Tiến Sĩ Nhà nước Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài: “Nhà nước Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay”.

    Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS; Mã số: 62 22 03 02

    Tên tác giả: Trần Thị Hoè

    Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Trần Thành

    Cơ sở đào tạo: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

    TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

    1. Bảo đảm quyền con người là một quá trình hiện thực hóa các giá trị, nguyên tắc và tiêu chuẩn cơ bản của quyền con người trong đời sống thực tiễn. Đây là quá trình có nhiều thách thức song sẽ đưa đến những đổi mới xã hội theo hướng tiến bộ, dân chủ, công bằng và văn minh.

    2. Theo Luật nhân quyền quốc tế, bảo đảm quyền con người thuộc trách nhiệm của nhiều chủ thể. Song do địa vị chính trị, pháp lý của mình, nhà nước có nghĩa vụ hàng đầu trong việc bảo đảm quyền con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và quyền của các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương.

    3. Thực hiện nghĩa vụ bảo đảm quyền con người của Nhà nước theo quy định của Hiến pháp 1992 và hiện nay là Hiến pháp 2013, Nhà nước Việt Nam cần triển khai các nhiệm vụ sau: (1) Xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật bảo đảm quyền con người; (2) Tổ chức thực thi chính sách, pháp luật bảo đảm quyền con người; (3) Xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy và các thiết chế bảo đảm quyền con người; (4) Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo đảm quyền con người.

    4. Quá trình hội nhập quốc tế đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội, song cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn trong việc bảo đảm quyền con người: Hệ thống pháp luật về quyền con người đang được hoàn thiện, song vẫn còn bộc lộ nhiều “khoảng trống” chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn; Tổ chức bộ máy, các thiết chế về quyền con người còn nhiều bất cập, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng nhiều mặt của kinh tế, khoa học công nghệ; Năng lực của đội ngũ cán bộ công chức làm nhiệm vụ bảo vệ và thực thi quyền con người còn nhiều hạn chế.


    5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay: (1) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người; (2) Hoàn thiện tổ chức bộ máy Nhà nước theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bảo đảm quyền con người; (3) Tiếp tục hoàn thiện các thiết chế bảo đảm quyền con người; (4) Tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực bảo đảm quyền con người.


    BRIEF INFORMATION ON THE CONTRIBUTION OF DOCTORAL THESIS

    Title: The Vietnamese State ensures human rights in the current conditions of international integration
    Field of study: Dialectical materialism and historical materialism
    Code: 62 22 03 02
    PhD candidate: Tran Thi Hoe
    Supervisors: Assoc.Prof.,Dr.Tran Thanh
    Training Institution: Ho Chi Minh National Academy of Politics

    SUMMARY OF THE MAJOR CONCLUTIONS

    1. Ensuring human rights is a process in which fundamental values, principles and standards of human rights are realized in practice. Even though this process is full of challenges, it shall bring about social changes toward progressiveness, democracy, fairness and civilization

    2. In accordance with International Human Rights Law, ensuring human rights is the responsibility of many subjects. Nonetheless, due to its political and legal status, the State bears the primary obligation for realizing human rights in civil, political, economic, social and cultural fields as well as the right of the marginalized and vulnerable groups.

    3. Fulfilling the State’s obligation to ensure human rights as provided for by the Constitution of 1992 and the current Constitution of 2013, the Vietnamese State is required to implement the following tasks: (1) developing and perfecting policies, law for human rights to be ensured; (2) arranging for enforcement of such policies, law ensuring human rights; (3) building up and perfecting organizations and institutions ensuring human rights; (4) implementing international cooperation in ensuring human rights.

    4. Process of international integration has brought Vietnam a number of opportunities, yet constitutes various challenges and difficulties in ensuring human rights. The Human rights law system, despite being gradually improved, is exposing many “gaps” that have not been able to meet practical requirements. Organizations and institutions of human rights performance have been inadequate, overlapped in terms of functions and duties, not kept up with rapid growth of the economy and technical science. Competence of the cadres and civil servants enforcing law and policies on human rights are not satisfactory and adequate for the need.

    5. Some solutions to enhance the effectiveness of the State in ensuring human rights under the current circumstances of international integration: (1) To keep improving the system of human rights law; (2) To improve the State apparatus toward the direction of building a Socialist rule of law State that ensures human rights; (3) To keep improving the institution ensuring human rights; (4) To strengthen international cooperation in the field of ensuring human rights.
     
Đang tải...