Luận Văn NHÀ MỒ KATU: TRUYỀN THỐNG & HIỆN ĐẠI (Qua khảo sát tại thôn Cha ke, Thượng Long, Nam Đông, Thừa Thiê

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHÀ MỒ KATU: TRUYỀN THỐNG & HIỆN ĐẠI (Qua khảo sát tại thôn Cha ke, Thượng Long, Nam Đông, Thừa Thiên Huế)
    Dù không hề tiếp nhận tư tưởng "sinh ký - tử qui" của văn hoá Hoa - Việt nhưng "ngôi làng của người già", "thế giới của tổ tiên" vẫn hiện hữu một cách mặc nhiên trong tâm thức nhiều tộc người ở Trường Sơn - Tây Nguyên. Cái chết vừa mang chất ly biệt nhưng đồng thời, cũng chính là sự quần tụ với một "cuộc sống" khác với những người thân yêu đã từng có nhiều mối quan hệ tình cảm và huyết thống đối với mỗi người. Tuy vậy, nghi lễ chia tay cuộc "chuyển cư" giữa hai thế giới bên này và bên kia cuộc sống vẫn tạo thành dấu ấn quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất trong phong tục của người Katu. Cái còn lại sau lễ bỏ mả chính là ngôi nhà mồ, cho nên, kiến trúc này đồng thời hàm chứa nhiều ý nghĩa: làm bằng lòng người chết để hồn ma không còn lưu luyến trở về khuấy động cuộc sống bên này, vừa bày tỏ lòng thương tiếc và trân trọng những gì mà người ra đi đã để lại trong ký ức lẫn thực tế. Thể hiện điều ấy chính là những gì mà người sống đã tạo ra trên ngôi nhà mồ: công phu, ấm áp và cả ngôn ngữ ẩn dụ của mình đối với người chết qua cấu trúc và trang trí nghệ thuật.

    Hồi đầu thế kỷ XX, khi miêu tả ngôi nhà mồ của người Katu, Le Pichon viết: "Những tác phẩm chính của người Katu là nhà mồ và quan tài, chúng được trang hoàng bằng những hình vẽ và những điêu khắc cách điệu cực kỳ đa dạng; mỗi tác phẩm có tính riêng của nó, và kiểu mẫu không bao giờ trùng hợp ., nghệ thuật Katu chỉ xuất xứ từ một nền văn minh tương đối tiến bộ mà những gì còn lại sẽ biến mất" (Le Pichon, 1938: 372).

    Trong các chuyến khảo sát về vấn đề này trên địa bàn Nam Đông, chúng tôi nhận thấy, khu nhà mồ của người Katu ở thôn Cha ke (xã Thượng Long) có những đặc điểm nổi trội hơn so với ở thôn A prung, thôn Tavac, (Thượng Long), Thượng Quảng, Hương Hữu ., bởi ngoài các điểm chung thường gặp, ở đây còn có nhiều chi tiết khác lạ ở các tượng người, hoa văn . cũng như có nhiều sự thay đổi về chất liệu, kiến trúc . từ sự đổi mới của chính họ trong cuộc sống hiện đại. Để có một góc nhìn cụ thể trên địa điểm nghiên cứu, bằng phương pháp quan sát trực tiếp, phỏng vấn hồi cố, cùng những tư liệu có liên quan, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu vấn đề này xoay quanh những hoa văn, biểu tượng; từ hình dáng cho đến ý nghĩa từ trong xã hội cổ truyền, những biểu hiện phai nhạt hôm nay.

    Luận văn dài 34 trang, chia làm 3 chương
     
Đang tải...