Luận Văn Nhà máy xe đạp Thống Nhất

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nhà máy xe đạp Thống Nhất






    I- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XE MÁY - XE ĐẠP THỐNG NHẤT
    Vào những năm 50 nền kinh tế nước ta còn rất lạc hậu, sản xuất trong nước hầu như không phát triển. Ở Hà Nội, do điều kiện sống còn thấp và nhu cầu thị trường chưa cao cho nên sản xuất xe đạp xe máy lúc bấy giờ chỉ là một vài cơ sở nhỏ bé, sản xuất cầm chừng.
    Ngày 30/6/1960 sau một thời gian dài hoạt động kém hiệu quả và nhận thức được rằng việc hợp tác làm ăn, mở rộng quy mô sản xuất sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, các hãng sản xuất xe đạp ở Hà Nội gồm có 3 tập đoàn: Bình Định, Sài Gòn, Đồng Tâm và hãng xe đạp Dân Sinh của người Hoa đã liên kết, hợp nhất thành Công ty hợp doanh xe đạp Thống Nhất. Năm 1962 Công ty chuyển thành nhà máy xe đạp Thống Nhất.
    Nhà máy xe đạp Thống Nhất trực thuộc Bộ công nghiệp nặng quản lý. Đến 1969, Bộ Công nghiệp nặng tách thì Nhà nước trực thuộc Bộ Cơ khí luyện kim. Trong giai đoạn này, ngoài việc chuyên sản xuất khung xe dạp và một số phụ tùng nhe vành sắt 650, ghi tông, pô tăng, nan hoa nhà máy còn nhận các bộ phận khác của xe đạp ở hợp tác xã lân cận để phục vụ cho việc lắp ráp hoàn chỉnh.
    Năm 1978, xí nghiệp xe đạp Thống Nhất tách khỏi bộ cơ khí luyện kim trực thuộc Sở công nghiệp Hà Nội, xí nghiệp xe đạp Thống Nhất cùng với các xí nghiệp xe đạp khác cùng trực thuộc tiến hành hạch toán nội bộ không có tư cách pháp nhân.
    Năm 1981, Liên hiệp các xí nghiệp xe đạp Hà Nội (LIXEHA) ra đời theo quyết định của UBND thành phố, xí nghiệp xe đạp Thống Nhất đóng vai trò là một thành viên quan trọng, hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Thời gian này xí nghiệp vẫn đi sâu vào sản xuất các loại sản phẩm truyền thống là khung xe đạp, vành, ghi đông, pô tăng, nồi, trục xe đạp.
    Thời kỳ bao cấp đã tìm hãm sự phát triển của xí nghiệp trong thời gian dài, xí nghiệp không chủ động được về vật tư, về thị trường về kế hạch sản xuất. Sản phẩm làm ra được tiêu thụ theo những địa chỉ mà Nhà nước định sẵn, Nhà nước bao tiêu, xe đạp của xí nghiệp sản xuất ra do vậy mà không được cải tiến mẫu mã, không nâng cao được chất lượng và thua kém sản phẩm xe đạp của các nước rất nhiều.
    Cơ chế quản lý đã mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp song cũng đăt lên vai những người quản lý chất lượng nặng nề hơn. Xí nghiệp phải tự tìm kiếm nguyên vật liệu , tự hạch toán và tìm thị trường tiêu thụ. Kế hoạch sản xuất được xây dựng dựa trên cơ sở nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng. Thời gian đầu xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn vì mô hình tổ chức cũ của nhà máy không còn thích nghi với tình hình mới. Tuy nhiên, sau một thời gian, sản phẩm của nhà máy đã có những biến đổi đáng kể về mẫu mã, chất lượng, chủng loại . dần dần lấy lại niềm tin từ khách hàng và nâng cao uy tín cho xí nghiệp
    Tháng 8/1989, UBND thành phố đã ra quyết định số 6000QĐ/UB tách xí nghiệp xe đạp Thống Nhất thành xí nghiệp xe đạp Thống Nhất 198B tây Sơn và xí nghiệp phụ tùng Đống Đa 1818 Tây Sơn với mục đích giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong khâu quản lý, tổ chức sản xuất.
    Để phù hợp với nhu cầu sản xuất mới ngày 21/10/1993. UBND thành phố Hà Nội ban hành quuyết định 5563 QĐUB cho phép xí nghiệp xe đạp Thống Nhất đổi tên thành Công ty xe máy - xe đạp Thống Nhất. Giấy phép kinh doanh số 109359 do trọng tài kinh tế Hà Nội cấp ngày 21/10/1993, trụ sở chính của Công ty là 198B Tây Sơn, với nhiệm vụ là sản xuất, kinh doanh các phụ tùng xe đạp - xe máy, lắp ráp hoàn chỉnh các loại xe máy, xe đạp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra Công ty còn được phép kinh doanh, xây dựng và cho thuê văn phòng đại diện, nhà ở, kiốt bán hàng.
     
Đang tải...