Tài liệu Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí hiên ngang bước lên máy chém tại Yên Bái ngày 17-6-1930

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí hiên ngang bước lên máy chém tại Yên Bái ngày 17-6-1930

    Sáng ngày 23 tháng 3, hai đội lính Khố xanh vơ trang dưới quyền chỉ huy của giám binh Cases, phụ tá có rất đông thám tử do thanh tra mật thám la Reiner phụ trách áp giải 83 chiến sĩ VNQDĐ từ ngục thất tỉnh Yên Bái ra trước Hội đồng Đề hình nhóm phiên xử công khai tại trại binh tỉnh Yên Bái, Poulet Osier ngồi ghế chánh án. Bởi phòng xử quá hẹp, nên chỉ có mấy chục người vừa Pháp vừa Việt, là những người có thần thế mới được vào xem xử mà thôi.

    Để chứng tỏ công bằng, một sự công bằng chỉ huy, chính quyền thực dân cử 4 luật sư: Mandrette, Bona, Mayet va Demistre ra biện hộ cho bị cáo.

    Bắt đầu buổi họp, hội đồng đề hình tuyên bố tha bổng cho các bị cáo: Vũ Hữu Hóa, Nguyễn Văn Trung, Đỗ Văn Ninh, Lê Văn Châu, còn lại 83 bị cáo chia ra như sau:

    1 phụ nữ (Nguyễn Thị Bắc)

    37 thường dân

    45 binh sĩ

    Người bị gọi ra thẩm vấn đầu tiên là Nguyễn Thái Học. Với thái độ chững chạc, bình tĩnh, Nguyễn Thái Học nhận hết trách nhiệm, và toan phân trần về lý do chính trị của cuộc khởi nghĩa, liền bị chủ tịch hội đồng chủ tịch chặn lại không cho nói. Nguyễn Thái Học nói to:

    Nếu vậy th́ cái ṭa này là nơi đem cường quyền mà đàn áp công lý, ta còn nói nữa mà làm chi! Và ta cũng không cần ai biện hộ cả!

    Đến Phó Đức Chính, Chính tỏ thái độ cương quyết, tự nhận là ủy viên tuyên truyền cổ động các tỉnh, thảo truyền đơn giải cho các binh sĩ khuyên họ làm cách mạng, thảo chương tŕnh kế hoạch tổng khởi nghĩa

    Nguyễn Thị Bắc phản đối kịch liệt, đòi thả cô ra ngay, và hô to: Các người về ngay nước Pháp mà kéo đổ tượng Jeanne d'Arc đi thôi

    Các chiến sĩ khác đều dũng cảm công nhận là có gia nhập VNQDĐ với mục đích là đánh đuổi người Pháp ra khỏi Việt Nam giành lại quyền độc lập cho Tổ quốc.

    Sau rốt đến lượt các luật sư biện hộ với một luận điệu xin Hội đồng xét xử cho công bằng. Chỉ nên làm tội những người chủ mưu xướng xuất mà thôi, và nên dung thứ cho những người a tòng.

    Đến hồi 10 giờ sáng hôm sau, Hội đồng Đề hình tuyên án:

    39 người bị án tử hình

    33 người bị án khổ sai chung thân

    9 người bị án 20 năm khổ sai

    5 người bị án tội đày trong số có cô Nguyễn Thị Bắc 5 năm tù ở.

    Để mong gỡ nhẹ phần nào cho các đồng chí, Nguyễn Thái Học đã kư chống bản án lên Hội đồng Bảo Hộ để cho các đồng chí noi theo duy Phó Đức Chính không kư chống án. Poulet Osier hỏi tại sao. Họ Phó đáp:

    Đại sự đã không thành! Chết là vinh! Còn chống án làm gì vô ích!

    2

    Sau khi Hội đồng đề hình xử xong, Nguyễn Thái Học cùng các đồng chí của ông, bị đưa về nhà giam tại ngục thất Hỏa Ḷ Hà Nội.

    Nhận thấy Hội đồng đề hình kết án tử hình tuy khá nhiều nhưng trước khi thi hành bản án, còn phải gửi qua Ba Lê (Paris) để Tổng Thống quyết định. Sự quyết định ấy là ân giảm, làm cho giới thực dân ở Pháp không bằng lòng. Các báo chí Pháp ở Đông Dương đều la lớn: Phải già tay như vậy mới được. Chém cổ chúng nó ngay đi, còn chờ đợi ǵ nữa! Có báo lại viết: Có lẽ là bên Ba Lê cứu tội chết cho mấy chục cái đầu ấy chăng!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...