ chức và quản lý để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Bộ của GS.TS Lương Xuân Quý, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 1996; Cơ chế thị trường và vai trò Nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam của GS.TS Lương Xuân Quỳ, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1994; Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam của PTS. Nguyễn Văn Bích, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996; Một số vấn đề về định hướng XHCN ở Việt Nam của PGS.PTS Nguyễn Đức Bách, Nxb Lao động, Hà Nội, 1998.
    Các công trình nghiên cứu trên đây đã đi sâu vào các vấn đề chủ yếu của quản lý nhà nước đối với các thành phần kinh tế. Đã giải quyết nhiều vấn đề về việc điều tiết vĩ mô của Nhà nước với nền kinh tế quốc dân, trình bày nhiều kinh nghiệm quản lý tác động vào nền kinh tế.
    Ở Lào, hơn 20 năm qua, việc quản lý nhà nước về kinh tế đã được đề cập nhiều trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Đảng NDCM Lào đã đưa ra chủ trương, đường lối đổi mới toàn diện vào năm 1986. Theo phương hướng đó các Hội nghị Trung ương lần thứ V, VI, VII (khóa IV) đã cụ thể hóa và phát triển những luận điểm mới nhằm biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành hiện thực.
    Tiếp cận với đường lối đổi mới của Đảng đã có một số công trình nghiên cứu dưới góc độ phương hướng luận chứng như: Một số đặc điểm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay của PTS. Khăm Phăn Khun Bo Lin, Học viện Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội 1991; Những quá trình kinh tế - xã hội để chuyển kinh tế tự nhiên lên kinh tế hàng hóa ở CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay của PTS. Mon Sỉ Vi La Thon, Học viện Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội 1991; Một số vấn đề cơ bản về sắp xếp lại và đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước ở CHDCND Lào của PTS. Thong Xa Lít Măng No Mệc, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 1994; Xây dựng đội ngũ quản trị kinh doanh trong bước chuyển sang kinh tế thị trường ở CHDCND Lào của PTS. Chăn Phon Bun Xu Lin, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 1995; Tiếp tục quản lý ngân sách nhà nước ở CHDCND Lào của TS. Khăm Phong Bút Đa Vông, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 1998; Đổi mới quản lý nhà nước nhằm phát triển ngành công nghiệp trongquá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở CHDCND Lào của TS. Công Chắc No Kéo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 1998; Thành công của việc thực hiện chính sách đổi mới kinh tế từ năm 1985 - 1995 của CHDCND Lào của Su Phăn Kéo My Xay, CHDCND Lào 20 năm, Viêng Chăn 1996; Phân tích vấn đề thực trạng kinh tế - xã hội, vấn đề trước mắt và lâu dài của CHDCND Lào củaPTS. Cụ Kéo Ác Khạ Mun Tỵ, CHDCND Lào 20 năm, Viêng Chăn 1996; Sự vững mạnh của chính quyền nhà nước là yếu tố bảo đảm cho nền độc lập, chủ quyền dân tộc của Cha Lơn Nhìa Pao Hờ. CHDCND Lào 20 năm, Viêng Chăn 1996.
    Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên chỉ giải quyết một số vấn đề nảy sinh mang tính cấp bách trước mắt, thực chất là giải pháp tình thế liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới ở từng thời kỳ.
    Cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu việc tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước với sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần một cách cơ bản, có hệ thống, phù hợp với điều kiện cụ thể của Lào. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: "Nhà nước với sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong giai đoạn hiện nay ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào" làm đề tài nghiên cứu của mình, hy vọng góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề này.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu của luận án
    Mục đích nghiên cứu của luận án
    Nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn, làm sáng tỏ thực chất vai trò, tầm quan trọng của Nhà nước đối với sự quản lý nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Lào, từ đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở CHDCND Lào hiện nay.
    Nhiệm vụ của luận án
    - Trình bày một số vấn đề cần thiết về lý luận trong quản lý nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và quản lý kinh tế của Nhà nước CHDCND Lào nói riêng.
    - Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở CHDCND Lào thời gian qua. Chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, thiếu sót và xu hướng biến động trong sự phát triển kinh tế thị trường ở Lào hiện nay.
    - Trình bày vai trò, chức năng quản lý Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, kinh nghiệm và bài học trong quản lý Nhà nước về kinh tế theo cơ chế thị trường của một số nước.
    - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về kinh tế trong công cuộc đổi mới hiện nay ở CHDCND Lào.
    Phạm vi nghiên cứu của luận án
    Luận án không nghiên cứu vai trò, chức năng quản lý Nhà nước nói chung, mà chỉ nghiên cứu vai trò, chức năng quản lý kinh tế được thể hiện chủ trương đường lối và giải pháp vĩ mô, có liên quan đến việc quản lý kinh tế trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hiện nay ở CHDCND Lào. Từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới quản lý Nhà nước về kinh tế ở CHDCND Lào. Luận án không đi sâu nghiên cứu các nhiệm vụ quản lý các thành phần kinh tế.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
    Luận án vận dụng lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản, các quan điểm của Đảng NDCM Lào, kế thừa những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước có liên quan.
    Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử và lôgic trong quá trình phân tích và luận giải các vấn đề nêu ra.
    5. Đóng góp mới của luận án
    - Luận án phân tích nét đặc trưng của nền kinh tế nhiều thành phần ở Lào; khả năng điều hành nền kinh tế ở Lào.
    - Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm vai trò quản lý của Nhà nước Lào đối với sự phát triển kinh tế. Nêu yêu cầu tiếp tục đổi mới bộ máy quản lý nhà nước, đổi mới phương tiện, công cụ quản lý nhà nước đối với các thành phần kinh tế.
    - Luận án đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tác động vào quá trình quản lý nhà nước đối với các thành phần kinh tế ở CHDCND Lào hiện nay.
    6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
    Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu để tham khảo giúp hoạch định các chủ trương, chính sách và các biện pháp đổi mới việc quản lý nhà nước đối với nền kinh tế Lào trong giai đoạn hiện nay. Luận án còn làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học, các trường Đảng.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, luận án có
    3 chương 6 mục.
     
Đang tải...