Báo Cáo Nhà máy xử lý khí Dinh Cố- Nhà máy lọc dầu Cát Lái - Nhà máy nhựa và hóa chất Phú Mỹ - Nhà máy hóa c

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO THAM QUAN THỰC TẾ SẢN XUẤT


    TÀI LIỆU GỒM
    100 TRANG( TỔNG CỘNG 5 NHÀ MÁY)

    **********************************************************************
    **********************************************************************

    MỤC LỤC.




    LỜI MỞ ĐẦU.

    NỘI DUNG.

    I. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÍ KHÍ DINH CỐ. 5

    1.1. SƠ LƯỢC VỀ NHÀ MÁY: 5
    1.1.1. Mục đích chính của nhà máy: 5

    1.1.2. Vị trí: 5
    1.1.3. Các nguồn cung cấp khí cho nhà máy: 6
    1.1.4. Sản phẩm của nhà máy: 8
    1.1.5. Các giai đoạn thiết kế của nhà máy: 10
    1.2. QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ: 11
    1.2.1. Chế độ AMF: 12
    1.2.1.1. Mục đích : 12
    1.2.2. Chế độ MF: 15
    1.2.3. Chế độ GPP: 17
    1.2.4. Chế độ vận hành hiện tại ( Chế độ GPP chuyển đổi_MGPP ): 20
    1.3. MỘT SỐ THIẾT BỊ CHÍNH: 23
    1.3.1. Thiết bị SLUG CATCHER: 23
    1.3.2. Thiết bị bốc hơi V-03: 24

    1.3.3. Tháp tách ETHAN C-01: 24

    1.3.4. Thấp ổn định C-02 (STALIBIZER): 24
    1.3.5. Tháp tách C[SUB]3[/SUB]/C[SUB]4 [/SUB](C-03): 25
    1.3.6. GAS STRIPPER C-04: 25
    1.3.7. Tháp làm sạch C-05: 25
    1.3.8. Hệ thống tách nước V-06 A/B: 26
    1.3.9. Thiết bị TURBO – EXPANDER: 26
    1.3.10. Máy nén khí: 27
    1.3.11. Thiết bị đo điểm sản phẩm lỏng đi vào đường ống: 27
    1.3.12. Hệ thống bơm và bồn chứa: 28
    1.3.13. Hệ thống nạp LPG cho xe bồn (Truck Loading): 29
    1.3.14. Các hệ thống bảo vệ an toàn: 29
    1.3.15. Hệ thống phụ trợ: 30
    1.3.16. Hệ thống Hot oil: 32
    1.3.17. Hệ thống khí nhiên liệu: 33
    1.3.18. Hệ thống nước làm mát: 34
    1.3.19. Hệ thống xử lý nước nhiễm dầu: 35
    1.3.20. Hệ thống nước: 36
    1.3.21. Hệ thống bơm Methanol: 36
    1.3.22. Hệ thống chất tạo mùi: 37

    1.4. KẾT LUẬN:

    37

    II. NHÀ MÁY NHỰA VÀ HÓA CHẤT PHÚ MỸ. 37

    2.1. SƠ LƯỢC VỀ NHÀ MÁY: 37
    2.1.1. Mục đích, chức năng của nhà máy: 37

    2.1.2. Địa điểm của nhà máy: 38
    2.1.3. Nguyên liệu: 39
    2.1.4. Sản phẩm: 39
    2.2. CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ MÁY: 40
    2.2.1. Tổng quan về PVC: 41
    2.2.2. Các phương pháp trùng hợp PVC: 42
    2.2.3. Tổng hợp PVC tại nhà máy PMPC: 42
    2.2.4. Các thiết bị chính: 47
    2.3. An toàn: 56
    2.3.1. An toàn trong sản xuất: 56
    2.3.2. An toàn môi trường: 56
    2.4. KẾT LUẬN:


    58

    III. NHÀ MÁY HÓA CHẤT BIÊN HÒA. 59

    3.1. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY: 59
    3.1.1. Vị trí địa lí: 59

    3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy: 60
    3.1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy: 60
    3.1.4. Nguyên liệu cho nhà máy: 61
    3.1.5. Sản phẩm của nhà máy: 61

