Tiểu Luận NH317 - Tình hình huy động và cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lào

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU​

    Việt Nam là một nước đi lên từ nền Nông nghiệp, trước đây do cách quản lý quan liêu bao cấp nên đã không phát huy được hết tiềm lực sẵn có như thiên nhiên, khí hậu đã ưu đãi, cho Nông nghiệp. Nhưng 10 năm trở lại đây Việt Nam đã bắt tay vào việc chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Trước yêu cầu đẩy (đất nước) tới một bước sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước để hoà đồng được với các nước trong khu vực phát triển toàn thế giới.

    Cho đến nay, nước ta từ một nước có nền Nông nghiệp lạc hậu luôn thiếu lương thực đã trở thành nước Xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới, cơ cấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp Nông thôn đã bước đầu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, cơ sở hạ tầng Nông thôn tăng đáng kể, từ đó đời sống Nông thôn được nâng lên.

    Tuy nhiên, nó vẫn chưa phải là cái đích của Đảng và chính phủ bởi tăng trưởng kinh tế còn thấp, sản xuất Nông nghiệp vẫn còn là sản xuất nhỏ, lạc hậu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực Nông thôn còn chậm, trình độ dân trí thấp do đó việc ứng dụng công nghệ khoa học vào sản xuất còn hạn chế, công nghiệp chế biến các ngành nghề đặc biệt là các ngành nghề truyển thống chưa được phát triển, số lao động trong Nông nghiệp còn dư thừa nhiều, đặc biệt là ở các vùng sâu, xa và hải đảo. Sở dĩ có sự hạn chế trên là do những nguyển nhân tác động chủ yếu là người dân không có vốn để đầu tư vào sản xuất.

    Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước tăng cường đầu tư Nông nghiệp và phát triển Nông thôn . Đầu tư cho xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn là vấn đề trên được Đảng và Nhà nước quan tâm. Từ đó Đảng và Nhà nước đã nhận rõ rằng không thể thiếu việc mở rộng tín dụng tăng dần vốn vay trung và dài hạn, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho cho nghề nghiệp Nông thôn. Bên cạnh đó khoa học kỹ thuật hiện đại để tiến tới phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hoá.

    Với đường lối đổi mới của Đại Hội Đảng lần thứ 6, Nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế nhằm giải phóng lực lưọng sản xuất ở Nông thôn, chuyển nền nông thôn nông nghiệp tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và để phát triển Nông nghiệp Nông thôn theo hưóng công nghiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện hiện nay thì vấn đề huy động vốn và cho vay vốn có hiệu quả cho khu vực Nông thôn có ý nghĩa quan trọng. Để đáp ứng được điều này thì một tổ chức tín dụng có thể cung cấp vốn cho người Nông thôn không thể thiếu đó là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn .

    Hợp đồng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn nói chung và LC nói riêng được gắn liền với thôn xã, bản làng, luôn gần gủi với người nông dân. Cơ cấu vốn đầu tư đã được nâng dần tỷ trọng, ngoài nguồn vốn ngắn hạn, vốn trung hạn và dài hạn đã và đang được quan tâm cho nhu cầu đầu tư và phát triển, 1991 (0,40%); 1992 (4,67%), 1993 (12,50%), 1994 (16,57% 1998 (24,27%) đồng thời mức tăng trưởng tín dụng năm 2000 so với năm 1999 là 17,55%. Từ khi có nguồn vốn người dân đã có cơ hộiđể phát triển các ngành nghề đặc biệt là các ngành nghề truyền thống, tạo được công ăn việc làm cho vô số những lao động thất nghiệp, quan trọng hơn từ nguồn vốn này người dân đã có trang thiết bị hiện đại, có thêm về khoa học kỹ thuật từ đó góp phần chuyển dịch Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp Nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá và CNH và dịch vụ. Có nguồn vốn vay được người nông thôn đã dám nghĩ dám làm những việc mà trước đây họ chỉ giám nghĩ tới như sản xuất hộ nông dân, các ngành nghề truyền thống, kinh tế trang trại, chăn nuôi trâu bò Nông nghiệp không phải tất cả đều là ưu điểm mà bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra xoay quanh việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi của dân. không phải tất cả những người dân đều thiểu vốn mà cũng có không ít những hộ có vốn vậy Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn phải đặt ra câu hỏi rằng phải làm thế nào để huy động được những đồng vốn nhàn rỗi này để đáp ứng được nhu cầu cho những người thiếu vốn để họ có được những thời cơ kịp thời. Đây là việc làm hết sức cần thiết cho phát triển kinh tế Nông thôn, từng bước chuyển dịch Cơ cấu kinh tế khu vực Nông thôn. Để làm sáng tỏ hơn chúng tỗi tiến hành nghiên cứu để tài “Tình hình huy động và cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...