Luận Văn Nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án trong tố tụng dân sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án trong tố tụng dân sự

    LỜI NÓI ĐẦU .1


    CHƯƠNG 1


    TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÒA ÁN VÀ CÁC NGUYÊN TẮC XÉT XỬ ĐỘC LẬP CỦA TÒA ÁN


    1.1. Sự hình thành và phát triển của Tòa án nhân dân 4


    1.1.1. Lịch sử hình thành 4


    1.1.2. Sự phát triển cùng với nguyên tắc hiến định về tính độc lập của Tòa án nhân dân qua các giai đoạn 5


    1.1.2.1. Giai đoạn 1945 đến 1959 5


    1.1.2.2. Giai đoạn 1959 đến 1980 6


    1.1.2.3. Giai đoạn 1980 đến 1992 6


    1.1.2.4. Giai đoạn 1992 đến nay 7


    1.2. Chức năng của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết vụ án 7


    1.2.1. Khái niệm và bản chất xét xử của Tòa án nhân dân .7


    1.2.2. Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân 8


    1.3. Các nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án 10


    1.3.1. Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và hội thẩm độc lập


    và chỉ tuân theo pháp luật .10


    1.3.2. Thẩm phán các Tòa án theo chế độ bổ nhiệm, miễn


    nhiệm, cách chức .14


    1.3.3. Quy định về tính độc lập của hệ thống tư pháp của một


    số nước trên thế giới .16


    1.3.3.1. Pháp luật của Cộng hòa Pháp 16


    1.3.3.2. Pháp luật của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ .17


    1.3.3.3. Một số quy định về nguyên tắc xét xử mang tính độc lập của Tòa án trong pháp luật của Liên hiệp vương quốc Anh 19


    1.3.3.4. Một số quy định về nguyên tắc xét xử mang tính độc lập của Tòa án trong pháp luật Việt Nam 23


    CHƯƠNG 2 TÍNH ĐỘC LẬP CỦA TÒA ÁN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ


    2.1. Tính độc lập giữa các thành viên trong Tòa án nhân dân khi giải quyết vụ án 30

    2.1.1. Tính độc lập giữa Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi giải quyết vụ án dân sự 30


    2.1.2. Tính độc lập giữa Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa với Chánh án tòa án 33


    2.1.3. Tính độc lập giữa Hội thẩm nhân dân với Chánh án Tòa án nơi Hội thẩm nhân dân được phân công giải quyết vụ án 37


    2.2. Tính độc lập của Tòa án vói các cơ quan cấp trên .40


    2.2.1. Tính độc lập của Tòa án nhân dân cấp dưới với Tòa án


    nhân dân cấp trên trực tiếp 40


    2.2.2. Độc lập với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát


    nhân dân tối cao


    2.3. Tính độc lập của Tòa án với các cơ quan cùng cấp khác và tổ chức chính trị 46


    2.3.1. Độc lập với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp .46


    2.3.2. Tính độc lập của Tòa án với Hội đồng nhân dân và úy


    ban nhân dân cùng cấp 49


    2.3.3. Tính độc lập của Tòa án với các tố chức chính trị xã


    hội 53


    CHƯƠNG 3THỰC TRẠNG, KHÓ KHẢN VÀ NHỮNG ƯU, KHUYẾT ĐIỀM CỦA HOẠT ĐỘNG ĐỘC LẬP CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ


    3.1. Một số thực trạng về cơ cấu tổ chức và hoạt động cùng đội ngũ


    Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân ở địa phương và Trung ương hiện nay 60


    3.2. Tình hình thực tế và tính tất yếu khách quan và tính đặc thù của


    cải cách hệ thống Tòa án nhất là đội ngũ thẩm phán ở Việt Nam 65


    3.3. Các nguyên nhân của thực trạng trên 68


    3.4. Một số giải pháp và kiến nghị .71


    3.4 1. Một số giải pháp cho thực trạng trên .72


    3.4 2. Một số kiến nghị của thực trạng trên .81


    KẾT LUẬN .83


    TÀI LIỆU THAM KHẢO .86

    LỜI MỞ ĐẦU


    Ngay từ buổi đầu được thành lập và trong suốt quá trình xây dựng, phát triển đất nước, Nhà nước ta đã mang những yếu tố là một nhà nước pháp quyền, một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc là mục tiêu được đặt lên hàng đầu. Nhà nước đã từng bước thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng phát huy tính làm chủ của nhân dân và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.


    Thêm vào đó, trong Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII) ở nội dung phần thứ hai về những nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới” đã nêu nhiệm vụ thứ 7 là: “Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”. Bên cạnh đó, Nghị quyết đại hội IX của Đảng đã khẳng định nhiệm vụ “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thêm vào đó đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng đã tiếp tục khẳng định: “Xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân” và đó chính là sự tiếp tục phát triển tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà một nhà nước pháp quyền trong điều kiện đổi mới của đất nước.


    Để cho đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước phát huy được sức mạnh to lớn, đạt được mục đích đã đề ra một cách toàn diện hơn trong việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thật sự là của nhân dân, do nhân dân và vì lợi ích của nhân dân mà phục vụ. Và để đạt được điều đó, để phù hợp tình hình của đất nước ngày càng phát triển đi lên cùng với xu thế toàn cầu hóa, thì nước ta phải tiến hành đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động cải cách bộ máy nhà nước trên tất cả các lĩnh vực mà trong đó đặc biệt là cải cách hệ thống Tòa án, từ cơ cấu tổ chức cho đến đội ngũ cán bộ ngành để phát huy tính độc lập của Tòa án góp phàn vào việc xét xử một cách công bằng của Tòa án là một nhiệm vụ quan trọng.