    3.2. KHÁI QUÁT CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ MÁY: 61
    3.2.1. Tóm tắt các phản ứng chính xảy ra trong nhà máy: 62
    3.2.2. Khái quát về công nghệ sản xuất xút- Clo: 62
    XỬ LÍ CHẤT THẢI VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP. 76
    CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ. 76
    3.3. KẾT LUẬN:

    77

    IV. TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ. 77

    4.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ: 77
    4.1.1. Vị trí địa lí: 77
    4.1.2. Chức năng của PV Oil: 78

    4.2. CÔNG NGHỆ XUẤT_NHẬP SẢN PHẨM: 79

    4.3. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ: 80
    4.4. VẤN ĐỀ XỬ LÍ NƯỚC THẢI: 81
    4.5. KẾT LUẬN: 81




    V. NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI. 81

    5.1. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY: 81
    5.1.1. Chức năng của nhà máy: 81
    5.1.2. Vị trí của nhà máy: 81
    5.1.3. Các phân xưởng của nhà máy: 82
    5.1.4. Các sản phẩm của nhà máy: 82
    5.2. QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ MÁY: 83
    5.2.1. Đánh giá thành phần, tính chất của nguyên liệu, sản phẩm: 83
    5.2.2. Cụm Mini: 83
    5.2.3. Cụm Condensate: 88

    5.3. PHA TRỘN VÀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM: 94
    5.3.1. Hệ thống pha trộn: 94
    5.3.2. Kiểm tra chất lượng sản phẩm( KCS): 94
    5.4. AN TOÀN TRONG NHÀ MÁY: 95
    5.4.1. Công tác PCCC: 95
    5.4.2. Vấn đề bảo vệ môi trường: 96
    5.5. KẾT LUẬN:
    97

    TÀI LIỆU THAM KHẢO.




    LỜI MỞ ĐẦU.


    Trong quá trình học tập và rằng luyện tại trường, mỗi sinh viên đã có những nền tảng kiến thức cơ bản về các quá trình sản xuất, công nghê, thiết bị Tuy nhiên thực tiễn đã chứng minh rằng, tham quan thực tế là một phần không thể thiếu trong hành trang tri thức của mỗi sinh viên. Đây là phương pháp học thực tế hóa các kiến thức, vì trong quá trình tham quan thực tế sản xuất, sinh viên có điều kiện tiếp cận các trang thiết bị, công nghệ sản xuất đã được biết trong quá trình học tập,vận dụng chúng để giải thích được những gì đang diễn ra trong nhà máy, qua đó tiếp thu thêm những kiến thức mới bổ ích đặc biệt, là nguồn tri thức quan trọng cho công việc sau này.
    Đặc biệt, đối với các ngành đào tạo cán bộ kĩ thuật, tham quan thực tế là rất cần thiết khi mà khoa học- kĩ thuật luôn luôn thay đổi phát triển, đòi hỏi mỗi sinh viên phải nhanh chóng nắm bắt sự tiến bộ của khoa học- kĩ thuật.
    Nhắm mục đích ấy, từ ngày 6/5 đến ngày 13/5/2012, tập thể lớp Hóa Dầu K31, cùng các thầy cô Bộ môn đã có chuyến tham quan thực tế sản xuất tại các nhà máy:
    · Nhà máy chế biến khí Dinh Cố( Bà Rịa- Vũng Tàu).
    · Nhà máy Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ( Bà Rịa- Vũng Tàu).
    · Nhà máy Hóa chất Biên Hòa( Đồng Nai).
    · Tổng kho xăng dầu Nhà Bè( Tp Hồ Chí Minh).
    · Nhà máy lọc dầu Cát Lái( Tp Hồ Chí Minh).
    Chuyến thực tế thực sự bổ ích và ý nghĩa, không chỉ mang lại cho em nhiều kiến thức thực tế phong phú đa dạng về các thiết bị, các công nghệ sản xuất trong ngành hóa dầu, giúp em có cái nhìn tổng quát về ngành công nghiệp lọc- hóa dầu ở Việt Nam, định hướng cho tương lai của mình; mà còn là những giây phút thư giãn vui vẻ bên bạn bè và thầy cô sau những giờ học căng thẳng.
    Những kiến thức thu thập được từ chuyến đi thực tế này sẽ là hành trang quan trọng cho công việc sau này.
    Bài báo cáo tham quan thực tế là sự tổng hợp kiến thức từ các tài liệu thực tế tại nhà máy và những kiến thức có được trong học tập tại nhà trường. Vì thời gian tại nhà máy có hạn, kiến thức và kinh nghiệm viết báo cáo còn nhiều hạn chế, nên trong quá trình viết báo cáo có nhiều thiếu sót, em mong nhận được nhiều đóng góp và giúp đỡ từ các thầy cô.
    Để có sự thành công của chuyến đi này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Tổ Bộ môn Hóa dầu, khoa Hóa học, trường Đại học Quy Nhơn đã liên hệ các nhà máy, tạo điều kiện cho em được tham quan; đặc biệt là thầy Nam và cô Tâm đã nhiệt tình hướng dẫn trong suốt thời gian tham quan.
    Cuối cùng, em xin cảm ơn đến toàn thể anh chị nhân viên, kĩ sư trong các nhà máy đã giúp đỡ rất nhiều, giúp em học hỏi được nhiều điều.
    Xin chân thành cảm ơn.




