Tài liệu Nguyễn Trãi cứu nước cứu dân

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nguyễn Trãi cứu nước cứu dân


    Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà quân sư lỗi lạc, một chiến lược gia có tài mà còn là một nhà văn hóa vĩ đại: Ở ông là một kho tàng lớn về thi ca, âm nhạc và hội ho.a. Rất nhiều cuốn sách, bài báo nói về ông, ca tụng ông mà vẫn không thể nói hết được về con người tài hoa ấy.

    Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi

    Nguyễn Trãi sinh ra ở Thăng Long vào năm Canh Thân 1380, hiệu Ức Trai, người gốc làng Nhị Khê, huyện Thường Phúc, tỉnh Hà Đông. Thân phụ ông là Nguyễn Ứng Long (sau khi ra làm quan với nhà Hồ đổi tên là Nguyễn Phi Khanh), thân mẫu là bà Trần Thị Thái con gái quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Năm lên sáu tuổi mồ côi mẹ, Nguyễn Trãi khi thì sống với cha ở Nhị Khê, khi thì về với ông ngoại ở Côn Sơn (tức núi Hanh, làng Chi Ngãi, tỉnh Hải Dương) để học hành.

    Năm Mậu Thìn 1388, cha ông cùng với một số sĩ phu trong đó có ông nội và bác ruột của ông là Nguyễn Công Luật và Nguyễn Bát Sách âm mưu lật đổ bè cánh gian thần của Hồ Quý Ly bị bại lô Mọi người đều bị giết duy có cha ông và ông nội trốn thoát vào Thanh Hóa. Sau một thời gian yên ổn mới dám trở về Nhị Khê. Mùa đông năm 1390, ông buồn rầu thê lương vì vừa qua tang mẹ, đến tang ông nội và ông bác, nay lại là tang ông ngoại, người mà ông rất mực kính yêu và đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc đời ông. Năm Canh Thìn 1400, sau khi bàn bạc cùng cha đặt nợ nước trên tình nhà, hai cha con ông đã đồng ý ra hợp tác với nhà Hồ. Năm ấy ông đỗ tiến sĩ. Năm sau ông được cử làm Chánh Chưởng Ngự Sử Đài, còn cha ông được cử làm Học Sĩ Hàn Lâm Viện kiêm chức Tư Nghiệp Quốc Tử Giám.

    Từ khi thoán đoạt ngôi vua Trần Thiếu Đế, Quý Ly đổi từ họ Lê sang họ gốc là Hồ Quý Ly, lấy quốc hiệu là Đại Ngu, khởi sự nhiều cuộc cải cách gấp rút, táo bạo trong nước gây bất bình, oán thán khắp nơi, nhất là giới hoàng tộc nhà Trần. Đây là cơ hội cho nhà Minh lợi dụng danh nghĩa phù Trần diệt Hồ để đem quân xâm lăng nước ta. Tuy nhà Hồ có phòng bị nhưng vì chưa kịp thu phục nhân tâm và củng cố chính quyền nên quân Minh đánh đâu thắng đó. Cuối cùng cha con Hồ Quý Ly và một số quan chức bị bắt dẫn đi đày trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trãi theo hầu cha đến cửa ải Nam Quan, được cha dặn dò về lo việc phục quốc và báo thù nhà. Khi giã biệt cha trở về, Nguyễn Trãi trải qua nhiều gian nan, nguy hiểm đi khắp nơi đằng đẳng 10 năm trời, ông chứng kiến bao cảnh hãi hùng, thê lương mà quân Minh áp đảo đầy đọa nhân dân, bao nhiêu đền đài miếu mạo bị phá hủy, bao nhiêu sách vở văn hóa bị đốt sạch:

    Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
    Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi .
    (Bình Ngô Đại Cáo)

    Trong nước nhiều nhóm khởi nghĩa như Giản Định Đế (Trần Ngỗi), Trần Quý Khoáng, Đinh Tôn Nhân, Lê Văn Linh . đã nổi lên ở từng địa phương đều bị quân Minh đàn áp dã man. Sau khi nghiên cứu tình hình địch và các nhóm kháng chiến, Nguyễn Trãi đã quyết định cùng với người em bên họ ngoại là Trần Nguyên Hãn (cháu nội Trần Nguyên Đán) vào Lam Sơn phò Lê Lơ.i. Ông dâng lên Lê Lợi tập Bình Ngô Sách và thuyết phục Lê Lợi dùng nhân nghĩa đối với tướng sĩ, dùng công tâm để lấy thành. Ông đề ra ba phương sách uyển chuyển giữa quân sự và chính trị: công tâm là thượng sách, vừa công thành vừa công tâm là trung sách, công thành là hạ sách (ba phương cách này phù hợp với ba đường lối trị nước là đế đạo, vương đạo và bá đạo). Đinh Liệt có ghi lại bài thơ ca tụng Bình Ngô Sách, được dịch ra quốc âm như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...