Tiểu Luận Nhà nước và cách mạng xã hội

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Chúng ta vẫn thường nhắc đến từ “ nhà nước ”trong ngôn ngữ hàng ngày hay khi đề cập đến những vấn đề về kinh tế - chính trị - xã hội,nhưng hiểu biết về nhà nước và sự tồn tại của nó trong lịch sử đối với chúng ta còn rất khiêm tốn.Vì vậy, để làm rõ những vấn đề đó chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nhà nước và cách mạng xã hội.
    Trong quá trình thực hiện tiểu luận này, do những hạn chế về năng lực cũng như tài liệu, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, rất mong được sự giúp đỡ của thay để bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn!
    1. Nhà nước.
    1.1.Nguồn gốc và bản chất nhà nước:
    1.1.1.Quan diểm về nhà nước của những học thuyết trước Mác:
    Vấn đề nguồn gốc và bản chất của nhà nước luôn là một vấn đề hết sức phức tạp trong xã hội có các giai cấp đối kháng và đây cũng chính là vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh. Vậy nguồn gốc ra đời nhà nước là từ đâu? Bản chất nhà nước là gì? Trong lịch sử triết học có nhiều lí giải khác nhau về vấn đề này trên cơ sở điều kiện lịch sử lúc đó. Nhưng hầu hết những học thuyết trước đây về nguyên nhân đều mang tính duy tâm, thần bí, tôn giáo.
    · Chủ nghĩa duy tâm đã cho rằng: nhà nước là do lực lượng siêu nhiên hoặc do lý chí và đạo đức tối thượng sinh ra để duy trì trật tự ở trần gian.Từ đó mà xã hội nảy sinh quan điểm vua là “thiên tử” nên có quyền lực tối cao với xã hội.
    · Hê-ghen lại cho rằng nhà nước chính là sự tha hóa của ý niệm tuyệt đối sinh ra.Do vậy cũng như ý niệm tuyệt đối, nhà nước cũng có quá trình phát triển,vận động và tồn tại vĩnh viễn mà đỉnh cao nhất là nhà nước phổ.
    · Một quan điểm nữa cũng mang tính thần thánh là quan điểm của chủ nghĩa Tômat mới : nhà nước có nguồn gốc thiêng liêng từ chúa,do vậy nhà nước có thần tính .Từ cách lí giải đó họ cho rằng nhà nước bảo vệ quyền lợi cho mọi thành viên trong xã hội,và vì thế nhà nước cũng có tính giai cấp.
    · Một số nhà xã hội học lại tìm cách gắn nhà nước với tâm lí con người.Theo họ những nhóm ý chí mạnh sẽ giữ vai trò thống trị, nắm quyền lực, xây dựng bộ máy nhà nước để cai trị các nhóm ý chí yếu.
    Trước Mác có quan điểm cho rằng nhà nước xuất hiện như là một kết quả của sự phát triển gia đình. Quyền lực nhà nước chính là sự chuyển hóa quyền lực của người cha-gia trưởng.Vì vậy nhà nước không mang tính giai cấp.
    · Đến thời cận đại xuất hiện những quan điểm mới, tiêu biểu là Hôp-xơ(1588-1671), Lốc-cơ(1632-1704), Rút-xô(1712-1778). Trong đó Hốp-xơ cho rằng nhà nước như là sản phẩm của một khế ước xã hội và khế ước ở đây là sự thỏa thuận của mọi người trên cơ sở ý chí chung nhằm mục đích chống lại sụ thống trị chuyên chế. Từ đó tạo ra một trật tự xã hội mới mà ở đó các quyền tự nhiên của con người được coi trọng.
    Quan điểm này đã được Rut- xô tiếp tục phát triển. Trên cơ sở phân chia các giai đoạn của quá trình phát triển lịch sử,ông cho rằng nhà nước là kết quả của sự phát triển xã hội từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái công dân, gắn liền với chế độ sở hữu tư nhân. Ông coi sự xuất hiện chế độ tư hữu dã làm biến dạng các quan hệ tự nhiên của con người, đẩy xã hội vào tình trạng bất công, áp bức. Trong quan điểm này nhà nước trên cơ sở khế ước xã hội do nhân dân lập ra để bảo vệ quyền bình đẳng của họ. Như vậy theo Rut- xô nhà nước là sản phẩm của ý chí chung của nhân dân, do họ kiểm soát. Nhà nước cũng không phải là một bộ máy quyền lực tách rời nhân dân, đàn áp nhân dân. Nhà nước là người dược nhân dân ủy quyền điều hành xã hội. Mọi hoạt động của nhà nước phải phù hợp với nhân dân. Điểm tiến bộ trong quan điểm của các lí thuyết gia tư sản là ở chỗ nó hướng đến việc chống lại nhà nước phong kiến hà khắc. Tuy nhiên các quan điểm này vẫn bị hạn chế, chưa tìm ra được nguồn gốc và bản chất của nhà nước. Do vậy vấn đề nhà nước vẫn là điều bí ẩn.

    1.1.2.Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc và bản chất nhà nước:
    a) Nguồn gốc:
    Vậy để giải quyết vấn đề này một cách khoa học chúng ta cần phải nhìn về mặt lịch sử, bởi bất kì hiện tượng xã hội nào đều phải gắn bó với lịch sử để từ đó ta có thể xem hiện nay nó phát triển như thế nào. Lịch sử xã hội đã trải qua 4 kiểu nhà nước: chủ nô, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Ba hình thức nhà nước ban đầu đều có điểm chung dựa trên quan hệ sở hữa tư nhân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...