    NHÀ MÁY XỬ LÍ KHÍ DINH CỐ.

    1.1. SƠ LƯỢC VỀ NHÀ MÁY:

    1.1.1. Mục đích chính của nhà máy:
    · Xử lý, chế biến khí đồng hành thu gom được trong quá trình khai thác dầu tại mỏ Bạch Hổ.
    · Cung cấp khí thương phẩm làm nhiên liệu cho các nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ, và làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác.
    · Thu hồi các sản phẩm lỏng có giá trị kinh tế cao hơn so với khí đồng hành ban đầu.
    Việc xây dựng nhà máy sẽ tận dụng được một lượng lớn khí đồng hành bị đốt lãng phí ở ngoài khơi và làm tăng hiệu quả kinh tế trong quá trình sử dụng nó. Hơn nữa khí đồng hành là một nguồn năng lượng sạch để sử dụng, có giá thành rẻ và được xem là nhiên liệu lý tưởng để thay thế than, củi, dầu diesel
    1.1.2. Vị trí:
    Nhà máy chế biến khí Dinh Cố được xây dựng tại thị xã An Ngãi, huyện Long Đất, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách Long Hải 6 km về phía bắc, cách điểm tiếp bờ của đường ống dẫn khí từ Bạch Hổ khoảng 10 km. Diện tích nhà máy 89.600 m[SUP]2[/SUP] (dài 320 m, rộng 280m).
    · Ngày kí hợp đồng: 04/09/1997.
    · Ngày khởi công xây dựng: 04/10/1997.
    · Đơn vị trúng thầu: Tổ hợp Samsung Engineering Company Ltd (Hàn Quốc), công ty NKK (Nhật Bản) theo phương thức trọn gói (EPCC).
    · Tổng số vốn đầu tư là 79 triệu USD, 100% vốn đầu tư của Tổng công ty dầu khí Việt Nam (PetroVietNam).
    · Công suất thiết kế: 1,5 tỷ m[SUP]3[/SUP] khí/năm.
    · Công suất hiện tại: gần 6 triệu m[SUP]3[/SUP] khí/ngày.
    · Tổng nhân sự:73 người.
    1.1.3. Các nguồn cung cấp khí cho nhà máy:
    Khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ (107 km) ngoài khơi bờ biển Vũng Tàu được vận chuyển qua đường ống 16” tới Long Hải và được xử lý tại nhà máy GPP Dinh Cố để thu hồi LPG và các hydrocarbon nặng hơn. Khí khô sau khi tách hydrocarbon nặng được vận chuyển tới Bà Rịa và Phú Mỹ để dùng làm nhiên liệu cho nhà máy điện.
    Hiện nay, do sản lượng khí từ mỏ Bạch Hổ đang giảm dần theo thời gian nên nhà máy sẽ tiếp nhận khí bổ sung từ các mỏ khác từ khu vực bể Cửu Long: Sư Tử Trắng, Rồng - Đồi Mồi, Tê Giác Trắng
    Một số chỉ tiêu về nguốn nguyên liệu:
    Nguyên liệu đầu vào theo thiết kế:

    · Áp suất: 10900 kPa.
    · Nhiệt độ: 25.6[SUP]0[/SUP]C.
    · Lưu lượng: 1.5 tỷ m[SUP]3[/SUP]/năm (4.3 triệu m[SUP]3[/SUP]/ngày trên cơ sở vận hành 350 ngày).
    · Hàm lượng nước: bão hòa (trên thực tế thì hàm lượng nước trong khí đã được xử lý tại giàn).
    · Thành phần khí,.,.,.,.





