Tài liệu Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự




    Khát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật. Cũng qua sự hiểu biết của người dân về pháp luật và việc thực hiện pháp luật, người ta có thể kiểm định về trình độ văn minh của một xã hội. Khi chúng ta đang phấn đấu cho một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì cần phải tường minh về những vấn đề đó.


    Nói đó là khát vọng đã nung nấu từ lâu vì những hưng vong, thành bại của mọi triều đại, mọi thể chế trải qua mọi cuộc tranh bá, đồ vương đều có thể tìm dấu ấn của tư duy loài người xoay quanh chuyện này. Xin được dẫn dắt bài báo Tết này bằng chuyện bên Tàu.


    Quản Trọng, người đã làm cho nước Tề thành bá từ sáu thế kỷ trước công nguyên đã từng khẳng định: Pháp [luật] là cái quy tắc của thiên hạ Quan sai khiến dân mà có pháp [luật] thì dân theo, không có pháp [luật] thì dân dừng lại. Dân lấy pháp [luật] chống nhau với quan. Người dưới lấy pháp [luật] phục vụ người trên, cho nên bọn dối trá không thể lừa chủ, bọn ghen ghét không thể có cái bụng kẻ giặc, bọn xu nịnh không thể khoe cái khéo, ngoài ngàn dặm không dám làm điều trái (Quản Tử. Quyển 21). Chính vì lẽ đó mà phái pháp gia bị phái nho gia vốn chủ trương đức tri nhân trichống lại kịch liệt. Khổng Tử nói: sở dĩ dân có thể tôn quý người sang, người sang nhờ thế giữ gìn được cơ nghiệp mình. Người sang người hèn không lẫn lộn, cái đó gọi là pháp độ Nay bỏ pháp độ này mà làm cái vạc ghi pháp luật, thì dân chỉ biết cái vạc lấy gì để tôn quý (người sang) ? Người sang còn có cơ nghiệp nào để giữ Người sang kẻ hèn không có trên dưới, lấy gì để làm thành nước? (Tả truyện. Quyển 26).

    Thì ra, ẩn đằng sau những lập luận của ngôn từ là cái lợi ích cụ thể, là cái ghế của người đang nắm quyền lực! Nhân trị, đức trị hay pháp độ thực chất là công cụ của kẻ đang nắm được quyền lực muốn duy trì hiện trạng của sự bất công, phân biệt kẻ sang, người hèn, bắt người hèn sợ uy lực và khuất phúc kẻ sang. Vì thế phải dùng cái nhân” , cái đức” của người cẩm quyền để giáo hoá và trị dân, bằng
    sự áp đặt ý chí của kẻ có quyền buộc thần dân phải tuân theo, không thể dùng pháp luật vì sợ dân có thể dùng ngay pháp luật để chống lại mình.


    Nhân tri', đức tri chẳng qua là sự tuỳ tiện của người có quyền. May mắn mà người cầm quyền có đức, có nhân thì dân được nhờ. Vô phúc vớ được kẻ hôn quân, tên bạo chúa thì dân đành chịu vậy. Mà trò đời, đã nắm được quyền thì muốn giữ riệt lấy quyền ấy, mấy ai mà chịu từ chức, “nhường ngôi”! ấy thế nhưng, nhìn lại lịch sử của đất nước từng là quê hương của pháp gia hay nho gia ấy, người ta nghiệm ra rằng, trong các cuộc tranh bá, đồ vương”, những nước cố giữ lấy pháp độ thì sớm suy vong còn những nước chịu theo “pháp tri thì hùng cường lên để có thể thôn tính các nước khác!


    Cũng trên quê hương của những pháp gia” và nho gia ấy, lịch sử dường như lặp lại. Người ta bắt gặp những vấn đề mà loài người đã từng biết đến từ rất lâu song đã bị chìm đi trong một mớ hỗn độn những giáo điều mới một thời thống trị đời sống tinh thần xã hội nay đang được xáo xới lại một cách quyết liệt. Người ta dám mạnh dạn lật lại vấn đề, không câu nệ và dứt khoát vứt bỏ những ràng buộc của những công thức đã từng kìm hãm sự phát triển, trở lại với những thành tựu đánh dấu những cột mốc của nền văn minh mà loài người đã tạo ra. Có thể nói, đó là
    một đột phá về lý luận để mở đường cho đất nước này tiến cùng thời đại'?




    Giờ đây, người ta đang đặt lại vấn đề về pháp trị hay nhân trị, đức trị. Vấn đề mà hơn hai nghìn ba trăm năm về trước, Hàn Phi - nhà tư tưởng cổ đại của họ đã từng nêu lên: Pháp luật không hùa theo người sang. Sợi dây dọi không uốn mình theo cây gỗ cong. Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ dũng

    cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu. Cho nên điều sửa chữa được sự sai lầm của người trên, trị được cái gian của kẻ dưới, trừ được loạn, sửa được điều sai, thống nhất đường lối của dân không gì bằng pháp luật (Hàn Phi Tử. Quyển 2. Thiên VI) Chúng ta cứ ngỡ như nhà tư tưởng cổ đại đó nói với người đương thời của xã hội Trung Quốc trong thế kỷ XXI !


    Dùng pháp luật theo Hàn Phi Tử: “ điều sửa chữa được sự sai lầm của người trên, trị được cái gian của kẻ dưới, thống nhất đường lối của dân không gì bằng pháp luật


    Mà quả như vậy, chẳng là vừa rồi, ông Hồ Cẩm Đào đưa ra thông điệp: Khi làm việc phải theo Hiến pháp, mục đích của việc đó là đem lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân1 để khẳng định lại quan điểm về thúc đẩy” việc chế độ hoá, quy phạm hoá và trình tự hoá nền dân chủ XHCN, bảo đảm cho nhân dân làm chủ, quán triệt phương châm cơ bản dựa vào pháp luật để quản lý đất nước, nâng cao trình độ
    cầm quyền theo pháp luật. Thoạt nghe cứ tưởng, dường như ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa khẳng định lại luận điểm thống nhất đường lối của dân không gì bằng pháp luật mà nhà tư tưởng của thời Xuân Thu Chiến Quốc ở nước ông đã từng nêu!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...