Luận Văn NH169 - Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương Ba Đình

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Một trong những vấn đề có vị thế quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp mà chúng ta đang theo đuổi đó là vấn đề về nguồn lực, vấn đề vốn - vấn đề thuộc cơ sở “ hạ tầng mềm” cho đầu tư phát triển. Đây là vấn đề mang tính cấp thiết, đầy biến động đòi hỏi phải xây dựng, phát triển và thường xuyên được xử lý, điều chỉnh nhằm đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế, giải quyết được những thiếu hụt trong chi tiêu của Chính phủ. Vậy thì giải pháp nào cho huy động vốn; chúng ta phải có những phương án, quyết sách cụ thể mang tính chiến lược trong dài hạn nhằm thõa mãn nhu cầu về vốn cũng như nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
    Chúng ta không chỉ đơn thuần xem nguồn lực, nguồn vốn là tiền mặt, mà phải xem xét nguồn vốn bao gồm cả dưới dạng vật chất và phi vật chất được biểu hiện bằng tiền. Hoạt động huy động vốn không chỉ đơn thuần là thu hút mọi nguồn lực mà còn đi đôi với việc chọn lọc và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Việc xây dựng một thị trường tài chính tầm cỡ cũng như tạo một hành lang pháp lý thông thoáng, an toàn chính là điều kiện cần để chúng ta có thể thu hút các nguồn nội ngoại lực phục vụ cho đầu tư phát triển. Vấn đề hình thành và phát triển thị trường tài chính trong đó nòng cốt là ngân hàng thương mại, tổ chức chiếm vị trí quan trọng trong các chính sách về huy động vốn của Đảng và Nhà nước ta trong thời kì kiện nay. Ngân hàng thương mại gánh trên vai trọng trách to lớn tiếp tục hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính, làm tốt chức năng là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế thông qua việc khơi thông các dòng vốn, di chuyển vốn từ nơi có hiệu quả đầu tư thấp sang nơi có hiệu quả đầu tư cao hơn; mặt khác ngân hàng thương mại với chức năng của mình cần phải có biện pháp thích hợp tập trung mọi nguồn vốn còn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế, nhất là các hình thức huy động trung và dài hạn để cho vay và đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, đổi mới công nghệ.
    Đánh giá chung về hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kì đổi mới, Bộ Chính trị đã có kết luận “ . Từ khi chuyển sang kinh doanh, các ngân hàng thương mại đã thực hiện huy động một khối lượng đáng kể vốn trong nước và nước ngoài, thúc đẩy đầu tư cho sản xuất của các thành phần kinh tế, coi trọng đầu tư tín dụng ưu đãi để phục vụ xóa đói giảm nghèo và thực hiện một số chính sách xã hội”. Với nhiệm vụ của mình, toàn hệ thống ngân hàng đang phấn đấu nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược huy động vốn trong nước và tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, đẩy mạnh cho vay, khắc phục tình trạng ứ đọng vốn trong hệ thống ngân hàng, đồng thời tập trung giảm tỷ lệ nợ quá hạn và kiểm soát chất lượng tín dụng.
    Nằm trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam, ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình đã và đang hoàn thiện, phát huy hơn nữa vai trò và thế mạnh của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với bề dày lịch sử của mình, ngân hàng công thương Ba Đình trong thời kì đổi mới đã có bước chuyển mình quan trọng từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần vào công cuộc cải cách nền kinh tế đất nước.
    Tính bức xúc trong hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung cũng như nhu cầu về vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang theo đuổi chính là động lực cho em chọn nghiên cứu về đề tài: “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương Ba Đình” cho chuyên đề thực tập của mình trong thời gian thực tập tại ngân hàng công thương Ba Đình.
    Chuyên đề chia làm 3 chương bao gồm:
    Chương I: Cơ sở lý luận về công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại.
    ChươngII: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương Ba Đình.
    Chương III: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương Ba Đình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...