    NHÀ MÁY NHỰA VÀ HÓA CHẤT PHÚ MỸ.

    1.1. SƠ LƯỢC VỀ NHÀ MÁY:
    1.1.1. Mục đích, chức năng của nhà máy:
    · Tuyên ngôn về mục tiêu : “ Một công ty điển hình trong lĩnh vực hóa dầu, năng động và mang lại lợi ích cho khách hàng”.
    · Tuyên ngôn về nhiệm vụ:
    - Sản xuất và tiếp thị bột nhựa PVC và các sản phẩm hóa dầu có liên quan đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
    - Trở thành một đối tác kinh doanh được ưa chuộng, tạo ra giá trị cho ngành công nghiệp hóa dầu và cho Tổ quốc.
    - Phát triển toàn diện tiềm năng của nhân viên và giao quyền hạn cho họ.
    - Cam kết có tinh thần trách nhệm trong cộng đồng.
    · Các lợi ích đối với Việt Nam:
    - Tạo công ăn việc làm.
    - Chuyển giao công nghệ thông qua công tác đào tạo huấn luyện.
    - Hình thành các ngành phụ trợ ví dụ như các hoạt động chế tạo sản xuất và bảo dưỡng.
    - Tiết kiệm ngoại tệ nhờ thay thế nhập khẩu.
    - Bước đệm cho sự kết nối sau này trong việc cung ứng nguyên liệu liên hoàn hoá dầu như VCM,EDC,và Ethylene Cracker.
    1.1.2. Địa điểm của nhà máy:
    Nhà máy Nhựa và Hóa Chất Phú Mỹ thuộc Công Ty TNHH Nhựa và Hóa Chất Phú Mỹ (PMPC). Nhà máy nằm trong khu công nghiệp Cái Mép-Huyện Tân Thành-Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Lễ khánh thành nhà máy PVC của công ty Liên Doanh Nhựa và Hóa Chất Phú Mỹ tại Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt lịch sử lớn đối với các bên đối tác tại thời điểm đó là PETRONAS, PETROVIETNAM và TRAMATSUCO. Tỉ lệ góp vôn ban đầu là: PETRONAS 50%, PETROVIETNAM 43%, TRAMATSUCO 7%.,.,.,.,.



    NHÀ MÁY HÓA CHẤT BIÊN HÒA.