    Quán triệt về tư tưởng cũng như quan điểm của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung, hệ thống Tòa án nhân dân nói riêng mà đặc biệt là đối với nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án, nhà nước ta đã tiến hành sửa đổi bổ sung và ban hành nhiều văn bản pháp luật trên cơ sở thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng để nhằm nâng cao hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước, phục vụ tốt nhất cho nhân dân những người làm chủ đất nước.


    Đặc biệt là sự ra đời của Hiến pháp 1992 đã đánh một bước ngoặc quan trọng trong quá trình lập hiến của nước ta từ trước đến nay. Để cụ thể hóa Hiến pháp 1992, Quốc hội đã tiến hành ban hành luật tổ chức Tòa án nhân dân 1992 và đã được thay thế bằng Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002, Pháp lệnh thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 1993 được thay thế bằng Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 2002. Đây có thể khẳng định là những cơ sở pháp lý đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình nghiên cứu và lập pháp cũng như trong công cuộc cải cách tư pháp nói chung và Tòa án nhân dân nói riêng.


    Theo quy định tại tại Điều 130 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) cũng như Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì “Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Với chứng năng chính là xét xử, là nơi được nhà nước giao cho nhiệm vụ “cầm cân công lý”, là nơi được nhân dân tin tưởng để giải quyết những tranh chấp về tài sản, những ảnh hưởng về tính mạng, sức khỏe của mình của hệ thống Tòa án. Với chức năng chính này thì hoạt động xét xử được xem được nhìn nhận là trọng tâm của cải cách tư pháp mả quan trọng hơn là đẩy mạnh việc độc lập xét xử của Tòa án trong quá trình ra các phản quyết của mình (bản án hoặc quyết định). Do đó, để hoạt động xét xử có hiệu quả, có chất lượng, mang tính khách quan và tính công bằng cao và phù hợp với việc xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, thì trước hết và cần thiết nhất là làm sao “tăng khả năng độc lập của Tòa án khi xét xử”, mà hiện thân của Tòa án là Thẩm phán và Hội thẩm những người trực tiếp xét xử và đưa ra các phán quyết có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của nhân dân và nhà nước. Chính vì vậy , việc nghiên cứu những quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án trong tố tụng dân sự là việc hết sức cần thiết để tiến hành hoàn thiện hơn quá trình xét xử của Tòa án khi đưa ra các phán quyết của mình, cùng với quá trình cải cách bộ máy nhà nước nói chung cải cách hệ thống Tòa án nói riêng để đạt được hiệu quả và mục tiêu đã đề ra là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.


    Chính vì lý do đó mà Sinh viên thực hiện Luận văn đã chọn đề tài “nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án trong tố tụng dân sự” với niềm tín đánh giá được những ưu điểm cũng như những hạn chế của quy định này trên cơ sở dựa vào nhiều phương pháp phân tích luật viết như suy lý, đối chiếu, so sánh, thực tiễn, . Từ đó đưa ra một số ít đề suất để góp phần vào việc hoàn thiện nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng xét xử và quan trọng hơn là ừong quá trình đưa ra bản án và quyết định của Tòa án, tăng lòng tin của nhân dân vào Tòa án là nơi “cầm cân công lý” với những người “cầm cân nảy mực” một cách công bằng và độc lập. Cùng với mục đích nghiên cứu đề tài này, thì không gì khác hơn, Người viết cưng muốn cũng cố lại phần nào kiến thức đã học, báo cáo kết thúc khóa học.


    Trong khuôn khố của một Luận văn chỉ gồm ba chương :


    Chương 1: Tìm hiểu chung về Tòa án và các nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án;


    Chương 2: Tính độc lập của Tòa án trong giải quyết vụ án dân sự;


    Chương 3: Thực trạng, khó khăn và những ưu khuyết điểm của hoạt động độc lập của Tòa án trong tố tụng Dân sự


    Người viết không thể đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu cũng như tất cả những vấn đề thuộc về nguyên tắc hiến định này mà chủ yếu chỉ tập trung vào việc tìm hiểu các vấn đề lý luận, những quy định của pháp luật cũng như thực tiễn về nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án và hoạt động xét xử của các Thẩm phán và Hội thẩm với nguyên tắc độc lập đã được quy định so với thực tiễn hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, do trình độ hiểu biết còn hạn chế, là một sinh viên ngành luật năm cuối, còn ít tiếp xúc với thực tế, kiến thức còn hạn hẹp, trải nghiệm thực tế chưa nhiều, mặc dù đã đặc nhiều tâm quyết và cỏ nhiều cố gắng của bản thân nên chắc chắn có không ít những hạn chế, thiếu sót nhất định. Vì vậy, rất mong nhận được sự thông cảm, đỏng góp ý kiến của quý Thầy, Cô cũng như các bạn sinh viên để tài được hoàn thiện hơn.


    Cũng qua đây, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa luật trường Đại Học cần Thơ đã tận tình chỉ bảo và hơn thế là truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báo cho em trong suốt thời gian qua. Và đặc biệt hơn, em xin chân thành cảm ơn Thầy Trương Thanh Hùng đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho em để em hoàn thành Luận văn này để kết thúc khóa học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...