Luận Văn NH282 - Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với làng nghề tại Ngân hàng Công thương Hà Tây

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU​


    Làng nghề là một nhân tố đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là nơi chứa đựng và gìn giữ những tinh hoa văn hoá của dân tộc. Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc phục hồi và phát triển các làng nghề. Sự phát triển của các làng nghề có ý nghĩa hết sức to lớn và được xem là giải pháp cơ bản để tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

    Tỉnh Hà Tây từ lâu đã được coi là “đất trăm nghề ” và ngày nay số làng nghề trong tỉnh vẫn không ngừng tăng lên, đưa tỉnh trở thành một trong những địa phương có nhiều làng nghề nhất trong cả nước. Toàn tỉnh có 972 làng có nghề, trong đó có 120 làng được công nhận đạt tiêu chuẩn. Nhiều làng nghề phát triển rất mạnh, xuất hiện nhu cầu vốn lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những làng nghề đang dần bị mai một, cần vốn để khôi phục lại. Do đó, có thể nói đây là một thị trường đầy tiềm năng để các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh có thể mở rộng hoạt động tín dụng.

    Qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại phòng tín dụng Ngân hàng Công thương Hà Tây, được tìm hiểu về thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với làng nghề và đặc điểm của các làng nghề trong tỉnh, em đã hoàn thành luận văn của mình với đề tài: “ Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với làng nghề tại Ngân hàng Công thương Hà Tây” và hy vọng luận văn sẽ góp phần tìm ra giải pháp để Ngân hàng mở rộng nghiệp vụ cho vay, đáp ứng nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh - hiện đang là vấn đề bức xúc với các làng nghề của tỉnh. Đồng thời em cũng mạnh dạn nêu lên một số kiến nghị nhằm tạo thuận lợi cho việc mở rộng tín dụng của Ngân hàng đối với các làng nghề để góp phần thúc đẩy sự phát triển của làng nghề ở Hà Tây nói riêng và trong cả nước nói chung.

    Luận văn được chia thành ba chương:

    Chương 1: Tín dụng Ngân hàng thương mại và quá trình phát triển làng nghề.

    Chương 2: Thực trạng tín dụng đối với làng nghề tại Ngân hàng Công thương Hà Tây.

    Chương 3: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với làng nghề tại Ngân hàng Công thương Hà Tây.


    Với trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để có được nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...