    1.1. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY:
    1.1.1. Vị trí địa lí:
    Nhà máy hóa chất Biên Hòa nằm trong khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1, đường Số 05, xã Hóa An, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
    Nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, với tổng diện tích theo quy hoạch 365 ha, trong đó 100% đất công nghiệp có thể cho thuê đã được lấp đầy. Đây là một trong những Khu công nghiệp đẹp nhất Việt Nam, được ghi nhận là Khu công nghiệp điểm của khu vực phía Nam.
    Là khu công nghiệp nằm ở vị trí thuận lợi nhất của tỉnh Đồng Nai, một tỉnh có nhiều lợi thế về vị trí do tiếp giáp với nhiều tỉnh thành khác nhau như: Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh.
    Nằm trên trục Quốc lộ 1A cách các trung tâm Thành phố Biên Hòa, Tp HCM không xa nên thuận lợi cho việc vận chuyền hàng hóa cũng như xuất nhập các nguyên vật liệu.
    Ngoài ra, các cảng tàu cũng là vấn đề quan trọng trong sự phát triển giao lưu hang hóa của nhà máy hóa chất Biên Hòa nói riêng, khu công nghiệp Biên Hòa I nói chung. Một số cảng tàu chính như: Cảng Đồng Nai, Cảng Phú Mỹ, Cảng Sài Gòn.
    1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy:
    Tên công ty: NHÀ MÁY SẢN XUẤT HÓA CHẤT BIÊN HÒA(VICACO).
    Diện tích: hơn 69500 m[SUP]2[/SUP].
    Các giai đoạn phát triển của nhà máy:
    · Năm 1962: Nhà máy hóa chất Biên Hòa được thành lập, vào thời điểm này nhà máy có tên gọi là VICACO do một số Hoa kiều góp vốn xây dựng.
    · Năm 1975: Nhà máy được đặt dưới quyền quản lý của Nhà nước.
    · Năm 1976: Nhà máy chính thức quốc hữu hóa và lấy tên là Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa, trực thuộc Công ty TNHH một thành viên Hóa chất Cơ bản Miền Nam.
    · Năm 1979: Đầu tư 2 máy chỉnh lưu với công suất 10000A để thay thế cho 4 máy phát điện một chiều với công suất 800A.
    · Năm 1983: Đầu tư đổi mới bình điện phân Hooker với công suất 4300 tấn NaOH/năm thay cho bình Vooce.
    · Năm 1986: Nhà máy đầu tư đổi mới công nghệ bình điện phân màng Membrance có công suất 6500 tấn NaOH/năm thay cho bình Hooker có công suất 4300 tấn NaOH/năm.
    · Năm 1996: Bình điện phân có màng trao đổi ion được đưa vào sản xuất, đưa năng suất tăng vọt. Việc đầu tư hợp lý đã mang lại nhiều hiệu quả cho nhà máy.
    · Năm 1998: Đầu tư công nghệ sản xuất acid HCl có công suất 60 tấn/ngày, hóa lỏng clo với công suất 24 tấn/ngày.
    · Năm 2002: Xưởng sản xuất xút – clo của nhà máy được đầu tư theo chiều sâu: công nghệ tiên tiến, nâng cao công suất từ 10000 lên 15000 tấn xút/năm cùng với các sản phẩm gốc clo tương ứng.
    · Hiện nay, nhà máy đẩy mạnh đầu tư nâng năng suất sản xuất xút lên 30000 tấn/năm để đáp ứng thị trường.
    1.1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy:
    Từ khi thành lập đến nay, nhà máy hóa chất Biên Hòa luôn áp dụng chính sách chất lượng “Lấy Chữ Tín Làm Đầu”. Mọi họat động sản xuất kinh doanh đều thực hiện theo một hệ thống quản lý chặt chẽ.
    Sử dụng công nghệ sản xuất sạch, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động, thân thiện với môi trường. Đảm bảo cung cấp cho khách hàng sản phẩm ổn định về chất lượng, hợp lý về giá cả, nhanh chóng trong giao nhận và thuận lợi trong thanh toán.
    Nhà máy hóa chất Biên Hòa sản xuất nguyên liệu cho các ngành:
    · Công nghệ lọc dầu, sơn, mạ điện, gốm sứ, tổng hợp các hợp chất hữu cơ, mỹ phẩm.
    · Công nghệ xử lý nước, sản xuất chất tẩy rửa, sát trùng, sản xuất bột giặt, giấy, dệt nhuộm .
    · Công nghệ thực phẩm: sản xuất bột ngọt, nước tương
    Ngoài ra, nhà máy còn tham gia vào một số dịch vụ khác:
    · Thiết kế, gia công thiết bị:
    - Thiết bị bằng vật liệu Composit.
    - Thiết bị phản ứng, bồn chứa, tháp hấp phụ, bể phản ứng .
    - Bơm, quạt các loại
    - Ống DN20- DN60.
    - Dán lót theo yêu cầu.
    · Dịch vụ:
    - Huấn luyện an toàn trong sử dụng sản phẩm Clo lỏng.
    - Xử lí Clo.
    - Kiểm định bình chưa Clo lỏng.

    - Vận chuyển sản phẩm .,.,.,.




    NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI.


    1.1. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY:

