Tiểu Luận Nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò của nhà nước trong điều kiện hiện nay ở nước ta

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Vai trò của nhà nước ở bất kỳ một quốc gia nào cũng đều rất to lớn. Phương thức và hiệu quả quản lý của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đối với sự phát triển về mọi mặt (kinh tế, chính trị, xã hội ) của quốc gia đó.
    Việt Nam đã lựa chọn cho mình con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lâu đã có quan điểm rõ ràng và đúng đắn về nhà nước xã hội chủ nghĩa đó là: “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Từ khi đổi mới đất nước, Đảng ta lại càng chú trọng vận dụng, phát triển, cụ thể hoá vấn đề nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vì thế, sự quản lý của nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội lại càng ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển và bộ mặt của đất nước, nhất là trong điều kiện tình hình trên thế giới và trong nước đang có những biến đổi to lớn như hiện nay. Vấn đề nâng cao vai trò của nhà nước là một vấn đề hết sức hệ trọng; luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, chú ý và đưa ra trong các kỳ Đại hội Đảng.
    Mặc dù nhà nước ta đã phát huy vai trò của mình một cách có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực vủa đất nước, nhưng không phải không có những hạn chế. Để nhận thức rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn viết đề tài: “Nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò của nhà nước trong điều kiện hiện nay ở nước ta”.





    MỤC LỤC:
    Lời mở đầu: 2
    Mục lục: .3
    Nội dung:
    Phần 1:Lý luận về nhà nước 4
    Phần 2: Vấn đề nâng cao vai trò của nhà nước trong điều kiện hiện nay ở nước ta .9
    Kết luận: 20
    Danh mục tài liệu tham khảo 21


















    NỘI DUNG:

    Phần 1: LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC

    I, Nguồn gốc và bản chất của nhà nước:
    1.Nguồn gốc của nhà nước:
    Xã hội không phải khi nào cũng có nhà nước. Nhà nước ra đời và tồn tại, khi trong xã hội mâu thuẫn giai cấp tiến triển đến mức không thể điều hoà được.
    Xã hội cộng đồng nguyên thuỷ không có giai cấp, nhà nước chưa xuất hiện. Tổ chức đầu tiên của xã hội loài người phù hợp với tình trạng kinh tế còn thấp kém, lúc bấy giờ là chế độ thị tộc, bộ lạc mà đứng đầu là các tộc trưởng, hội đồng các tộc trưởng. Họ là những người do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân, coi sóc công việc chung và có thể bị bãi miễn nếu nhân dân không còn tín nhiệm. Trong tay họ không có và không cần có một công cụ cưỡng bức đặc biệt nào. Quyền hành và chức năng của các cơ quan đứng đầu thị tộc, bộ lạc không mang tính chất chính trị, đó mới chỉ là tiền đề của quyền lực nhà nước.Sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳ cuối của xã hội nguyên thuỷ đã làm xuất hiện chế độ tư hữu và xã hội bị phân hoá thành những giai cấp có lợi ích đối lập nhau. Cơ quan quản lý xã hội trong chế độ thị tộc, bộ lạc trở nên bất lực và được thay thế bởi sự ra đời của bộ máy mới là nhà nước.Lịch sử cho thấy không phải khi nào xã hội cũng có nhà nước. Trong xã hội nguyên thuỷ, do kinh tế còn thấp kém, chưa có sự phân hóa giai cấp, cho nên chưa có nhà nước. Đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là các tộc trưởng do nhân dân bầu ra, quyền lực của những người đứng đầu thuộc về uy tín và đạo đức, việc điều chỉnh các quan hệ xã hội được thực hiện bằng những quy tắc chung. Trong tay họ không có và không cần một công cụ cưỡng bức đặc biệt nào.Lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu và từ đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hoà được xuất hiện. Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội. Để thảm hoạ đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra đời. Đó là nhà nước. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước chiếm hữu nô lệ, xuất hiện trong cuộc đấu tranh không điều hoà giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ.Tiếp đó là nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản. Nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện nhà nước là mâu thuẫn giai cấp không thể
    điều hoà được. Đúng như V.I.Lênin nhận định: "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được"1. Nhà nước chỉ ra đời, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa. Nhà nước là một hiện tượng xã hội phức tạp, liên quan chặt chẽ tới lợi ích của giai cấp, tầng lợp và dân tộc. Để nhận thức đúng đắn hiện tượng nhà nước cần phải làm sáng tỏ hàng loạt vấn đề liên quan như: nguồn gốc xuất hiện nhà nước, bản chất của nhà nước .Trong lịch sử chính trị - pháp lý, ngay từ thời kỳ cổ đại, trung đại và cận đại đã có nhiều nhà tư tưởng đề cập tới vấn đề nguồn gốc của nhà nước. Xuất phát từ các góc độ khác nhau, các nhà tư tưởng trong lịch sử đã có những lý giải khác nhau về vấn đề nguồn gốc của nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...