Tiểu Luận Nguyên tắc xây dựng bộ máy tổ chức quản lý giáo dục và đào tạo

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ


    Để xây dựng được một hệ thống chính trị, pháp luật, y tế, giáo d?c thì phải có những mục tiêu, định hướng thật rõ ràng vì nó có tính chất chỉ đạo xuyên suốt quá trình hình thành và hoạt động của hệ thống đó. Những định hướng rõ ràng, chính xác, phù hợp với điều kiện thực tế được xem như là kim chỉ nam, là bí quyết để giúp cho sự thành công của mọi hoạt động nói chung và hoạt động quản lý nói riêng. Do đó muốn việc xây dựng bộ máy tổ chức có hiệu quả thì ta phải nghiên cứu, xem xét tất cả các mối quan hệ, tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy một cách chi tiết và rõ ràng, để từ đó mới có những định hướng xây dựng đúng đắn phù hợp với yêu cầu chung củng như những yêu cầu riêng mà thực tế đòi hỏi.
    Do đó, để xây dựng bộ máy tổ chức quản lý giáo dục và đào tạo ta củng cần phải xem xét cụ thể chức năng, nhiệm vu, quyền han của đơn vị mình để từ đó mới có thể định hướng để xây dựng bộ máy tổ chức. Một yếu tố không thể thiếu giúp quá trình xây dựng bộ máy quản lý được thành công đó là hệ thống các nguyên tắc xây dựng bộ máy quản lý giáo dục và đào tạo. Hệ thống này mang tính chất chỉ đạo, định hướng mọi hoạt động để đạt mục tiêu vì nó đã được đúc kết qua kinh nghiệm, qua sự tìm tòi nghiên cứu và cũng như là được kiểm nghiệm trong thực tế.
    Trong tiểu luận này đã nêu ra những nguyên tắc, phân tích và đưa ra những ví dụ minh hoạ để làm rõ vấn đề hơn. Tuy nhiên, trong quá trình tìm tòi nghiên cứu không thể tránh những sai sót. Rất mong được sự góp ý chân thành từ phía Thầy cũng như là các bạn.



    I. Khái niệm


    Thế nào là nguyên tắc? Có nhiều cách định nghĩa.


    - Nguyên tắc là lời phát biểu cơ bản hướng dẫn hành động.


    - Đó là chân ký cơ bản có khả năng áp dụng vào một tập hợp các tình huống để dự đoán kết quả.
    Nguyên tắc chứa đựng chân lý trong một phạm vi nhất định. Nguyên tắc mang tính chỉ đạo cho hành động để đạt mục tiêu. Nguyên tắc phản ánh quy luật khách quan, hay những mối quan hệ có tính tất yếu trong những điều kiện nhất định. Nguyên tắc không phải do con người tuỳ tiện đề xuất mà trái lại được xây dựng từ nhận thức đúng đắn của quy luật khách quan. Nguyên tắc phản ánh quy luật khách quan.
    Do đó, các nguyên tắc xây dựng bộ máy quản lý được xác định từ những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Nghĩa là các nguyên tắc xây dựng bộ máy tổ chức quản lý cũng thể hiện các quy luật khách quan hay các tính chất cơ bản của một hệ thống tổ chức.
    II. Hệ thống các nguyên tắc xây dựng bộ máy tổ chức quản lý giáo dục và đào tạo
    1. Nguyên tắc tính đẳng cấu


    Tính đa dạng của cơ quan quản lý phải phù hợp với tính đa dạng của các mục tiêu, nhiệm vụ được phân cấp, phù hợp với tính đa dạng của của đối tượng quản lý. Cụ thể là:
    - Hoạt động của đối tượng quản lý bao gồm những mặt nào, những nhiệm vụ nào phải được phản ánh vào cấu trúc của cơ quan quản lý.



    - Nếu cơ cấu kinh tế xã hội, địa lý của địa phương có tính đa


    dạng đặc biệt thì cơ câu tổ chức quản lý phải phản ánh đặc điểm tương ứng.
    Nếu thực hiện tốt nguyên tắc này thì khi nhìn vào cấu trúc cuả cơ quan quản lý thì ta có thể biết được hoạt động cuả cơ quan quản lý đó gồm những mục tiêu nào, lĩnh vực nào, nhiệm vụ nào Đối với những tổ chức có qui mô lớn việc áp dụng nguyên tắc này rất hiệu quả vì mỗi lĩnh vực có đầu mối quản lý riêng nên công việc quản lý trở nên rõ ràng và rành mạch. Tuy nhiên, khi áp dụng quản lý theo nguyên tắc này nếu một tổ chức có nhiều bộ phận khác nhau nhưng qui mô nhỏ thì bộ máy quản lý sẽ trở nên cồng kềnh, có thể là kém hiệu quả.
    Ví dụ về việc áp dụng nguyên tắc: Một trường Đại học có đào tạo các lĩnh vực như: Trung cấp, Cao Đẳng, Đại học chính qui, Đại học tại chức thì mỗi lĩnh vực đó phải có người phụ trách chuyên biệt để dễ dàng hơn trong khâu quản lý.
    2. Nguyên tắc số lượng tối ưu


    Cần phải tính toán để định rõ số người, số khâu, số cấp trong cơ cấu tổ chức nhằm đảm bảo hợp lý hóa số đầu mối, giảm các khâu trung gian, tiết kiệm biên chế làm cho bộ máy gọn nhẹ mà hiệu lực cao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...