    1.1.1. Chức năng của nhà máy:
    Là một đơn vị sản xuất của Công ty Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh( Saigon Petro_SP), có chức năng sản xuất các loại nhiên liệu như: LPG, Xăng, Kerosene, Diezene, FO .cung cấp chủ yếu cho thành phố và các tỉnh lân cận.
    1.1.2. Vị trí của nhà máy:
    Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 18 km về phía Đông Bắc.
    Tổng diện tích: 25 héc ta.
    Công suất lọc dầu 350.000 tấn/năm và là đầu mối tiếp nhận, tồn trữ xăng dầu nhập khẩu phục vụ cho việc kinh doanh xăng dầu cho Công ty Sài Gòn Petro.
    1.1.3. Các phân xưởng của nhà máy:
    Các phân xưởng chính của nhà máy:
    · Cụm Mini: lắp đặt năm 1986 với công suất thiết kế là 40000 tấn/ năm.
    · Cụm Condensate: được lắp đặt năm 1993 với công suất thiết kế 35000 tấn/năm, của hãng Sembawang-Singapore.
    · Cụm LPG: được lắp đặt cùng lúc với cụm condensate với mục đích thu hồi LPG sau cụm condensate. Công suất thiết kế là 200 kg/h. Tuy nhiên, từ năm 2002 đến nay, cụm LPG của nhà máy đã ngừng hoạt động do nguồn nguyên liệu có hàm lượng C3, C4 quá nhỏ.
    Ngoài ra, bên cạnh phân xưởng chính, còn có các phân xưởng phụ khác để phụ vụ cho quá trình sản xuất như:
    · Phân xưởng xử lí nước sinh hoạt, nước tuần hoàn trong thiết bị trao đổi nhiệt, nước thải của nhà máy.
    · Phân xưởng PCCC.
    · Phân xưởng máy nén, lò gia nhiệt, lò hơi.
    · Các bồn, bể chứa Condensate và các sản phẩm của nhà máy.
    1.1.4. Các sản phẩm của nhà máy:
    Các sản phẩm nhiên liệu dầu khí có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và sản xuất. Các sản phẩm mục tiêu của nhà máy là FO, DO, Kerosene, Naphtha thô.
    1.1.4.1. Xăng (Gasoline):
    Xăng là hỗn hợp phức tạp của các hydrocarbon nhẹ sôi trong khoảng nhiệt độ 30-250[SUP] [/SUP][SUP]0[/SUP]C. Xăng được sản xuất chủ yếu từ dầu mỏ, condensate, than đá, đá phiến nhiên liệu. Xăng chủ yếu được dùng làm nhiên liệu trong động cơ chế hoà khí có bộ đánh lửa và dùng làm dung môi công nghiệp.
    Hiện nay, sản phẩm xăng sản xuất được của nhà máy chỉ là xăng thô. Để chế tạo xăng thương phẩm còn phải pha thêm xăng có trị số octan cao hơn được nhập từ nước ngoài. Trị số octan của xăng thương phẩm có thể đạt được từ 83 và 92.
    1.1.4.2. Dầu hỏa dân dụng( Kerosene):
    Dầu hoả dân dụng bao gồm phân đoạn chưng cất có nhiệt độ sôi trong khoảng 150-280 [SUP]0[/SUP]C, chủ yếu được sử dụng để thắp sáng và đun nấu. Ngoài ra, dầu hoả còn được sử dụng làm dung môi, để đốt lò trong công nghiệp.
    1.1.4.3. Dầu Diezen( DO):
    Dầu DO là phân đoạn chưng cất có nhiệt độ sôi từ 200-400[SUP]0[/SUP]C tuỳ thuộc chủng loại. Dầu DO được sử dụng cho động cơ diesel có 3 loại chính:
    · Loại đặc biệt: có nhiệt độ sôi 200-300[SUP]0[/SUP]C, dùng cho động cơ diếel có vòng tua nhanh (hơn 800 vòng/phút) thường xuyên thay đổi tải trọng và vận tốc hoặc trong điều kiện nhiệt độ môi trường thấp.
    · Loại thông thường: có nhiệt độ sôi khoảng 350[SUP]0[/SUP]C, dùng cho động cơ diesel có vòng tua nhanh (hơn 800 vòng/ phút), tải trọng lớn, vận tốc ổn định.
    · Loại nặng: bao gồm phân đoạn chưng cất nặng hoặc pha trộn với phần cặn chưng cất. Dùng cho động cơ diesel có vòng tua trung bình và chậm (250-800 vòng/phút hoặc nhỏ hơn 250 vòng/phút), tải trọng và vận tốc ổn định, làm việc liên tục trong thời gian dài.
    Nhà máy hiện nay (năm 2002) vẫn tự túc được nguồn DO phục vụ cho các lò đốt gia nhiệt trong công nghệ, phần còn lại làm sản phẩm thương mại.
    1.1.4.4. Dầu nhiên liệu đốt lò( FO):
    Là nhiên liệu đốt lò,có nhiệt độ sôi đầu trong khoảng 270-350[SUP]0[/SUP]C.
    Sản phẩm FO trong NMLD Cát Lái dùng để đốt trong lò đốt công nghiệp có năng suất lớn.

















     

    Các file đính kèm:

Đang tải...